iPhone 3GS là chiếc iPhone đầu tiên có chữ "S" trong tên gọi.
Apple cũng áp dụng cách đặt tên này trên một số dòng iPhone ra mắt sau đó. Tuy nhiên, kể từ chiếc iPhone XS được giới thiệu vào năm 2018 đến nay, người dùng không còn thấy bất cứ chiếc iPhone "S" nào nữa.
Theo PhoneArena, việc thêm chữ "S" vào sau tên gọi của sản phẩm không phải là một chiến lược tốt để xây dựng thương hiệu. iPhone "S" luôn bị người dùng nhận định là những bản nâng cấp nhỏ, kém hấp dẫn.
Có vẻ như Apple cũng nhận thấy điều này và đã quyết định thay đổi chiến lược. Sau chiếc iPhone XS, công ty không còn giới thiệu bất cứ chiếc điện thoại nào có chữ "S" phía sau tên gọi. Thay vào đó, hãng phân chia các sản phẩm của mình thành hai loại: thông thường và chuyên nghiệp (Pro).
Thay đổi này bắt đầu từ thế hệ iPhone 2019, bao gồm bộ 3 iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max. Với một mức giá phù hợp, doanh số của iPhone 11 thậm chí còn cao hơn 50% so với hai phiên bản Pro. Trên thực tế, iPhone 11 giống như bản rút gọn của chiếc 11 Pro, nhưng vẫn được trang bị hàng loạt tính năng cần thiết để đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
Chiến lược này tiếp tục được duy trì trên thế hệ iPhone 12. Không có bất cứ chiếc iPhone "S" nào giới thiệu, thay vào đó, hãng đã bổ sung thêm phiên bản 12 Mini. Dù iPhone 12 Mini là một thất bại về mặt doanh số, nhưng 3 phiên bản còn lại đều có sức mua vượt trội.
Kể từ chiếc iPhone XS ra mắt năm 2018, Apple đã không còn dùng chữ "S" để đặt tên cho iPhone.
Thế hệ iPhone 13 vừa ra mắt chỉ được xem là một bản nâng cấp nhỏ của iPhone 12. Thậm chí, nhiều người còn gọi chúng là "iPhone 12S". Tuy nhiên, Apple đã không sử dụng tên gọi này. Việc đặt tên sản phẩm là "iPhone 13" sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho người dùng, giúp chúng bớt nhàm chán hơn, ít nhất là ở cái tên.
Các nguồn tin rò rỉ gần đây chỉ ra rằng những chiếc iPhone ra mắt năm 2022 cũng sẽ không có bất kỳ chữ "S" nào trong tên gọi. Cụ thể, iPhone 2022 được cho là sẽ có 4 phiên bản, bao gồm iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Theo PhoneArena, khả năng mà Apple sử dụng trở lại cách đặt tên iPhone "S" là rất thấp. Thậm chí, một số nguồn tin còn cho rằng đến những thiết bị của hãng sau này sẽ chỉ có tên ngắn gọi như iPhone, iPhone Fold, iPhone Pro và iPhone Pro Max.
Theo Dantri/PhoneArena
Nhà phân tích công nghệ Rob Enderle cho rằng Apple đã đánh mất khả năng cho ra đời những sản phẩm có thể tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường mà trở thành một tập đoàn tập trung vào lợi nhuận.
" alt=""/>Apple không còn đặt tên iPhone 'S' trong tương laiẢnh minh họa: Dhakatribune
Tái nhiễm Omicron có thể xảy ra nhưng không phổ biến
Các nhà khoa học ở Đan Mạch, nơi BA.2 lan rộng, phát hiện, tái nhiễm BA.2 dù từng mắc BA.1 có thể xảy ra, nhưng khá hiếm.
Xem xét dữ liệu của hơn 1,8 triệu bệnh nhân trong khoảng thời gian 3 tháng từ tháng 11/2021 đến tháng 2/2022, họ chỉ tìm thấy 47 ca nhiễm BA.2 sau khi mắc BA.1. Hầu hết các trường hợp là những người trẻ tuổi, chưa được tiêm chủng. Ở Anh, trong hơn 500.000 mẫu lấy cùng khoảng thời gian, chỉ có 43 trường hợp tái nhiễm.
Tuy nhiên, các khảo sát được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn. Không rõ khả năng miễn dịch Omicron có thể tồn tại trong bao lâu và có khác biệt giữa mọi người hay không.
Một số phân tích trong phòng thí nghiệm ghi nhận, nhiễm BA.1 cung cấp khả năng bảo vệ chéo chống lại BA.2.
Tạp chí Y học New England tháng 3 đăng tải đánh giá các mẫu máu từ 24 người đã tiêm vắc xin chưa từng nhiễm Covid-19; 7 người đã tiêm phòng và nhiễm bệnh gần đây (vì vậy có lẽ đã mắc BA.1); 1 người chưa tiêm phòng và đã nhiễm bệnh. Thống kê cho thấy:
- Đối tượng dễ nhiễm BA.2 nhất là những người chưa tiêm chủng, những người không nhiễm BA.1.
- Các mũi tiêm nhắc lại dường như khá hữu ích để tăng mức kháng thể chống lại cả BA.1 và BA.2 cho những người chưa bao giờ nhiễm bệnh.
- Nhóm được bảo vệ tốt nhất chống lại BA.2 là những người đã tiêm chủng, tiêm tăng cường và từng nhiễm bệnh.
- Nhóm đã tiêm chủng, từng nhiễm Covid-19 (có lẽ là BA.1) có mức kháng thể trung hòa chống lại BA.2 cao gấp 3 lần so với những người khác.
Điều đó cho thấy có khả năng miễn dịch tự nhiên chéo đối với BA.2 từ BA.1.
Mũi vắc xin tăng cường có thể sẽ chống BA.2 tốt như với các phiên bản khác của Omicron. Câu hỏi còn lại là tác dụng của mũi thứ 3 kéo dài bao lâu.
Nghiên cứu ở Qatar từ cuối tháng 12/2021 tới cuối tháng 2/2022 ghi nhận:
- Từng nhiễm Covid-19 giảm 46% nguy cơ nhiễm BA.2
- Tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngăn ngừa nhiễm bệnh 52%
- Miễn dịch "lai" (tiêm 2 liều vắc xin và từng nhiễm bệnh) giảm nguy cơ nhiễm BA.2 tới 55%
- Miễn dịch "lai" cộng với mũi tiêm tăng cường gần đây làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh xuống 77%.
An Yên(Theo Insider)
Nhiều người dân đang có suy nghĩ mắc biến chủng Omicron, khả năng tái nhiễm sẽ thấp, dẫn đến tâm lý chủ quan. Tuy nhiên đã có trường hợp người bệnh tái nhiễm đến lần thứ 2, 3. Vậy ai dễ có nguy cơ tái nhiễm?
" alt=""/>Nguy cơ tái nhiễm biến chủng OmicronĐể đáp ứng nhu cầu thực phẩm tăng tới 50-70% trong năm 2050 thì cần phải có những loại siêu thực phẩm mới. Một công ty khởi nghiệp tại Anh đã làm được điều này.
" alt=""/>Đèn LED đã thống trị thị trường chiếu sáng trăm tỷ USD như thế nào?