![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Trong khi đó, FPT Shop mở cửa hàng khá sớm, từ 8h sáng 5/11.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tại Viễn Thông A, không khí mua bán cũng khá náo nhiệt.
" alt=""/>TPHCM: Thế Giới Di Động gây sốt với mẫu tây tiếp khách mua iPhone 6S, 6S PlusMarathon là cái tên ý nghĩa Gionee đặt tên cho sản phẩm của mình, ám chỉ máy có thể hoạt động một cách bền bỉ trong vài ngày không cần sạc nhờ cục pin 6.020 mAh. Theo thông tin từ nhà sản xuất, thiết bị này có thể cho thời gian chờ lên đến 62 ngày trong khi chỉ còn 5% pin, con số thực sự gây sốc trong thời đại smartphone hiện nay.
Lenovo Vibe P1 - 5.000 mAh
![]() |
Lenovo nổi tiếng với những sản phẩm pin "trâu", phục vụ một nhóm khách hàng riêng biệt. Với pin 5.000 mAh, việc sử dụng máy trong một vài ngày là điều trong tầm tay. Không những vậy, nó còn có thể đóng vai trò là một cục sạc dự phòng cho smartphone khác, thông qua cáp USB OTG.
Asus Zenfone Max - 5.000 mAh
![]() |
Xuất hiện tại triển lãm IFA, Berlin, Asus Zenfone Max có thể đáp ứng được 2 ngày sử dụng nhờ pin dung lượng lên đến 5.000 mAh. Cho đến thời điểm hiện tại, model này vẫn chưa có mặt tại nhiều thị trường. Có thể, Asus để dành nó cho dịp mua sắm cuối năm.
Huawei P8 Max - 4.360 mAh
![]() |
Đây là bản phóng lớn của chiếc P8 với màn hình lên đến 6,8 inch. Bạn có thể gọi nó là một chiếc tablet nhỏ cũng không sai. Với độ mỏng 6,8 mm, nặng 228 gram - nếu coi là tablet - P8 Max có các số đo khá thon gọn. Tuy vậy, viên pin hơn 4.000 mAh của nó có thể khiến bất cứ tín đồ nào hài lòng về thời lượng sử dụng.
Oppo R7 Plus - 4.100 mAh
![]() |
Ngoài việc nằm trong danh sách những smartphone pin khủng nhất, R7 Plus cũng nằm trong nhóm smartphone có màn hình lớn nhất (6 inch). Cấu hình thiết bị này khá phổ thông với màn hình độ phân giải Full HD, chip Snapdragon 615, RAM 3 GB và pin dung lượng 4.100 mAh.
Lenovo A5000 - 4.000 mAh
![]() |
Với chip lõi tứ MediaTek hiệu năng thấp, màn hình độ phân giải chỉ 720p và kích thước 5 inch, viên pin 4.000 mAh có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nặng của người dùng trong vài ngày.
" alt=""/>Những smartphone với pin dung lượng siêu lớnNở rộ tình trạng lừa đảo qua email
Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và CNTT cho biết, thời gian gần đây, Cục đã tiếp nhận thông tin về trường hợp doanh nghiệp X của Việt Nam bị lừa đảo tài chính trong quá trình giao dịch với đối tác tại nước ngoài.
Cụ thể, theo thông tin doanh nghiệp X cung cấp, tháng 6/2016, Công ty X có trụ sở tại TP.HCM đã ký hợp đồng mua bán nguyên liệu hạt nhựa với Công ty Y của Singapore. Hai bên là đối tác thường xuyên, đã nhiều lần thanh toán qua Ngân hàng Singapore.
Trong tháng 6/2016, Công ty X nhận được email từ đối tác Singapore thông báo lý do công ty đang bị kiểm toán nên yêu cầu công ty X thanh toán qua tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc, có kèm theo là chứng từ ủy quyền. Tên tài khoản tại ngân hàng Cộng hòa Séc là tên Công ty Y, giống tên tài khoản tại Singapore. Hai ngày sau, Công ty X thực hiện chuyển tiền và một tuần sau liên lạc với Công ty Y tại Singapore về việc đã chuyển tiền nhưng Công ty Y cho biết họ không có yêu cầu thanh toán và cũng không có tài khoản ngân hàng tại Cộng hòa Séc.
Cục TMĐT và CNTT nhận định, từ các thông tin Công ty X cung cấp, có thể thấy rằng các thông tin giao dịch của của Công ty X (TP.HCM) với Công ty Y (tại Singapore) qua thư điện tử đã bị đánh cắp. Đối tượng đánh cắp đã sử dụng những thông tin này để tiến hành lừa đảo Công ty X bằng cách tạo một tài khoản doanh nghiệp có tên giống tài khoản 2 bên thường giao dịch và sử dụng email giả danh email giao dịch của Công ty Y để yêu cầu chuyển tiền. Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, đối tượng đánh cắp đã tới ngân hàng và rút phần lớn số tiền.
“ Cục TMĐT và CNTT đã liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Séc để tư vấn cho doanh nghiệp; đồng thời đề nghị Công ty X liên hệ với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng Cục cảnh sát, Bộ Công An để tìm hướng giải quyết. Song đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài”, Cục TMĐT và CNTT nhấn mạnh.
Cũng theo Cục TMĐT và CNTT, trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức. Đơn cử như, sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của 2 bên doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo.
" alt=""/>Doanh nghiệp vẫn liên tiếp bị kẻ xấu lừa đảo qua email