Một vấn đề mới phát sinh khiến Sở Y tế hết sức lo ngại, ngoài thực trạng nhân viên y tế công lập nghỉ việc, thì nay, cán bộ quản lý cũng nghỉ việc.
Trong khi đó, vấn đề nhân sự quản lý của một số bệnh viện vẫn gặp khó khăn. Cụ thể là Bệnh viện Mắt TP.HCM đến nay vẫn chưa có giám đốc, chỉ có 3 phó giám đốc. Để giải quyết, Sở Y tế dự kiến thí điểm thi tuyển chức danh quản lý của ngành, trước hết là chức danh Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, nhằm ổn định sớm nhân viên y tế.
Trước đó, ngày 9/2/2021, ông Nguyễn Minh Khải, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM, bị bắt tạm giam trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại bệnh viện.
Sở Y tế cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố có 891 nhân viên y tế nghỉ việc nhưng cũng tuyển mới nhiều. Cụ thể, cuối năm 2021, số người làm việc trong các cơ sở y tế công lập của TP là 42.914 người. Thời điểm hiện tại là 42.608 người.
“Chênh lệch 306 người vì có số tuyển mới đồng thời với số nghỉ việc. 306 người tưởng như ít nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các đơn vị khám chữa bệnh. Bởi lẽ, những người nghỉ việc là nhân viên y tế có thâm niên, kinh nghiệm, còn người mới là bác sĩ vừa tốt nghiệp”, ông Thượng nói.
Trong khi đó, nguy cơ dịch sốt xuất huyết chồng lên dịch Covid-19 đã thành sự thật. Mục tiêu của ngành y tế sẽ không để tình trạng này thành áp lực lớn. Bên cạnh đó, các giải pháp cho nguy cơ thiếu thuốc vẫn tiếp tục được triển khai.
Trong buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế kiến nghị 6 nội dung:
- Thí điếm thi tuyển chức danh quản lý của ngành y tế.
- Có cơ chế chính sách mở rộng mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng.
- Tiếp tục thực hiện nghị quyết về các chính sách đặc thù về củng cố năng lực trạm y tế.
- Không giảm số biên chế của ngành, đánh giá lại khả năng tự chủ của các đơn vị để cấp kinh phí hoạt đông. Biên chế y tế hiện nay vẫn còn vì khó tuyển người.
- Có giải pháp hỗ trợ cho đơn vị tự chủ khi nhiều giám đốc bệnh viện trăn trở.
- Kiến nghị lãnh đạo Thành phố tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền, củng cố quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, và nhất là vai trò điều phối, tham mưu của Văn phòng UBND TP đối với hoạt động chăm lo sức khoẻ nhân dân.
Giới nghiên cứu phát hiện ra rằng, có 10 yếu tố gây nguy cơ đột quỵ cao kiểm soát tới 90% các trường hợp đột quỵ trên toàn thế giới. Trong số đó, huyết áp cao (tăng huyết áp) đóng vai trò lớn nhất, nhưng lại hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này.
"Nghiên cứu khẳng định rằng, kiểm soát huyết áp sẽ là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc giảm thiểu gánh nặng bệnh nhân đột quỵ trên toàn cầu", Tiến sĩ Martin O'Donnell, người phụ trách nghiên cứu, cho biết. Ông là một giáo sư lâm sàng thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe dân số Đại học McMaster ở Hamilton, Canada.
Phòng ngừa đột quỵ là một ưu tiên trong chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng và chiến lược giảm thiểu rủi ro cho người dân phải được dựa trên các biện pháp phòng ngừa nguyên nhân gây bệnh, các nhà nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu được công bố ngày 15/7 trên Tạp chí Y khoa Lancet nổi tiếng thế giới. "Đây là nghiên cứu phù hợp về quy mô và phạm vi để tìm hiểu các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ tại mọi khu vực lớn của thế giới", TS O'Donnell nói.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ đột quỵ do các yếu tố cụ thể gây ra, xác định mức độ tác động của từng yếu tố. Và kết quả cho thấy, loại bỏ huyết áp cao sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ tới 48%.
Những yếu tố khác gồm:
- Ít hoạt động thể chất: 36%
- Chế độ ăn uống nghèo nàn: 23%
- Béo phì: 19%
- Hút thuốc: 12%
- Bệnh về tim: 9%
- Tiểu đường: 4%
- Uống rượu: 6%
- Căng thẳng: 6%
- Mỡ trong máu: 27%
Nếu kết hợp giảm cả 10 yếu tố có nguy cơ kể trên sẽ giảm được tới 90,7% khả năng bị đột quỵ ở tất cả các vùng, nhóm tuổi và giới tính.
Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu lưu ý, tác động của từng yếu tố có nguy cơ là khác nhau ở từng khu vực. Ví dụ, huyết áp cao là nguyên nhân gây ra khoảng 39% trường hợp đột quỵ ở Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu, nhưng chiếm tới gần 60% trong khu vực Đông Nam Á.
Thái An(Theo webmd)
" alt=""/>Chống đột quỵ không hề khó