*Thông tin tập hợp từ website Trung ương Đoàn.
Bài hát Đoàn ca, với tên gốc là "Thanh niên làm theo lời Bác", là sáng tác của nhạc sỹ Hoàng Hòa. Nhạc sĩ Hoàng Hòa từng là Bí thư Tỉnh đoàn Hưng Yên rồi ở Trung ương Đoàn là Ủy viên Ban chấp hành khóa 2, khóa 3, giữ cương vị Thường vụ Trung ương Đoàn suốt từ năm 1967 đến 1981. Trước khi về hưu năm 1990 ông là Trưởng ban Trường học của Trung ương Đoàn, đồng thời là Thư ký Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam.
Năm 1953, vào một sáng tháng 3 trong lần đi công tác tại khu du kích Đông Hồ (Hưng Yên) tình cờ ông được đọc báo Cứu quốc có in bài tường thuật lần Bác Hồ tới thăm một tổ thanh niên xung phong tại Việt Bắc ngày 20/3/1951 tại bản Nà Tu (nay là xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn). Bác Hồ có đọc mấy câu thơ tặng các chàng trai, cô gái đang ngày đêm mở đường, bảo vệ cầu cho tiền tuyến trên Quốc lộ số 3: "Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, Đào núi và lấp biển, Quyết chí ắt làm nên!"
Từ đó ông ấp ủ ý định rồi hoàn thành vào cuối năm 1952, đầu năm 1953 bài hát với tên gọi đầu tiên là “Thanh Niên xung phong làm theo lời Bác”. Tháng 7/1954, tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này được phổ biến cho các đại biểu. Nhiều người đã góp ý và thống nhất đổi chữ “kết đoàn lại” thành “kết liên lại” cho phù hợp với nốt nhạc và để dễ hát, đồng thời sửa luôn tên bài là “Thanh niên làm theo lời Bác” cho gọn và ai cũng hát được." alt=""/>Lời bài hát Đoàn ca dành cho các bạn trẻ 'ghiền' Internet nhân ngày 26/3Theo Cổng thông tin điện tử TP.HCM, tại cuộc họp mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã giao Sở Nội vụ có văn bản hướng dẫn cho các Sở, ngành, quận, huyện về phân loại đánh giá thi đua công tác cải cách hành chính năm 2017. Đồng thời có dự thảo tờ trình của UBND Thành phố báo cáo Thường trực HĐND Thành phố tại kỳ họp tới đối với những thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến được giảm, miễn lệ phí thuộc thẩm quyền của thành phố, để khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia, đảm bảo sự minh bạch công khai, tạo sự đồng thuận, sự ủng hộ cam kết trách nhiệm giữa chính quyền và các doanh nghiệp, đồng thời hạn chế tối đa sự giao tiếp giữa cán bộ với doanh nghiệp và người dân.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu, trong tháng 4/2017, Sở TT&TT phải cung cấp chữ ký số cho Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện. Sau khi có chữ ký số, bắt buộc các Sở, ngành, quận, huyện liên thông nội bộ không sử dụng bản giấy (chấm dứt sử dụng bản giấy khi có chữ ký số).
Sở TT&TT trình Kế hoạch tổ chức Hội chợ công nghệ thông tin kết nối doanh nghiệp công nghệ thông tin và chính quyền trong việc xây dựng chính quyền điện tử, trong đó các quận, huyện, phường, xã sẽ tham khảo và ký hợp đồng với các doanh nghiệp công nghệ thông tin theo phương thức thuê, mướn để đầu tư trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc triển khai dịch vụ công trực tuyến tại đơn vị.
Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng quy chế quản lý dịch vụ công trực tuyến.
Trong tháng 4/2017, Sở Quy hoạch - Kiến trúc phải báo cáo UBND Thành phố về phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 trên địa bàn thành phố, đồng thời công bố, công khai chỉ tiêu quy hoạch, mật độ dân cư trên từng địa bàn quận - huyện để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp một cách dễ dàng và tiện ích nhất.
Chủ tịch UBND các quận,huyện, phường, xã phối hợp các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về xây dựng chính quyền điện tử. UBND quân, huyện, phường, xã phối hợp với Sở TT&TT nghiên cứu xây dựng 322 Tổ tư vấn ở 322 phường, xã để giúp cho bà con hiểu và thực hành về dịch vụ công trực tuyến tại nơi cư trú; phối hợp với lực lượng tình nguyện của Thành đoàn, nhất là người đoàn viên hiểu biết về công nghệ thông tin để hướng dẫn, giúp cho bà con đăng ký dịch vụ công trực tuyến, để tạo thói quen cũng như thấy được sự tiện ích, qua đó làm tăng tỷ lệ người tham gia trực tuyến.
" alt=""/>TP.HCM: Chấm dứt sử dụng văn bản giấy sau khi có chữ ký sốÔng Trương Thanh Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Asian Tech chia sẻ: "Công ty đang đặt văn phòng tại tòa nhà VNPT (KCN An Đồn, Sơn Trà, Đà Nẵng) nhưng diện tích còn khá nhỏ. Chúng tôi muốn mở rộng mặt bằng để ổn định sản xuất và phát triển nguồn nhân lực với trên 500 nhân viên nhưng chưa thể tìm được mặt bằng phù hợp".
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trương Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Công ty Global Cybersoft, chi nhánh Đà Nẵng thuộc tập đoàn Hitachi cũng đang thuê văn phòng tại tòa nhà VNPT (đường 2/9, Hải Châu, Đà Nẵng) nhưng không thể mở rộng sản xuất và tăng số lượng nhân công vì mặt bằng không đủ để đáp ứng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao vì người giỏi kỹ thuật lại thiếu trình độ ngoại ngữ mà người giỏi về ngoại ngữ thì lại thiếu năng lực làm kỹ thuật. Do đó, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian cũng như kinh phí để đào tạo nhân sự phù hợp.
Ông Nguyễn Anh Kha, Giám đốc Khách hàng Doanh Nghiệp Viettel Đà Nẵng cho biết: Nếu thị trường Việt Nam xác định là chuyên về gia công thì chúng ta sẽ luôn thiếu nhân lực vì khi đó toàn cầu sẽ nhìn vào Việt Nam như một phân xưởng để tiếp tục đưa sản phẩm vào gia công. Bởi vậy, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam cũng như Đà Nẵng trong quá trình chuyển dịch phải hoạch định rõ ràng khi nào chúng ta chấm dứt được việc chỉ làm gia công, phải hướng đến thuê lại nước ngoài. Viettel đa phần tự lực trên những gì mình hiện có với chủ trương xây dựng nền tảng chứ không xây dựng ứng dụng. Do đó, các doanh nghiệp khác có thể cùng hợp tác với Viettel để tạo ra ứng dụng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp khác bày tỏ mong muốn được hợp tác với Đà Nẵng trong việc xây dựng thành phố thông minh, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công ích và hỗ trợ các doanh nghiệp start-up. Để tìm kiếm đối tác liên kết kinh doanh, nhiều doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ cũng bày tỏ nguyện vọng được gặp gỡ các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đến tìm hiểu đầu tư vào Đà Nẵng. Đồng thời, các doanh nghiệp mong muốn thành phố sẽ tạo điều kiện hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục, giấy phép lao động, visa, thị thực cho khách hàng, chuyên gia nước ngoài đến làm việc.
" alt=""/>Đà Nẵng làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin?