Đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngoài Đắk Lắk, 4 tỉnh còn lại triển khai gồm Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định và Cà Mau, thực hiện tại 1.403 cơ sở y tế cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. 755.000 tài khoản cho người dân đã được tạo, khoảng 28.000 yêu cầu hẹn khám đã đặt thông qua hệ thống này tính tới tháng 6.
Tại Việt Nam, từ năm 2020, Bộ Y tế đã có chính sách thúc đẩy triển khai khám chữa bệnh từ xa (Telehealth) trong toàn quốc. Đến nay, hơn 2.000 điểm cầu Telehealth được kết nối từ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên. "Bác sĩ cho mọi nhà" là ứng dụng tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ trạm y tế xã, người dân có thể tiếp cận được các bác sĩ giỏi ở tuyến trên.
Trao đổi với VietNamNet, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho hay ứng dụng này thể hiện rõ vai trò của chuyển đổi số đối với việc thúc đẩy bình đẳng trong việc tiếp cận chăm sóc sức khỏe, tạo sự kết nối giữa bác sĩ và người dân chặt chẽ hơn. Mọi diễn biến bệnh tật, đơn thuốc, bác sĩ điều trị… của bệnh nhân đều được cập nhật và lưu trữ điện tử, nếu có lịch hẹn tái khám thì phần mềm tự động nhắc nhở. Từ đó, việc chăm sóc sức khỏe không bị gián đoạn.
"Ứng dụng công nghệ vào khám chữa bệnh từ xa cho tuyến y tế cơ sở mở ra cơ hội lớn cho thầy thuốc y tế tuyến xã, huyện trong việc kết nối, nâng cao đào tạo chia sẻ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, thu hẹp khoảng cách giữa bác sĩ tuyến trên và tuyến dưới”, ông Khoa chia sẻ.
Trong bối cảnh người dân kém "mặn mà" với y tế tuyến xã, đại diện Bộ Y tế cũng kỳ vọng đây là một trong những giải pháp nâng cao niềm tin và thu hút người dân đến khám chữa bệnh tại y tế cơ sở, góp phần phân luồng người bệnh tại các tuyến để hạn chế tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên.
Kiến nghị hoàn thiện văn bản pháp quy liên quan đến tư vấn, khám chữa bệnh từ xa
Tại hội thảo, một trong những khó khăn được chia sẻ trong triển khai ứng dụng khám chữa bệnh từ xa tại các tỉnh trên đây là cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ. Đơn cử, quy định về thanh toán BHYT cho các dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa còn thiếu nên không có cơ sở pháp lý để chi trả tiền khám cho trạm y tế và tiền công hội chẩn, trực chuyên môn của bác sĩ bệnh viện tuyến trên.
Ngoài ra, quy trình khám, chữa bệnh từ xa khác so với khám trực tiếp, nhân viên y tế phải thao tác trên các thiết bị và phần mềm CNTT nhưng hiện nay vẫn chưa có các chuẩn năng lực chuyên môn và tiêu chuẩn CNTT đối với người hành nghề khám, chữa bệnh từ xa.
Bên cạnh đó, danh mục kỹ thuật được thực hiện tư vấn khám, chữa bệnh từ xa mặc dù đã được các sở y tế xây dựng nhưng chưa có cơ sở pháp lý vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn của Bộ Y tế làm căn cứ.
Do đó, kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến tư vấn, khám chữa bệnh từ xa đã được nhiều đơn vị đưa ra.
Liên quan vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết hiện nay Bộ đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định trong năm 2023. Theo đó, nội dung khám, chữa bệnh từ xa (trong Điều 80) sẽ được quy định cụ thể, chi tiết hơn, tạo điều kiện cho các cơ sở y tế, người hành nghề và đặc biệt là người bệnh được hưởng lợi từ hoạt động này.
Nhấn mạnh UNDP đặt ưu tiên cao trong việc hỗ trợ lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia của Việt Nam, bao gồm cả chuyển đổi kỹ thuật số về y tế, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, cho biết UNDP đang làm việc với Bộ Y tế, các tỉnh và các đối tác khác tại Việt Nam để huy động thêm các nguồn lực nhằm hỗ trợ mở rộng dự án ra nhiều tỉnh hơn và tiếp tục xây dựng khung pháp lý và chính sách cho chương trình khám, chữa bệnh từ xa.
Trong vở nhạc kịch kỷ niệm 27 năm thành lập FPT, giai đoạn đầu đầy gian khó của FIS đã được tái hiện với hình dung về “những người khốn khổ” cùng giấc mơ lớn: Hưng thịnh quốc gia bằng công nghệ, về xuất khẩu phần mềm ở các thuở “buôn thúng bán mẹt”.
Hồi mới thành lập - hơn 30 năm trước - FPT tuy được gọi là tập đoàn công nghệ, nhưng xã hội vẫn nhìn nhận là công ty “buôn thúng bán mẹt”, thậm chí là “con buôn”. Thời ấy, người FPT làm đủ việc, từ chế biến thực phẩm, trồng cây dinh dưỡng, xuất khẩu dệt may… và tiếp đó là buôn bán máy tính, điện thoại. Trong tập đoàn, FPT IS được giao nắm giữ chính những hoạt động này và từng được xem là “quả đấm thép” đem đến nhiều doanh thu, lợi nhuận và dự án nhất. Thậm chí, khi nhà phân phối của Nokia tại Việt Nam là Đông Nam “ngã ngựa” do bán hàng giả, trốn thuế, người ta không khỏi liên tưởng đến chuyện FPT thảo “di chúc”" tiễn đưa Đông Nam để thay thế thị trường.
Mới đây, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã kể lại trong phiên Đại hội VINASA nhiệm kỳ V rằng, khát vọng thoát nghèo, đưa CNTT Việt Nam vươn lên đã được bắt đầu từ trăn trở: “Chúng ta không thể đi bán máy tính mãi như thế này được. Ấn Độ, Trung Quốc đang phát triển công nghệ phần mềm ầm ầm, doanh thu hàng chục tỷ USD… Việt Nam ta dân trẻ, thông minh, giỏi toán… không lẽ chịu thua, không lẽ chịu bó tay nghèo mãi sao?”.
Bằng khát vọng và sự dấn thân của các thế hệ doanh nghiệp Việt, ước mơ ghi dấu CNTT Việt Nam trên bản đồ thế giới đã thành hiện thực. Sau hơn 20 năm, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những địa điểm mới nổi cung cấp dịch vụ CNTT khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là quốc gia hấp dẫn nhất về cung cấp dịch vụ ủy thác CNTT.
Không thể phủ nhận gia công phần mềm, làm thuê cho nước ngoài đã giúp các doanh nghiệp công nghệ tích lũy tài chính, kinh nghiệm, xây dựng thương hiệu và để thế giới biết đến CNTT Việt Nam.
Song trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, đã đến lúc doanh nghiệp công nghệ tập trung vào phát triển sản phẩm, làm những công việc mang lại giá trị gia tăng cao hơn.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số lần thứ nhất năm 2019, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: “Make in Vietnam là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Việt Nam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài năng suất lao động và thoát bẫy thu nhập trung bình”.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 25 thành lập doanh nghiệp FIS hồi tháng 11/2019, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt kỳ vọng lớn với doanh nghiệp có hàng chục ngàn người và doanh thu hàng chục ngàn tỷ đồng này. Doanh nghiệp nên đi tiên phong tạo ra sự thay đổi mang tính cách mạng mà con người đang trải qua, tiên phong trong việc nâng cao ý thức của xã hội, nên giải quyết những thách thức lớn nhất của xã hội. Doanh nghiệp càng lớn, tác động càng mạnh và vì vậy, trách nhiệm với đất nước càng phải cao. Một doanh nghiệp lớn thì phải nhận lấy về mình sứ mạng quốc gia, thay đổi đất nước mình.
Sứ mệnh mới mở ra "Ngày mới"
FIS đã xác định chiến lược cho chặng đường từ năm thứ 26 là chuyển đổi từ công ty tích hợp hệ thống sang công ty phần mềm và dịch vụ phần mềm, xây dựng các ứng dụng và nền tảng “Made by FPT” phục vụ cho các doanh nghiệp và người dân Việt Nam, chuyển đổi mô hình kinh doanh từ doanh thu theo dự án sang mô hình có doanh thu thường xuyên. Như vậy, FIS bắt đầu hành trình tái sinh và với sứ mạng mới.
Bản thân đội ngũ lãnh đạo FIS cũng nhận thấy rằng, giai đoạn trước, việc quá phụ thuộc vào các dự án lớn của chính phủ, doanh thu chính từ các dự án tích hợp hệ thống dẫn đến năng suất của doanh nghiệp khá thấp, tốc độ tăng trưởng không phải là cao, có nhiều năm đi ngang.
Khẳng định mốc kỷ niệm 25 năm thành lập công ty là một cột mốc có ý nghĩa “tái sinh” với FIS, là thời điểm FIS nhận lấy trách nhiệm thúc đẩy chuyển đổi số ở Việt Nam, Chủ tịch FIS Dương Dũng Triều cho biết, mục tiêu FIS hướng tới trong “Ngày mới” là làm sao để “Toàn bộ người Việt Nam trải nghiệm ít nhất một phần mềm của FIS”.
Hơn 1 năm vừa qua với đội ngũ FIS là hành trình của kiến tạo và đổi thay. Chiến lược chuyển đổi chuyển đổi công ty sang tập trung phát triển các nền tảng số phục vụ cho doanh nghiệp, người dân Việt Nam đòi hỏi đội ngũ FIS phải tự thay đổi nhiều về cách nghĩ, cách làm, tìm ra động lực tăng trưởng mới, lối đi mới.
Trong nội bộ, các giải pháp CNTT đã được ứng dụng ở tất cả các khâu, các quy trình xương sống của FIS, từ quản trị nội bộ đến sản xuất, kinh doanh.
Giải pháp công nghệ “Made by FPT” đã bước đầu thu được thành quả đáng khích lệ. Năm 2020, thêm 19 sản phẩm “Made by FPT” được đưa vào thương mại hóa, doanh thu mảng này tăng trưởng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
FIS đã tích cực hưởng ứng chủ trương phát triển các nền tảng số Make in Vietnam để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Với khối chính phủ, giải pháp của FIS đã phủ tới tất cả các cấp chính quyền, từ tỉnh, thành phố đến phường, xã. Danh sách sản phẩm không ngừng được đầu tư nghiên cứu để đa dạng hóa. Không chỉ cung cấp sản phẩm truyền thống như Cổng thông tin điện tử, Một cửa điện tử và quản lý văn bản, đơn vị này còn sở hữu nhiều sản phẩm chuyên ngành, hỗ trợ công tác hành chính công trong nhiều lĩnh vực chuyên môn như xây dựng, kinh doanh, quản lý dự án…
Thành phố thông minh cũng là một lĩnh vực FIS đang đẩy mạnh với việc liên tục giới thiệu các sản phẩm giao thông thông minh, y tế thông minh, app công dân số, các ứng dụng cho các đô thị thông minh dựa trên các ứng dụng công nghệ cao.
Đơn cử như, giải pháp FPT.eHospital 2.0+ hiện được ứng dụng tại trên 300 bệnh viện, cơ sở y tế ngoài việc nâng cao công suất, hiệu suất bệnh viện, tối ưu hóa quy trình khám chữa bệnh… còn giúp giảm thời gian trung bình mỗi bệnh nhân thực hiện thủ tục đăng ký xuống còn từ 15 giây đến 1 phút, thanh toán viện phí trong 3 – 5 phút.
Vị Chủ tịch FIS hài lòng hơn cả với tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động của người FIS đã đạt 17,8%. Điều đó cho thấy, hơn 1 năm nhiều khó khăn, FPT IS vẫn vững vàng đương đầu, tạo ra ngày càng nhiều giá trị.
Ngọc Minh
Khu tổ hợp văn phòng FPT Tower được đánh giá là một trong những không gian làm việc đẹp nhất hiện nay. Đây sẽ là ngôi nhà của khoảng 9.000 kỹ sư CNTT khi đi vào hoạt động.
" alt=""/>Tái sinh từ “buôn thúng bán mẹt”