当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Soi kèo phạt góc Nottingham vs Man City, 22h30 ngày 27/4 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Cách đây ít ngày, khi đi cưa gỗ cùng anh trai Trần Văn Thoan, anh Tống không may bị cây đè trúng đầu, vỡ não, phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Anh Tống gặp nạn, anh Thoan phải hỏi vay khắp nơi mới đưa được em ra Bệnh viện Nghệ An điều trị. Cuộc sống của 8 thành viên trong nhà vốn chỉ dựa vào 5 sào ruộng khoán và tiền công cưa gỗ thuê của hai anh em, tằn tiện lắm mới đủ ăn nên không có tích luỹ.
"Chúng tôi thiện thòi vì bố mẹ mất sớm, mấy năm nay Tống cùng chị gái về ở với gia đình tôi. Nhưng chị Loan mắc di chứng chất độc da cam, không đỡ đần được gì. Nay em Tống bị tai nạn nguy kịch, tôi thật sự bất lực vì không tìm được cách nào cứu em", anh Thoan trải lòng.
Anh Tống hiện đang hôn mê sâu. Bác sĩ đánh giá, anh có nguy cơ phải tiến hành mổ não, nuôi não và điều trị lâu dài. Phía bệnh viện mới yêu cầu đóng 40 triệu đồng tạm ứng viện phí. Ngoài ra, tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm mỗi ngày lên đến cả triệu đồng. Đây là gánh nặng quá lớn đối với những người nông dân quanh năm vất vả vì miếng cơm, manh áo.
Gia đình anh Thoan thuộc diện hộ nghèo của xã. Vợ anh Thoan là chị Hương vừa sinh con được 3 tháng. Cuộc sống nghèo khó, bệnh tật và tai nạn liên tiếp ập đến khiến họ rơi vào cảnh bế tắc. Em trai nằm viện nguy kịch nhưng anh Thoan vẫn không dám nghỉ làm buổi nào, cố gắng kiếm lấy 200 ngàn đồng tiền công mỗi ngày lo cho cả nhà.
Cụ Phan Thị Lan (89 tuổi, hàng xóm) cho hay: "Tội nghiệp, thằng Tống hiền lành lắm. Nghèo khổ quá nên anh em nó (anh Tống và một người em trai nữa - PV) không dám lấy vợ. Nay nó bị tai nạn, thương xót vô cùng".
Ông Nguyễn Đình Anh, Chủ tịch UBND xã Sơn Lâm xác nhận, anh Tống không còn bố mẹ, hiện sống cùng vợ chồng anh trai là hộ nghèo ở xã.
“Gia đình này vô cùng khó khăn, thêm vào đó lại có một chị gái là nạn nhân của chất độc da cam. Từ ngày anh Tống bị tai nạn nghiêm trọng, họ vô cùng khổ sở. Rất mong bạn đọc Báo VietNamNet giúp đỡ để gia đình anh sớm vượt qua hoạn nạn", ông bày tỏ.
Sỹ Thông-Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Bình Tống, thôn Lâm Thọ, xã Sơn Lâm, Hương Sơn, Hà Tĩnh. SĐT chị Hương (chị dâu anh Tống): 033.416.4598 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2023.049(anh Trần Bình Tống) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Tuy nhiên, để có thể đua vô địch Premier League khốc liệt, Erik ten Hag vẫn cần thêm một số bản hợp đồng ở phiên chợ hè để tăng sức mạnh Quỷ đỏ.
Theo cựu cầu thủ MU, Paul Parker, trong khi chờ mang người mới về thì Erik ten Hagnên thanh lý 12 cái tên, bao gồm cả bản hợp đồng đắt đỏ mới đến vào năm ngoái, Antony.
“Tôi muốn nói rằng, 10 cầu thủ trong đội hình hiện tại MU cần phải rời Old Trafford hè này: Diogo Dalot, Victor Lindelof, Harry Maguire, McTominay, Van de Beek, Elanga, Wout Weghorst, Martial, Jadon Sancho và Antony. Ngoài ra là những cái tên như Phil Jones, Eric Bailly,… những người không có tương lai ở CLB”.
Paul Parker nói rõ hơn về trường hợp Antony: “Tôi có thể hiểu vì sao Erik ten Hag đưa Antony đến MU. Ông ấy biết rõ cậu ấy và có thể tin tưởng vào cầu thủ từng làm việc với mình ở Ajax.
Nhưng tôi không thấy Antony có cơ hội để chiếm suất đá chính thường xuyên ở MU. Tôi nghĩ, ngoài kia có nhiều cầu thủ giỏi vượt xa Antony. Tôi không tin cậu ấy sẽ cho thấy xứng đáng với đồng tiền bát gạo mà Quỷ đỏ bỏ ra.
MU cần một cầu thủ chơi ổn định, nhưng Antony không có được điều đó”.
MU ký Antony từ Ajax với giá khoảng 85 triệu bảng, nhưng không thể tỏa sáng như kỳ vọng. Ngôi sao Brazil mới chỉ ghi 6 bàn, không có pha kiến tạo nào sau 30 lần ra sân mọi đầu trường cho Quỷ đỏ.
Với Lindelof nên rời MU nhưng theo Paul Parker thì không phải vì chuyên môn: “Lindelof là cầu thủ tuyệt vời và cậu ấy xứng đáng được thi đấu mỗi tuần. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra ở Old Trafford, vì Erik ten Hag dường như không ưa thích dùng cậu ấy”.
" alt="MU phải loại 12 cầu thủ, gồm cả bom tấn Antony"/>![]() |
Việc xây dựng thành phố ngầm bắt đầu vào năm 1969 khi mối đe dọa chiến tranh hạt nhân đang ở đỉnh điểm. Năm đó, Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã ra lệnh cho người dân "đào đường hầm sâu, lưu trữ thực phẩm và chuẩn bị cho chiến tranh". 10.000 boongke đã được xây dựng, và khi mối đe dọa hạt nhân không còn, các công nhân và sinh viên nhập cư là đối tượng sinh sống ở nơi này. |
![]() |
Các điều kiện sống bên trong hầm ở mức kém với nấm mốc và không khí tù đọng do thiếu hệ thống thông gió. |
![]() |
Một số cư dân đã sống trong khu phức hợp suốt nhiều thập kỷ, trong khi những người khác sử dụng hầm trú ẩn như nơi sinh sống tạm bợ trước khi tìm được chỗ tốt hơn trên mặt đất. |
![]() |
Những người sống trong hầm thường chung nhau phòng ngủ, nhà bếp và phòng tắm, dẫn tới tình trạng quá tải. |
![]() |
Các hầm ngầm không đáp ứng đủ yêu cầu an toàn về cơ sở hạ tầng của chính quyền Bắc Kinh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tiếp tục sống trong không gian ngầm ấy. |
![]() |
Nhân viên bán bảo hiểm Wei Kuan sống trong một trong những căn hộ dưới tầng hầm cho biết anh thấy nhiều đồng nghiệp sống ở nhà mặt đất là quá thoải mái, còn anh thấy những căn phòng dưới lòng đất như vậy là đủ. "Sống ở nơi đây buộc tôi phải làm việc chăm chỉ hơn", anh nói. |
Theo saostar.vn
" alt="Cuộc sống của hàng triệu người Bắc Kinh trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất"/>Cuộc sống của hàng triệu người Bắc Kinh trong những đường hầm nằm sâu dưới lòng đất
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lecce, 01h45 ngày 28/4: Đẩy khách ra miệng vực
Căn penthouse tuyệt đẹp này tọa lạc tại thành phố New York (Mỹ), bao gồm 5 phòng ngủ và 6 phòng tắm. Giá cho thuê một đêm tại đây là 10.000 USD (hơn 200 triệu đồng). Nơi đây từng được cặp vợ chồng Kim Kardashian và Kanye West ở, chi phí do công ty cho thuê phòng Airbnb tài trợ.
![]() |
Từ ban công của căn nhà, bạn có thể nhìn thấy sông Hudson và những tòa nhà cao chọc trời của thành phố New York. Như nhiều penthouse sang trọng khác, căn nhà này có bể bơi riêng. Không gian ăn tối đủ cho 8 người. Có nhiều góc khác nhau được đặt bàn ghế để bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Ngồi ở đây và ngắm sông Hudson thì còn gì tuyệt vời hơn. Một nhà bếp được đặt ngay ngoài trời giúp bạn thuận tiện hơn khi tổ chức các bữa tiệc. Bên trong căn hộ với gam màu chủ đạo là trắng, xám và ghi. Cửa sổ lớn đem đến ánh sáng tự nhiên cho căn nhà. Hình ảnh cầu thang. Phòng khách với TV màn hình lớn. Không gian chơi riêng dành cho các em nhỏ. Phòng ngủ này có thể nhìn sang nhà hàng xóm Còn phòng ngủ này có hướng ra sông Hudson. Penthouse này còn có phòng tập gym riêng. Phòng bếp tuyệt đẹp. Phòng ăn "sang chảnh". Phòng tắm rộng và đẹp. |
Theo NDH
Bên trong căn hộ với gam màu chủ đạo là trắng, xám và ghi.Việc tham quan thác Victoria, một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, là một mục tiêu trong danh sách của Kristin, vì vậy cô và chồng đã đến thăm nơi này vào hồi đầu tháng.
Cô chia sẻ: “Công ty mà chúng tôi hợp tác đã mời chúng tôi đến vào đầu tháng 2. Tôi và Ryan nghĩ cách tốt nhất để trải nghiệm thác Victoria là leo lên đỉnh thác”.
Trong một đoạn video, có thể thấy cặp đôi đã liều mạng nằm trên mép thác với hai tay dang ra trước mặt, khi nước chảy trên độ cao hàng trăm mét.
Kristin trông có vẻ không hề bối rối hay lo lắng, nhưng cô thừa nhận rằng việc chụp những bức ảnh này rất “căng thẳng” do “áp lực nước cực mạnh”. Và cô đặt niềm tin vào những hướng dẫn viên du lịch đang nắm chặt mắt cá chân của cô trên thác nước cao gấp hai lần thác Niagara.
Cô giải thích rằng hướng dẫn viên du lịch đã đưa từng du khách đến mép thác nước để chụp ảnh và yêu cầu mỗi người nằm sấp, còn hướng dẫn viên sẽ giữ chặt chân khách từ phía sau.
Mỗi người có khoảng 10 phút để chụp ảnh và quay video cảnh mình nằm ở rìa thác nước.
Cô nói: “Áp lực nước rất lớn nhưng nó gần như ép bạn xuống đá giống như một chiếc cốc hút tự nhiên. Điều đáng sợ là khi bạn phải nằm sấp, gục đầu xuống nước và không thể nhìn thấy hay nghe thấy gì từ hướng dẫn viên”.
Những con cá nhỏ cũng cắn vào chân cô, khiến cô sợ hãi.
Kristin chia sẻ rằng cô chưa bao giờ sợ độ cao, nhưng khi bước đến rìa 'Hồ bơi của quỷ', cô “cảm thấy tim mình như thắt lại”.
Còn Ryan lại “rất sợ” độ cao và thậm chí ban đầu còn không chắc mình có thể lên đến đỉnh thác nước hay không, nhưng anh ấy đã làm được.
Kristin nói: “Tôi nghĩ anh ấy có thể đã vượt qua nỗi sợ độ cao và đây là trải nghiệm xứng đáng để chấp nhận rủi ro. Tôi thích du lịch mạo hiểm và khi tôi nhìn thấy Hồ bơi của quỷ cách đây rất lâu, tôi biết chắc chắn mình phải tới đây”.
Theo NYP
" alt="Trải nghiệm kinh hoàng ở 'Hồ bơi của quỷ' tại mép thác nước cao 500 mét"/>Trải nghiệm kinh hoàng ở 'Hồ bơi của quỷ' tại mép thác nước cao 500 mét
“Bé lớn nhà mình đang học lớp 3, còn em gái năm nay đang học lớp mẫu giáo lớn. Điều khiến mình lo lắng nhất là làm sao để đảm bảo việc học cho cậu con trai lớn”.
Theo chị Ngân, con tiếp tục học online nhưng ông bà lớn tuổi không thể kèm cặp được cháu.
“Đợt hè vừa rồi trường của con ở dưới Hà Nội cho học sinh làm nốt bài kiểm tra các môn. Đợt đó, mẹ cũng phải gọi điện thoại để giục liên tục. Con vẫn còn mải chơi nên mình rất sốt ruột”.
Vì thế, khi nắm bắt được chủ trương các địa phương có thể tiếp nhận học sinh từ vùng dịch về quê học tập, hai vợ chồng chị Ngân đã bàn tính phương án xin cho con học tạm ở quê.
“Đây là phương án khả thi bởi nếu đến lớp, con sẽ được trực tiếp nghe cô giáo giảng bài và có thể hiểu bài hơn. Mặt khác, trong suốt 2 năm qua, con cũng phải học online khá nhiều. Vì thế, mình cũng mong con sẽ được tới lớp học trực tiếp”.
Hỏi ý kiến của con và được con đồng ý, chị Ngân quyết định xin cho con về học tạm tại Trường Tiểu học Phú Hộ II (Phú Hộ, TX Phú Thọ).
“Khi ấy, mình đã liên hệ với Ban giám hiệu. Cô hiệu trưởng nói Sở GD-ĐT cũng đã có chủ trương xuống các trường, nên nếu có nhu cầu cho con về học, phụ huynh chỉ cần viết đơn nộp cho nhà trường.
Ở Hà Nội, mình liên hệ với cô giáo chủ nhiệm lớp con đang theo học và cũng được hỗ trợ làm đơn. Nhờ vậy, sau khai giảng, con đã được đến trường học luôn cùng các bạn”.
Tuy nhiên, điều chị Ngân mong muốn vẫn là dịch bệnh đỡ căng thẳng, chị sẽ được đón con quay trở lại Hà Nội để có thể kèm cặp con học tập.
Các trường học tại Hà Nội tiển khai dạy trực tuyến ngay sau ngày khai giảng (Ảnh minh họa)
Cũng giống như chị Ngân, gần 2 tháng nay, chị Trịnh Thu Ngọc Ánh (Hà Đông, Hà Nội) không thể gặp con do con đang về quê với ông bà tại thành phố Yên Bái.
Thấy dịch bệnh căng thẳng, dù đã đăng ký cho con vào học lớp 1 tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Hà Đông), vợ chồng chị Ánh vẫn gửi giấy tờ của con về quê để cho con học tạm lớp 1 tại Yên Bái.
“Trong thời điểm này, con được tới trường gặp bạn bè, thầy cô đã là một may mắn. Có một điều mình hơi hụt hẫng là trong ngày đầu tiên đến trường, con lại không có mẹ ở bên. Nhưng dẫu sao, con cũng rất vui vẻ khi được đi học”, chị Ánh nói.
Lo 'vênh' giữa các địa phương
Cuối tháng 5 vừa qua, vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Pháp (Quận 1, TP.HCM) gửi con gái là bé Nguyễn Ngọc Thảo Phương về quê với ông bà nội ở Đồng Tháp.
“Mọi năm, chúng tôi vẫn cho bé về khoảng 2 tuần khi trường mầm non nghỉ hè. Năm nay, chúng tôi cũng cho con về quê, nhưng từ đó đến giờ chưa đón lên được vì TP.HCM liên tục gia hạn các đợt giãn cách”, anh Pháp nói.
Càng gần đến ngày vào năm học mới, yêu cầu giãn cách ở TP.HCM càng nghiêm ngặt hơn, hai vợ chồng anh không có cách gì đón con về được. Vì vậy, khi Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1, TP.HCM) – nơi bé Thảo Phương năm nay sẽ học lớp 2 - thông báo học online hết học kỳ I, vợ chồng anh Pháp khá bối rối.
“Ở quê hai ông bà đều đã lớn tuổi không thể kèm cháu học được, phương tiện học không có vì ông bà chỉ dùng điện thoại loại cũ, vì thế lúc đầu chúng tôi định xin cho cháu học trường ở quê đến hết học kỳ I và đã báo với cô giáo chủ nhiệm”.
Tuy nhiên, sau đó hai vợ chồng anh bàn tính lại.
“Ở trường, bé đang học chương trình Tiếng Anh tích hợp, nhưng ở quê lại không có chương trình này. Nếu học một học kỳ ở quê thì về lại thành phố khó chuyển đổi.
Do đó, hai vợ chồng anh Pháp “chốt” cho con học online theo Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, phương tiện học thì nhờ điện thoại của người chị họ sống gần nhà ông bà nội của bé. Khi nào trường ở quê bắt đầu học, anh chị sẽ xin cho bé đến “ngồi ké” nghe cô giáo giảng bài trực tiếp, không lấy điểm kiểm tra, không cần xác nhận có theo học.
“May mắn là trường quê cũng sẽ học theo bộ sách Chân trời sáng tạo như ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, SGK ở đây dù đã đặt mua nhưng tôi chưa nhận được, trường ở quê cũng chỉ có SGK cho những bé đăng ký mua từ trước. SGK bản mềm thì cháu xem rất khó”.
Giải pháp tạm thời của anh Pháp là in ra một số bài rồi tìm cách gửi trước về quê, khi nào có bộ SGK “xịn” anh sẽ gửi về cho con. Dù vậy, điều anh mong mỏi vẫn là có thể đón được con về thành phố càng sớm càng tốt.
“Cứ khi nào gọi điện là con cũng giục đón con về đi, con nhớ bố mẹ lắm rồi” – anh Pháp chia sẻ.
Nhà chị Thanh Quyên (Quận 10, TP.HCM) cũng đang trong cảnh "một chốn đôi nơi". Chị có 3 cậu con trai, bé đầu năm nay lên lớp 3, bé thứ hai lên lớp 1 và bé thứ 3 gần 4 tuổi.
Chỉ 1 tuần sau khi TP.HCM cho học sinh các cấp nghỉ học hồi đầu tháng 5, chị Quyên đã phải gửi bé đầu và bé thứ hai về nhờ ông bà ngoại ở Cần Thơ trông giúp.
“Nhà tôi ở chung cư, cả ba cậu con trai cùng nghỉ học thì quậy không chịu nổi. Tôi cũng nghĩ chỉ đến giữa tháng 6 là bé út đi học mầm non trở lại, các bé khác cũng sẽ có những lớp học hè thì sẽ đón con về, nào ngờ xa con từ đó đến giờ”.
Chị Quyên chưa tính đến chuyện cho con học ở quê với ông bà, vì theo chị, năm nay là năm đầu tiên bé đi học sẽ khá vất vả, ông bà đã cao tuổi, khó chỉ dạy bé theo chương trình học online.
“Dù sao cũng vẫn còn hai tuần nữa để quyết định. Tôi vẫn hy vọng sau ngày 15 này có thể đón các con lên lại thành phố” - chị Quyên bày tỏ.
Thúy Nga – Ngân Anh
Cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh không thể xem học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, PGS.TS Trần Thành Nam khẳng định không chỉ giáo viên mà phụ huynh cũng cần có hình thức hỗ trợ để trẻ có thể hào hứng với phương pháp học này.
" alt="Phụ huynh thành phố xin cho con về trường quê học tạm"/>