当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Ghazl El Mahalla vs Tala'ea El Gaish, 22h00 ngày 07/11: Bất ngờ từ tân binh 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin
Cha mẹ tôi chăm chỉ làm việc, tích cóp suốt mấy chục năm, nên đến lúc con cái ra riêng, ông bà có của hồi môn cho từng đứa.
Chị gái tôi được cho một mảnh đất để xây nhà. Anh trai tôi ở cùng với cha mẹ, được cho 1,5 tỷ vào sổ tiết kiệm để đầu tư làm ăn. Tôi được cha mẹ mua cho một căn chung cư trị giá 1,3 tỷ đồng ở thành phố.
Vì cha mẹ không để tôi thiếu thốn gì từ nhỏ, nên tôi không quan trọng chuyện tài chính khi kết hôn. Tôi thấy anh là người đàn ông hiền lành, tử tế và cũng chăm chỉ làm việc nên thương anh và về chung một nhà. Sau khi cưới, vợ chồng tôi sống ở căn chung cư 60 mét vuông do cha mẹ tôi mua cho.
Suốt 5 năm qua, tôi kiếm được nhiều tiền hơn chồng, nhưng rất ít khi tôi phàn nàn về vấn đề này. Tôi sợ anh cảm thấy bị mất tự trọng nếu tôi đem chuyện tiền bạc ra nói. Bên cạnh việc kiếm tiền, tôi vẫn chăm sóc tốt cho con trai 4 tuổi và quán xuyến việc gia đình.
Chồng tôi cũng biết điều, anh thường về sớm nấu cơm giúp vợ. Cuộc sống vợ chồng chúng tôi vì thế trôi qua trong êm đẹp.
Nhưng có một vấn đề tôi vẫn luôn đau đáu là chuyện tích cóp cho tương lai. Tiền hai vợ chồng kiếm ra thường chỉ đủ chi tiêu, mỗi tháng cất đi được khoảng 3-4 triệu là quá ít.
Tôi sợ nếu như sau này con lớn, chuyện học hành cần nhiều tiền hơn hoặc muốn sinh thêm con thì cuộc sống lại rơi vào vất vả, khó khăn. Tôi trao đổi chuyện này với chồng nhiều lần nhưng anh thường chỉ nói: “Chuyện đâu rồi sẽ có đó, em không cần phải lo xa”.
Anh nói tôi không cần lo xa, nhưng làm sao không lo cho được (Ảnh minh họa) |
Thi thoảng, tôi vẫn nghĩ về chuyện vợ chồng nên làm gì bên ngoài để kiếm tiền. Tôi bàn với chồng, nhưng anh vốn là người thích an phận. Anh không cố gắng hay đau đáu nhiều như tôi. Cuối tuần, anh thích ở nhà nằm ườn ra ghế sofa xem điện thoại hơn là suy nghĩ hoặc đưa con đi chơi.
Mỗi tối đi làm về, ăn cơm xong, anh than buồn ngủ và ôm điện thoại rồi thiếp đi đến tận sáng hôm sau.
Tôi rất buồn khi không nhìn thấy chí tiến thủ và sự phát triển ở chồng. Nhưng tôi luôn chấp nhận tất cả những điều đó, không tạo áp lực cho anh. Vậy mà chuyện bi hài đã xảy ra cuối tuần vừa rồi.
Hôm ấy, cháu gái của chồng tôi qua nhà chúng tôi ăn cơm. Đang ăn thì chồng tôi ra ngoài hút thuốc. Cháu chắc thấy nhà chúng tôi chật chội nên nói: “Nếu sinh thêm em bé thì cậu mợ phải mua nhà khác hoặc cải tạo lại nhà này nhỉ?”.
Tôi bảo: “Mợ chưa tính đến chuyện đó đâu, tiền bạc bây giờ còn phải tích cóp lo cho tương lai thằng Bin nữa”. Cháu gái chồng liền nói: “Thằng Bin thì có mảnh đất 2 tỷ ở quê rồi mà mợ”.
Tôi giật mình hỏi mảnh đất 2 tỷ đâu ra, thì vỡ lẽ... Chuyện là, bố mẹ chồng tôi dù không khá giả gì nhưng lại có một mảnh đất được phân chia từ cách đây 40 năm theo diện gia đình chính sách. Bố mẹ chồng đã chia đôi mảnh đất cho chị gái chồng một nửa, chồng tôi một nửa.
Mới năm ngoái, chồng tôi đã về làm xong thủ tục sang tên đổi chủ. Vừa đây khu vực đấy được quy hoạch làm đường cao tốc xuyên tỉnh, mảnh đất được định giá lên tận 2 tỷ đồng.
Tôi ngỡ ngàng khi biết thông tin này, im lặng từ lúc đó cho đến khi tiễn cô cháu gái ra về, cố nén tất cả những tức tối, khó chịu trong lòng.
Khi chỉ còn 2 vợ chồng, tôi hỏi anh: “Ông bà nội cho anh miếng đất trị giá 2 tỷ à? Sao em không biết gì?”.
Chồng tôi trả lời ráo hoảnh: “Ừ, nhưng đấy là đất của ông bà tổ tiên để lại. Anh đứng tên vậy là để phòng thân thôi, sau này có chuyện gì xảy ra thì bán”.
Tôi bực bội hỏi: “Vậy sao anh không nói với em? Anh định khi nào thì nói với em?”. Chồng tôi trả lời: “Thì anh định nói bây giờ đây”.
Tôi phát khùng trước thái độ của anh, chất vấn anh về những gì mà mình và nhà ngoại đã chăm lo cho hai vợ chồng. Nhưng sau tất cả, anh chỉ nói: "Mọi chuyện có thay đổi gì đâu, khi có miếng đất hay không có miếng đất ấy. Mình vẫn phải kiếm tiền để duy trì cuộc sống chứ?".
Từ lúc ấy, tôi không muốn tranh cãi gì nữa. Tôi thấy chồng mình quá tính toán và ích kỷ với vợ. Tôi đã luôn cố gắng dành tất cả mọi thứ cho gia đình nhưng dường như chồng tôi vẫn luôn có sự đề phòng và coi tôi như "đối tác hôn nhân" vậy.
Ngoài cảm giác tức giận, tôi còn ân hận, thương cha mẹ ruột đã phải giúp đỡ cho tôi nhiều, trong khi nhà chồng cũng có điều kiện…
Tôi rất bối rối, không biết phải làm thế nào với thông tin về quỹ đen lớn như thế từ phía chồng? Cố gắng tiếp ư hay dừng lại? Đi tiếp thì sẽ thấy không ổn khi sống với người chồng quá ích kỷ, coi thường vợ, nhưng dừng lại thì liệu có đáng không? Chẳng lẽ chia tay chỉ vì 2 tỷ đồng?
Theo Phụ nữ Việt Nam
Sở Xây dựng Đà Nẵng vừa có công văn ‘tuýt còi’ Liên danh DMC – 579 (công ty CP đầu tư Đức Mạnh – công ty CP đầu tư 579) vì tiếp nhận hồ sơ bán nhà xã hội khi chưa đủ điều kiện.
Công văn số 6378/SXD-QLN cho rằng, thời gian qua, Sở Xây dựng Đà Nẵng nhận được thông tin về việc Liên danh DMC-579 tiếp nhận hồ sơ mua nhà xã hội tại dự án chung cư cho người thu nhập thấp An Trung 2.
Phối cảnh một dự án của DMC-579. |
Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, dự án chung cư cho người thu nhập thấp An Trung 2 là dự án nhà ở xã hội, được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án. Chủ đầu tư chỉ được bán nhà ở xã hội cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.
Trình tự thủ tục tiếp nhận hồ sơ, điều kiện, đối tượng phải theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.
Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng khẳng định, hiện nay dự án An Trung 2 chưa đủ điều kiện bán nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014...
Ngoài ra, chủ đầu tư chưa thực hiện đăng tải thông tin liên quan đến dự án trên cổng thông tin, trên báo và sàn giao dịch bất động sản theo quy định tại. Do đó, việc tiếp nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội tại dự án là không đúng quy định.
Cao Thái