Ảnh minh họa
Tình trạng đốt cháy giai đoạn có khi bi hài như việc lắm vị không không buồn trút bỏ xiêm y khi quan hệ. Vệ sinh chăn gối cũng là hạng mục rất hay bị tiết giảm với người bệnh lười. Nhiều đôi khi xong việc, chỉ lau rửa qua loa ,thậm chí để nguyên xi không đụng tới cứ thế lăn ra ngáy, sáng tính sau…
Tất nhiên, trầm trọng nhất là bệnh lười cải tiến, làm mới, lười hao tổn năng lượng, mồ hôi. Không ít đôi vợ chồng thú thiệt rằng vài năm trở lại đây họ hầu như chỉ lên giường với đúng một tư thế và đúng một khoảng thời gian áng chừng đều như đếm. Nhiều người còn kể, khi lỡ nán lại lâu hơn lệ thường, họ còn bị vợ hay chồng giục… khẩn trương hơn.
Dù chẳng hay ho gì nhưng dù sao vợ chồng “lòng sung như lòng vả” thì tình dục cũng tạm gọi là ổn. Chỉ phiền khi bệnh lười chỉ phát từ một phía, đặc biệt nếu đó là các ông.
Không ít quý bà, quý cô than thở về tình trạng “bệ rạc” của đức ông chồng sau một thời gian “tham công tiếc việc”. Ở đây còn phải kể đến một dạng bệnh lười khôn trật đời của các ông: cái gì thu lợi cho mình thì siêng, chỉ lười khi thực thi khoản “đôi bên cùng có lợi” với vợ. Nguyên tắc “win-win” bất di bất dịch trong tình dục bị hẫng chân nghiêm trọng vì bệnh lười “ăn như rồng cuốn, làm như mèo mửa”.
Hình thức của bệnh lười cá nhân này cũng gồm các chiêu thức chính như bỏ qua giai đoạn, tiết giảm động tác, lãnh đạm nhiệt tình. Pha lười “nhẫn tâm” nhất là nhiều ông dư xăng duy trì sức bền trên giường nhưng vẫn chủ động “khai hỏa” sớm mặc cho bà xã dở dang, ngơ ngác một mình giữa đường lên đỉnh.
Như đã nói, một khi vướng phải bệnh lười thì sức khỏe tình dục ít nhiều có vấn đề hay đã rơi hay rơi vào thế “bẫy thu nhập trung bình”. Do vậy, chống lại bệnh lười không đơn giản là giúp các ông, bà nhấc tay động chân mà còn là cách kê đơn uống thuốc chữa bệnh phòng cái hậu đáng sợ hơn về sau.
BS Đỗ Minh Tuấn
(Theo SK&ĐS)
" alt=""/>Bệnh lười 'ân ái'Cà rốt Trung Quốc đang được bán tại nhiều chợ trên địa bàn TP.HCM.
Theo danh sách đính kèm, các lô hàng này gồm có: quýt tươi, cà rốt, nho tươi, chanh tươi, hồng quả, táo, cam tươi và củ cải trắng. Trong đó, quýt tươi bị phát hiện vi phạm nhiều nhất với 8 lô hàng (126 tấn), cà rốt 2 lô (54 tấn), táo quả 1 lô (40 tấn), nho quả tươi 2 lô (20 tấn), còn lại mỗi mặt hàng có 1 lô vi phạm, khối lượng từ 6 đến 15 tấn.
Các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật bị phát hiện vượt ngưỡng gồm: Carbendazim (dùng để diệt nấm), Difenoconazol, Thiophanate, Propargite (dùng để diệt nhện) và Methomyl. Do đó, NAFIQAD đề nghị AQSIQ thông báo cho các cơ quan chức năng phía Trung Quốc điều tra nguyên nhân, truy xuất nguồn gốc lô hàng trái cây Trung Quốc bị cảnh báo và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp, đồng thời thông báo kết quả tới NAFIQAD để tránh tái diễn tình trạng nêu trên.
Lô hàng đã được tiêu thụ hết
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, cho biết 17 lô hàng vi phạm trên được phát hiện trong những tháng đầu năm 2014, toàn bộ hàng hóa đã được tiêu thụ hết. Ông Hồng giải thích thêm dù các lô hàng trên có chứa chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng quy định nhưng vẫn ở mức an toàn đối với sức khỏe người sử dụng vì ngưỡng đặt ra là cực kỳ an toàn. Từ ngưỡng này cho đến khi ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng còn rất xa, người tiêu dùng không nên lo lắng. Việc Việt Nam thông báo cho Trung Quốc chỉ là động thái mang tính ngăn chặn từ xa theo thông lệ thương mại quốc tế.
Công tác xử lý sau khi phát hiện các trường hợp được thực hiện theo Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm, hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Theo đó, sẽ áp dụng biện pháp kiểm tra chặt, nâng tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng nhập khẩu sau lên 30% (trước đó là 10%), nếu tiếp tục vi phạm sẽ lấy mẫu 100%, thậm chí cấm nhập khẩu các mặt hàng có nguồn gốc từ nơi phát hiện vi phạm.
Tuy nhiên, thực tế các nhà xuất khẩu 17 lô hàng trên đều vi phạm lần đầu nên chưa phải chịu chế tài bị cấm nhập khẩu sang Việt Nam.
Người tiêu dùng e dè Khảo sát tại thị trường TP HCM ngày 28-5 cho thấy nhiều loại trái cây, củ, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc vẫn được tiêu thụ bình thường. Bom (táo) có giá từ 50.000-55.000 đồng/kg, cà rốt 8.000 đồng/kg (rẻ 2/3 so với cà rốt Đà Lạt)... chủ yếu bán cho nhà hàng, quán ăn do dễ sơ chế. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức, cho biết hàng Trung Quốc về chợ hiện đã giảm nhiều so với trước do người tiêu dùng e dè. Các loại trái cây Trung Quốc về chợ gồm: cam, hồng khô, lê, lựu, dưa lưới, nho, quýt; rau, củ thì có cà rốt, gừng, khoai tây, bông cải xanh, bông cải trắng… |