Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Bournemouth, 21h00 ngày 19/4: Khách sa sút
(责任编辑:Thể thao)
下一篇:Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Kashima Antlers, 12h00 ngày 20/4: Điểm tựa sân nhà
Ukraine chuẩn bị cho khả năng chấm dứt xung đột với Nga?
Thành Đạt
(Dân trí) - Việc Ukraine phản đối lời kêu gọi của phương Tây về việc hạ độ tuổi tuyển quân dường như là một phần của kế hoạch chính trị, theo hãng tin Strana.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Mỹ và các đồng minh đã công khai kêu gọi Ukraine mở rộng lệnh gọi nhập ngũ, hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18. Lần gần đây nhất lời kêu gọi này được đưa ra là vào ngày 4/12, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đề cập trong tuyên bố tại Brussels.
Tuy nhiên, hãng tin Ukraine Stranadẫn các nguồn tin trong văn phòng tổng thống Ukraine cho biết, việc chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky công khai phản đối lời kêu gọi của phương Tây là một phần trong chiến lược nhằm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu xung đột với Moscow kết thúc vào mùa xuân năm sau.
"Kiev đã phản đối lời kêu gọi này như một phần của chiến lược chuẩn bị cho kịch bản chiến tranh kết thúc nhanh chóng và cuộc bầu cử diễn ra sau đó", Stranađưa tin.
Theo Strana, một khả năng được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cân nhắc là chấm dứt xung đột thông qua đàm phán ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1. Một khả năng khác là các cuộc đàm phán sẽ thất bại và cuộc chiến sẽ tiếp diễn "trong một thời gian dài".
Nguồn tin củaStranatại Kiev cho biết, các tuyên bố công khai về việc hạ độ tuổi tuyển quân "được đưa ra trong trường hợp xung đột sớm kết thúc" và Ukraine "tiến hành bầu cử, để họ có thể nói rằng họ đã cứu được nguồn gen của quốc gia".
Còn trong trường hợp đàm phán thất bại và xung đột vẫn tiếp diễn, việc huy động quân vẫn được mở rộng dù sớm hay muộn. Khi đó, văn phòng tổng thống Ukraine sẽ phải tìm ra "hàng trăm lý do để giải thích cho sự thay đổi lập trường".
Trước đó, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ hôm 27/11 nói rằng Ukraine nên cân nhắc hạ độ tuổi tuyển quân từ 25 xuống 18, nhấn mạnh Kiev phải tăng cường lực lượng chiến đấu trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 1.000 ngày với Nga.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Ukraine phụ trách Hội nhập châu Âu kiêm Bộ trưởng Tư pháp Olga Stefanishyna tuyên bố, Kiev lúc này không cần phải hạ độ tuổi huy động tân binh. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên tập trung vào việc gửi thêm vũ khí cho lực lượng Ukraine, thay vì thúc giục Kiev hạ tuổi tuyển quân.
Trợ lý Tổng thống Ukraine, ông Dmytro Lytvyn, cũng cho biết việc thúc giục Ukraine hạ độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là vô nghĩa trong khi nước này thiếu vũ khí để trang bị cho tân binh do sự chậm trễ của phương Tây trong việc viện trợ.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói với hãng tin Reutersrằng Kiev phải đưa ra "những quyết định khó khăn" về việc huy động thêm quân. Ngay cả khi Ukraine nhận được tất cả tài chính và đạn dược mà họ muốn từ phương Tây, ông Blinken cho biết vẫn "phải có những người ở tuyến đầu".
"Nhiều người trong chúng tôi nghĩ rằng, việc đưa những người trẻ tuổi vào cuộc chiến là điều cần thiết. Hiện tại, những người từ 18 đến 25 tuổi không tham gia cuộc chiến", nhà ngoại giao Mỹ nói.
Ukraine thực thi và gia hạn lệnh tổng động viên nhiều lần kể từ tháng 2/2022, khi Nga mở chiến dịch quân sự. Vào tháng 5, Ukraine đã thông qua luật hạ tuổi huy động từ 27 xuống 25, mở đường để gọi nhập ngũ thêm hàng trăm nghìn người vào quân đội để đối phó Nga.
Nếu Ukraine tiếp tục hạ tuổi tuyển quân, động thái này có thể gây ra căng thẳng về mặt chính trị trong nội bộ nước này.
Trong một cuộc khảo sát gần đây, phần lớn người Ukraine được hỏi đã ủng hộ phương án đàm phán với Nga ngay lập tức để hướng tới mục tiêu khép lại chiến sự. Đây là dấu hiệu cho thấy người dân nước này dường như đã quá mệt mỏi vì cuộc chiến hao người tốn của kéo dài.
Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng tổng thống Ukraine, hồi tháng 10 tuyên bố Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống "ngay lập tức" sau khi chiến tranh kết thúc để cho phép tất cả binh lính và người tị nạn được bỏ phiếu.
Theo quy định của Hiến pháp Ukraine, nhiệm kỳ của Tổng thống Volodymyr Zelensky chấm dứt từ ngày 21/5. Tuy nhiên, cuối năm ngoái, ông Zelensky cho biết, Ukraine sẽ không tổ chức bất kỳ một cuộc bầu cử nào trong giai đoạn thiết quân luật như hiện nay.
Ukraine bắt đầu thiết lập tình trạng thiết quân luật kể từ khi xung đột với Nga nổ ra. Kể từ đó đến nay, quốc hội nước này đã nhiều lần gia hạn thiết quân luật.
Theo RT" alt="Ukraine chuẩn bị cho khả năng chấm dứt xung đột với Nga?" />Lầu Năm Góc tiết lộ số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine
Bùi Ann
(Dân trí) - Trước báo cáo về tổng số tiền viện trợ cho Ukraine, Tổng thống đắc cử Donald Trump cam kết sẽ xem xét lại sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Kiev.
Binh sĩ Ukraine nạp pháo (Ảnh: Reuters).
Trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì cam kết cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine tới chừng nào cần thiết, vẫn có những lo ngại về nguy cơ Washington cắt viện trợ sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào đầu năm sau.
Theo báo cáo của Tổng thanh tra Lầu Năm Góc công bố hôm 14/11, quốc hội Mỹ đã phân bổ gần 183 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột với Nga nổ ra hồi tháng 2/2022.
Trong tổng số khoản viện trợ trên, khoảng 131,36 tỷ USD đã được chuyển cho các hoạt động liên quan đến an ninh. Trong đó bao gồm 45,6 tỷ USD dành cho việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Âu và gần 46 tỷ USD để thay thế vũ khí được cung cấp cho Ukraine. Ngoài ra, gần 44 tỷ USD được phân bổ cho các chương trình quản lý, bao gồm cả tiền lương cho các công chức Ukraine và 4 tỷ USD cho viện trợ nhân đạo.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã phân bổ 3,9 tỷ USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp bổ sung cho Ukraine, đây là một phần của khoản bổ sung trị giá hơn 7,8 tỷ USD được phê duyệt vào tháng 4.
Khoản hỗ trợ ngân sách này tạo điều kiện cho các hoạt động đang diễn ra của chính phủ và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tại Ukraine. Khoản tài trợ bao gồm tiền lương cho công chức và nhân viên trường học ở Ukraine.
Ngoài ra còn có tiền hỗ trợ cho những người phải di dời trong nước, cho các gia đình có thu nhập thấp, cũng như trợ cấp nhà ở và tiện ích.
Theo báo cáo trên, Mỹ đã cung cấp một loạt các thiết bị quân sự cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, đạn dược, vũ khí, pháo binh. Các gói viện trợ đặc biệt bao gồm xe chiến đấu Bradley, loại xe mà quân đội Ukraine ưa chuộng hơn xe tăng Abrams.
Đồng thời, các chuyên gia bảo dưỡng của Mỹ tiếp tục hỗ trợ từ xa thông qua các kênh liên lạc an toàn.
Trong khi đó, bất kể sự hỗ trợ tài chính và quân sự dành cho Ukraine có gia tăng hay không, Moscow vẫn đặt mục tiêu hoàn thành các mục tiêu an ninh quốc gia trong cuộc xung đột này.
Theo RT" alt="Lầu Năm Góc tiết lộ số tiền Mỹ viện trợ cho Ukraine" />Tỷ phú Bill Gates có thể đã quyên góp 50 triệu USD ủng hộ bà Harris
Thành Đạt
(Dân trí) - Tỷ phú Bill Gates được cho là đã quyên góp 50 triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris, theo New York Times.
Tỷ phú Bill Gates (Ảnh: NYT).
Báo New York Timesdẫn các nguồn thạo tin hôm 22/10 cho biết, tỷ phú và nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates gần đây đã quyên góp khoảng 50 triệu USD cho một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris.
Khoản quyên góp cho Future Forward, nhóm gây quỹ ủng hộ Phó Tổng thống Harris, được cho là sẽ được giữ kín vì ông Gates chưa công khai ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ.
Theo New York Times, trong các cuộc trao đổi riêng tư với bạn bè và những người khác trong năm nay, ông Gates cũng đã bày tỏ "mối quan ngại" về khả năng cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.
Các nguồn tin cho biết tổ chức từ thiện của ông Gates, Quỹ Bill & Melinda Gates, rất lo ngại về khả năng cắt giảm các chương trình kế hoạch hóa gia đình và y tế toàn cầu nếu ông Trump tái đắc cử.
Tuy nhiên, tỷ phú Gates đã nhấn mạnh rằng ông có thể làm việc với bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào.
Trong một tuyên bố phản hồi thông tin của New York Times, ông Gates nhấn mạnh sự hợp tác lưỡng đảng của mình, nhưng cũng nói rằng "cuộc bầu cử lần này rất khác biệt".
"Tôi ủng hộ các ứng viên thể hiện cam kết rõ ràng trong việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe, giảm nghèo và chống biến đổi khí hậu tại Mỹ và trên toàn thế giới", ông Gates nói với New York Times.
"Tôi đã làm việc lâu dài với các nhà lãnh đạo chính trị, nhưng cuộc bầu cử này thì khác, có ý nghĩa chưa từng có đối với người Mỹ và những người dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới", ông nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin France 24vào tháng 7, thời điểm bà Harris trở thành ứng viên tổng thống mới của đảng Dân chủ sau khi Tổng thống Joe Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử, tỷ phú Gates đã hoan nghênh sự xuất hiện của "một người trẻ hơn, có thể suy nghĩ về những vấn đề như AI (trí tuệ nhân tạo)".
Trong khi bà Harris bước sang tuổi 60 vào tuần trước, đối thủ của bà, ông Trump, đã 78 tuổi và là ứng viên tổng thống lớn tuổi nhất trong lịch sử Mỹ.
Vợ cũ của tỷ phú Gates, bà Melinda French Gates, trước đó đã công khai ủng hộ bà Harris.
TheoForbes, cho đến nay đã có ít nhất 81 tỷ phú ủng hộ bà Harris trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Trong khi đó, một trong những người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk, lại ủng hộ ông Trump.
Ông Musk, người từng bỏ phiếu cho các ứng viên tổng thống đảng Dân chủ trong quá khứ, đã chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm nay. Tỷ phú công nghệ đã ủng hộ ứng viên Donald Trump từ tháng 7 và xuất hiện cùng ông tại các sự kiện vận động tranh cử.
Hãng tin Reuterscho biết tỷ phú Musk đã quyên góp khoảng 75 triệu USD cho siêu ủy ban hành động chính trị America PAC ủng hộ ông Trump trong vòng 3 tháng qua, biến ông thành nhà tài trợ lớn của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào ngày 5/11 tới.
Theo New York Times" alt="Tỷ phú Bill Gates có thể đã quyên góp 50 triệu USD ủng hộ bà Harris" />Hương Giang trong tạo hình vai Ánh phim "Vui lên nào anh em ơi". Ảnh: VFC Hương Giang đang được chú ý với vai Ánh trongVui lên nào anh em ơi. Dù chỉ là vai phụ và mới xuất hiện nhưng Ánh đã lộ rõ là một kẻ tâm cơ, hai mặt, chuyên dùng chiêu trò để hại bộ ba bạn thân đang nỗ lực khởi nghiệp. Hóa ra Ánh không hề tốt bụng như nhiều người nghĩ mà vô cùng thủ đoạn.
Với vai diễn này, Hương Giang một lần nữa chinh phục khán giả với vai phản diện Ánh rất thành công, đến mức làm khán giả ghét.
Nữ diễn viên vừa chia sẻ trên trang cá nhân: "Xin tuyên bố cuối năm nay đổi nhà vì đã nhận đủ gạch đá của bà con để xây biệt thự". Cô cũng không ngại chụp lại những bình luận của khán giả bày tỏ sự phẫn nộ với vai diễn của mình trên một diễn đàn phim. Hương Giang thậm chí còn bình luận vui "từ mai không ra đường nữa" để né gạch đá của khán giả.
Hương Giang ngoài đời. Ảnh: FBNV Trước đó, nữ diễn viên phàn nàn: "Nhiều khán giả xem phim nhập tâm ghê, mấy vai diễn làm người tốt không chịu nhớ, chỉ làm người xấu vài lần mà trù: mặt này cả đời chỉ vào vai phản diện thôi".
Sau vai phản diện đáng ghét trong phim Đừng làm mẹ cáu,Hương Giang tiếp tục được đạo diễn Vũ Minh Trí mời vào phim Vui lên nào anh em ơi và tiếp tục đảm nhiệm dạng vai sở trường. Dù nhân vật Ánh bị khán giả ghét nhưng nhiều khán giả thừa nhận Hương Giang quá nhập vai và dành nhiều lời khen cho cô.
Dù vậy cũng có những bình luận rất "không vui" hướng về nữ diễn viên: "Mặt mũi tới nỗi nào đâu mà toàn vào vai nhận gạch vậy"; "Phim nào cũng đểu"; "Nhìn mắt đã biết lươn"; "Hương Giang toàn đóng vai thâm hiểm nhiều mưu mô hại người không biết ngoài đời có nhân hậu không hay cũng giống trên phim"; "Hương Giang chưa có phim nào là người tốt cả"; "Đạo diễn chọn mặt gửi vàng chuẩn không cần chỉnh"...
Do đã quá quen với những bình luận kiểu này nên Hương Giang không chọn cách đáp trả. Ảnh: VFC Hương Giang trong "Vui lên nào anh em ơi":
Quỳnh An
Diễn viên Hương Giang khoe dáng chuẩn bên bể bơi, thông báo tin vuiDiễn viên Hương Giang đăng loạt ảnh khi đi biển và thông báo sắp có con thứ 2." alt="Hương Giang than không dám ra đường vì sợ bị khán giả ném đá" />Nga mở cánh cửa đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine
Thành Đạt
(Dân trí) - Quan chức ngoại giao Nga cho biết Moscow sẵn sàng đàm phán để giải quyết xung đột Ukraine, nhưng chưa thấy tín hiệu từ chính quyền Kiev.
Phái đoàn Nga và Ukraine trong cuộc gặp gỡ hồi tháng 3/2022 (Ảnh: Reuters).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin ngày 9/12 cho biết bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai về việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine đều phải dựa trên các đề xuất mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu trước đó. Ngoài ra, phương Tây, cùng với chính quyền Kiev, phải chứng minh rằng họ sẵn sàng đàm phán.
"Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng phương Tây thậm chí còn chưa trao đổi với chính quyền Kiev về việc dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán với các nhà lãnh đạo Nga. Chúng tôi chưa bao giờ đóng cánh cửa đàm phán và vẫn mở cửa cho họ. Chính chính quyền Kiev và phương Tây đang cản trở đối thoại", ông Galuzin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin hồi tháng 6 đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Đề xuất này dự kiến công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) cũng như các vùng Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Kiev cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả đề xuất của Moscow là tối hậu thư, trong khi cố vấn của ông Zelensky, Mikhail Podolyak, nói rằng các sáng kiến mới của Nga "không có đề xuất hòa bình thực sự".
Ukraine cho đến nay vẫn tuyên bố các cuộc đàm phán hòa bình nên được tổ chức dựa trên công thức hòa bình của Tổng thống Zelensky, bao gồm việc rút toàn bộ quân đội Nga khỏi Ukraine.
Ông Zelensky cũng chỉ trích ý tưởng về một lệnh ngừng bắn khi Kiev chưa nhận được sự đảm bảo an ninh để ngăn chặn Nga tiến hành các cuộc tấn công thậm chí lớn hơn nhằm vào Ukraine trong tương lai.
Tổng thống Putin hồi tháng 10 cho biết Nga sẵn lòng cùng Ukraine tìm ra một giải pháp thông qua thương lượng, trong đó 2 bên sẽ cùng thỏa hiệp. "Bất kỳ kết quả nào cũng phải có lợi cho Nga, và tôi nói thẳng điều đó", ông nói. Tuy nhiên, Moscow không loại trừ khả năng thỏa hiệp miễn là chúng "hợp lý", nhà lãnh đạo Nga nói thêm.
Ông Putin cũng xác nhận Moscow gần đây đã nhận được đề xuất nhằm thảo luận về một thỏa thuận khả thi đến từ Ukraine và do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian. Nhưng ông cho rằng việc Ukraine không muốn đàm phán khiến mọi cuộc thảo luận về những gì Moscow sẵn sàng đưa ra trở nên vô nghĩa.
Giám đốc điều hành của cơ quan thăm dò ý kiến KIIS Anton Grushetskyi cho biết, công chúng Ukraine hoài nghi về việc Nga quan tâm đến các cuộc đàm phán, nhưng với họ, nếu đàm phán thực sự diễn ra thì Ukraine phải nhận được những đảm bảo an ninh phù hợp.
Tổng thống Zelensky từng kiên quyết bác bỏ khả năng đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào với Moscow, nhưng gần đây đã có lập trường mềm mỏng hơn. Các chuyên gia cho rằng những tổn thất của Ukraine trên chiến trường và đà tiến công của Nga đã khiến ông Zelensky thay đổi lập trường.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Zelensky cho biết, Ukraine để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi lãnh thổ bị Moscow kiểm soát sẽ được khôi phục sau này bằng con đường ngoại giao. Ông thừa nhận, Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất bằng sức mạnh quân sự.
Theo Tass" alt="Nga mở cánh cửa đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine" />
- ·Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield Wednesday, 21h00 ngày 18/4: Khách tự tin
- ·Bão Krathon rất mạnh cấp 15 đang hoạt động gần Biển Đông
- ·Chiến sự Ukraine 22/11: Quân Nga đột kích ở Kurakhove, quân Kiev tháo chạy
- ·Thí điểm cho Khánh Hòa tự duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị
- ·Soi kèo phạt góc Barca vs Celta Vigo, 21h15 ngày 19/4
- ·Mỹ xem xét thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân
- ·Phanh gấp việc công ty chứng khoán dùng robot đặt lệnh
- ·Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán về xung đột Ukraine sau bầu cử Mỹ?
- ·Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs TPHCM, 19h15 ngày 18/4: Đòi nợ?
- ·Khắc tinh duy nhất với tên lửa Oreshnik "không thể đánh chặn" của Nga
Nga đối mặt thách thức lớn về kinh tế sau hơn 1.000 ngày chiến sự
Đức Hoàng
(Dân trí) - Nền kinh tế Nga đang đối mặt với những thách thức sau hơn 2 năm đối phó hàng chục nghìn lệnh trừng phạt và đảm bảo ngân sách quân sự cho cuộc chiến tiêu hao ở Ukraine.
Bơ trong siêu thị Nga được đặt vào hộp chống trộm (Ảnh: Pravda).
Trong một siêu thị ở Nga, một người đàn ông nhìn lén lút ra xung quanh. Sau đó, ông nhanh chóng vơ hàng hóa trên kệ vào ba lô và lao nhanh ra ngoài. Món hàng bị đánh cắp là bơ.
Theo Telegraph,đây là một trong những vụ trộm bơ trong siêu thị ở Nga đã xuất hiện trong thời gian qua, do giá cả mặt hàng này không ngừng tăng vọt trong thời gian qua. Điều này đặt ra áp lực không nhỏ với Nga dù họ đang giành được ưu thế trên chiến trường trước Ukraine trong cuộc chiến tiêu hao đã kéo dài hơn 1.000 ngày qua.
Giờ đây, các chủ siêu thị ở Nga đã quyết định để bơ trong các thiết bị chống trộm hoặc đặt bơ phía sau quầy thu ngân và sẽ bán theo yêu cầu của người mua.
Nguồn tin từ cơ quan an ninh cho biết, có trung bình 50 vụ trộm bơ mỗi tuần kể từ tháng 10 tới nay. Tại một quảng trường trung tâm ở thành phố Kazan của Nga, công dân Vanya đã nói với Telegraphrằng giá cả tiêu dùng tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân.
Theo Telegraph, lạm phát ở Nga đã tăng khi nền kinh tế nước này tập trung các nỗ lực xoay quanh cuộc chiến. Mức lãi suất đã tăng lên 21%.
Trong một bài báo vào tháng 10, tổ chức nghiên cứu Atlantic Council có trụ sở tại Mỹ cho biết "lạm phát gây ra mối đe dọa lớn nhất" đối với nền kinh tế Nga. Nó cũng làm suy yếu niềm tin vào đồng rúp, khiến đồng này bị mất giá trị.
Giới quan sát phương Tây nhận định, Nga đang đối mặt với áp lực ngày càng lớn sau 3 năm chiến sự, nhằm đảm bảo vận hành trơn tru nền kinh tế dưới áp lực của hàng chục nghìn lệnh trừng phạt.
Truyền thông Nga đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đình trệ, tức là giá cả tăng, tăng trưởng thấp. Người dân Nga có thể cảm thấy tác động thực sự của cuộc chiến.
Năm 2023, người dân Nga từng phàn nàn về việc giá cả trứng tăng cao. Năm nay, sự chú ý dồn vào bơ, một mặt hàng thiết yếu khác với người dân Nga. Giới chuyên gia cảnh báo đây có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại trong thời gian tới.
Nga đã nỗ lực tăng nhập thêm hàng hóa thiết yếu từ các nước láng giềng để bù đắp cho nguồn cung nhằm làm xoa dịu tình hình. Nga không ít lần thừa nhận họ đối mặt với thách thức trong những năm qua khi phương Tây áp 20.000 lệnh trừng phạt lên nước này.
Tuy nhiên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết các lệnh trừng phạt không thể gây tổn hại cho Nga như cách mà phương Tây mong muốn. Ông Peskov nói rằng nền kinh tế Nga đã dần thích nghi và sẵn sàng chống chọi với các lệnh trừng phạt của phương Tây thêm nhiều năm nữa.
Theo giới quan sát, trước sức ép của phương Tây, Nga đã nỗ lực tránh các lệnh trừng phạt và xem đây là ưu tiên hàng đầu. Moscow đã tăng cường thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác nhằm thúc đẩy thương mại năng lượng và đảm bảo nguồn cung cấp hàng nhập khẩu quan trọng.
Theo Telegraph" alt="Nga đối mặt thách thức lớn về kinh tế sau hơn 1.000 ngày chiến sự" />Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine "trong 24 giờ"?
Thanh Thành
(Dân trí) - Theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Ông Zelensky từng gặp gỡ ông Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters).
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng được truyền thông nước này tuyên bố là thuộc về ứng viên Donald Trump. Giờ đây, sự chú ý của dư luận đang đổ dồn vào vấn đề: Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật của Ukraine với chính quyền Nhà Trắng mới sẽ phát triển như thế nào và chiến thắng của ông Trump có ý nghĩa gì đối với Moscow và Kiev.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã nhiều lần tuyên bố nếu đắc cử, ông sẽ có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine trước lễ nhậm chức chính thức vào ngày 20/1/2025, và "sẽ thực hiện điều đó chỉ trong vòng 24 giờ".
Tuy nhiên, theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi như thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như cuộc xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.
Cho đến nay, ngoài lời hứa chấm dứt xung đột ở Ukraine trước khi chính thức nhậm chức, đội ngũ của ông Trump vẫn chưa có thông tin chi tiết nào về cách vị Tổng thống đắc cử sẽ thực hiện kế hoạch của mình.
Và trên thực tế, ông Trump cũng không thể làm được điều đó nếu chưa tuyên thệ nhậm chức vì cho đến trưa ngày 20/1/2025, ông Trump vẫn sẽ không có quyền lực, đặc biệt là trong lĩnh vực chính sách đối ngoại. Cho đến lúc đó, ông Joe Biden vẫn là tổng thống.
Theo các nguồn tin, sau khi chính thức nhậm chức, Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ mới có thể thành lập một nhóm để giải quyết vấn đề Ukraine. Chỉ khi đó, ông mới có thể bắt đầu thực hiện các kế hoạch của mình. Không thể có hai chính phủ ở Washington với quan điểm đối lập trực tiếp.
Sau thời điểm đó thì mới có thể nói đến triển vọng chấm dứt xung đột vũ trang ở Ukraine.
Về mặt giả thuyết, ông Trump có thể chấm dứt xung đột Ukraine, nhưng câu hỏi đặt ra là trong điều kiện nào và ai sẽ được tuyên bố chiến thắng.
Ở giai đoạn này, liên minh phương Tây, trong đó tất nhiên có cả nước Mỹ, hoàn toàn không thoải mái khi kết thúc các cuộc chiến theo các điều khoản của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ví dụ như về tình trạng trung lập của Kiev, việc Nga duy trì quyền kiểm soát đối với các khu vực mới ở Ukraine và "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine.
Bởi nếu thực hiện điều này thì ít nhất cũng có nghĩa là Mỹ và phương Tây đã chấp nhận một thất bại chính trị trong cuộc xung đột Ukraine. Nói cách khác, mọi thứ mà Mỹ và châu Âu đã làm cho đến nay đều vô ích và không có tác động quân sự-chính trị nào. Và không có lý do gì để tin rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ đi theo con đường này. Với "bóng ma" rút quân ở Afghanistan, điều này có thể gây tổn hại đến uy tín chính sách đối ngoại của Washington.
Nếu ông Trump thực sự muốn chấm dứt xung đột ở Ukraine, (tất nhiên đây chỉ là một giả định) ông phải định hình tình hình theo cách mà Nga không giành chiến thắng trong cuộc xung đột (mặc dù Moscow đã giành được quyền kiểm soát nhiều lãnh thổ) và Ukraine không thua - tức là họ đã bảo vệ được nền độc lập và chủ quyền của mình.
Và trong vấn đề này, điều quan trọng đối với phương Tây là Kiev phải là bên đầu tiên tuyên bố mong muốn chấm dứt xung đột theo những điều khoản như vậy, để nó không chỉ là sáng kiến của phương Tây.
Và tương lai gần tới đây sẽ cho thấy liệu ông Trump có thể giải quyết những mâu thuẫn hiện tại theo cách hiệu quả như vậy hay không. Do đó, khiến phương Tây có vẻ như không thua, Nga không thắng và Ukraine không bị đánh bại. Tất nhiên, điều đó sẽ không xảy ra trong vòng 24 giờ, ngay cả chỉ nằm trong trí tưởng tượng tuyệt vời nhất.
Điều mà Tổng thống tương lai của Mỹ chắc chắn có trong "kho vũ khí" của mình là đòn bẩy kinh tế và sức mạnh quân sự. Chính quyền mới ở Washington có thể gây áp lực lên Moscow (bằng cách tăng thêm áp lực trừng phạt) và có thể đặt Kiev vào tình thế gần như vô vọng bằng cách giảm viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự. Nói cách khác, Mỹ rõ ràng có các lựa chọn (dù đây không phải là danh sách đầy đủ) để tăng thêm áp lực cho các bên trong cuộc xung đột.
Nhưng còn câu hỏi chính đặt ra là liệu Moscow có đồng ý với những đề xuất như vậy hay không và liệu trong thời gian còn lại trước ngày 20/1/2025, Nga có tiếp tục chính sách "sự đã rồi", tức là giành chiến thắng trực tiếp trên chiến trường, để định hướng tình hình theo hướng có lợi hơn cho mình hay không.
Theo RT" alt="Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine "trong 24 giờ"?" />Mục tiêu của Nga trong cuộc chiến với Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức
Minh Phương
(Dân trí) - Nga được cho là sẽ tìm cách đạt được một số mục tiêu trong cuộc xung đột với Ukraine trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1 tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Getty).
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ. Ông không nêu kế hoạch cụ thể, song một số tín hiệu cho thấy ông sẽ buộc Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với những nhượng bộ nhất định.
Một số hãng tin của Mỹ tuần trước nói rằng, kế hoạch của ông Trump là đóng băng xung đột, buộc Ukraine hoãn tham vọng gia nhập NATO, lập một khu phi quân sự ở miền Đông Ukraine.
Từ nay cho đến khi Tổng thống đắc cử Trump nhậm chức, mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Do vậy, cả Ukraine và Nga đang tìm cách nâng vị thế đàm phán trước bất cứ một cuộc hòa đàm tiềm tàng nào.
Với tình hình chiến trường hiện có lợi cho Nga, Moscow có thể hy vọng giành lại toàn bộ vùng biên giới Kursk bị Ukraine chiếm giữ, tiến sâu hơn vào miền Đông Ukraine và mở một trục mới ở tỉnh miền Nam Zaporizhia để giúp Nga chiếm thế thượng phong trước khi ông Trump nhậm chức.
Đẩy lùi quân Ukraine khỏi Kursk
Một trong những mối lo ngại cấp bách nhất đối với Moscow là một lượng lớn quân Ukraine vẫn còn đóng trên đất Nga ở tỉnh Kursk.
Sau khi mở chiến dịch đột kích vào Kursk hồi đầu tháng 8, quân đội Ukraine nhanh chóng kiểm soát gần 1.300km2 lãnh thổ ở đây. Nga đã giành lại một nửa số lãnh thổ đó và đang ra sức đánh bật hoàn toàn quân Ukraine khỏi Kursk.
Từ những gì tôi thấy, dường như Nga buộc phải chiếm lại Kursk vào đầu năm tới", Tiến sĩ Stephen Hall, giảng viên về chính trị Nga và hậu Xô Viết, nhận định với Kyiv Independent.
Giới chức Ukraine hôm 11/11 cho biết, Nga đã triển khai khoảng 50.000 quân, bao gồm cả binh sĩ Triều Tiên, đến Kursk để chuẩn bị phản công quy mô lớn.
Giao tranh ở đó sẽ rất khốc liệt nếu Ukraine có thể cầm cự cho đến khi ông Trump nhậm chức. Ý tưởng đóng băng xung đột với chiến tuyến nằm trong lãnh thổ Nga sẽ khó chấp nhận đối với Moscow.
John Foreman, cựu tùy viên quốc phòng của Vương quốc Anh tại Moscow từ năm 2019 đến năm 2022, nói: "Nga đã tập trung lực lượng và sẽ sử dụng chiến thuật tương tự như ở Donbass, dùng pháo binh và bom lượn để phá hủy hệ thống phòng thủ của Ukraine trước khi thực hiện các cuộc tấn công bộ binh quy mô nhỏ".
Mở rộng kiểm soát Donbass
Một trong những mục tiêu của Ukraine khi tấn công Kusrk là rút quân đội Nga khỏi tỉnh Donetsk ở khu vực Donbass miền Đông nước này, nơi quân đội Nga đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, mục tiêu của Ukraine đã thất bại bởi chiến dịch Kursk dường như tạo cơ hội cho Nga kiểm soát nhiều lãnh thổ ở miền Đông Ukraine hơn nữa. Lực lượng Nga cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể về mặt hoạt động gần Toretsk, Chasiv Yar và Kupiansk.
Trong tuần cuối tháng 10, Nga đã giành nhiều lãnh thổ trong vòng một tuần hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ đầu năm nay.
Theo các nhà phân tích, bất chấp tốc độ này, Nga sẽ phải mất gần một năm để kiểm soát thêm 10.000km2 lãnh thổ cần thiết để chiếm toàn bộ vùng Donetsk và Lugansk (gọi chung là Donbass).
Ngay cả khi không giành được toàn bộ Donbass, Nga vẫn có thể có vị thế tốt hơn trên bàn đàm phán khi mở rộng kiểm soát lãnh thổ ở đây.
Mở trục tiến công mới ở Zaporizhia
Nga đang đạt được bước tiến ổn định dù chậm và có thể cố gắng mở một trục tiến mới ở tỉnh Zaporizhia", ông Foreman nhận định, đồng thời cho biết thêm đó là một cách khác mà Điện Kremlin có thể sử dụng lãnh thổ giành được để củng cố vị thế đàm phán.
Quân đội Ukraine hôm 11/11 đã cảnh báo các cuộc tấn công của Nga ở tỉnh Zaporizhia có thể bắt đầu "bất cứ ngày nào". Tình báo quân sự Ukraine cho biết Nga đang có kế hoạch sử dụng xe bọc thép và một số lượng đáng kể máy bay không người lái.
Tăng cường không kích
Ukraine đang chuẩn bị cho kịch bản Nga tăng cường tấn công tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng khi mùa đông sắp đến.
Thêm vào tình trạng căng thẳng trên thực địa ở các thành phố như Kiev, trong những ngày gần đây, Nga cũng đã tiến hành các cuộc tấn công mô phỏng, xuất kích số lượng lớn máy bay ném bom và sử dụng tác chiến điện tử để mô phỏng tên lửa đã phóng, khiến còi báo động vang lên khắp Ukraine.
Theo Kyiv Independent" alt="Mục tiêu của Nga trong cuộc chiến với Ukraine trước khi ông Trump nhậm chức" />Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ
Minh Phương
(Dân trí) - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Moscow muốn bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt những nước lớn như Mỹ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik).
"Tất nhiên, chúng tôi muốn có quan hệ bình thường với tất cả các nước láng giềng, nói rộng hơn là với tất cả các nước, đặc biệt là nước lớn như Mỹ", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Tucker Carlson ngày 5/12.
Ông Lavrov cho biết, ông không thấy lý do gì để các nước không thể hợp tác.
Ông nói thêm, các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây chỉ khiến Nga mạnh hơn.
Khi được hỏi liệu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt có được coi là một trong những điều kiện để Nga đàm phán chấm dứt xung đột ở Ukraine hay không, Ngoại trưởng Lavrov không đi thẳng vào vấn đề.
Ông cho hay: "Có lẽ nhiều người ở Nga muốn coi đó là một điều kiện. Nhưng càng sống dưới lệnh trừng phạt, chúng tôi càng hiểu rằng tốt hơn là nên dựa vào chính mình và phát triển các cơ chế, nền tảng để hợp tác với các nước bình thường, không thân thiện với các bạn, không trộn lẫn lợi ích kinh tế, chính sách và đặc biệt là chính trị".
Theo TASS" alt="Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ" />
- ·Nhận định, soi kèo PSG vs Le Havre, 22h00 ngày 19/4: Khó thắng tưng bừng
- ·Giá xăng giảm trước ngày 8/3
- ·Yêu trang trí bếp, đừng bỏ qua 5 màu đang là xu hướng nổi bật năm nay
- ·Ngoại trưởng Nga, Ukraine, Mỹ đấu khẩu khi gặp mặt trực tiếp
- ·Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Newcastle Jets, 12h00 ngày 20/4: Không hề ngon ăn
- ·Nga cảnh báo hậu quả của chiến tranh hạt nhân
- ·Không quân Nga
- ·Nội bộ Ukraine băn khoăn khi ông Zelensky công bố kế hoạch chiến thắng Nga
- ·Kèo vàng bóng đá West Ham vs Southampton, 21h00 ngày 19/4: Tìm lại niềm vui
- ·Quốc gia cấm nuôi hổ, gấu và cá sấu làm thú cưng