Mới đây, hình ảnh chị Sun ngồi cạnh chồng trong viện đã lan truyền trên mạng xã hội. Khi bắt đầu kể cho chồng về những năm qua, chị Sun bật khóc. Người vợ nhẹ nhàng chạm vào đầu chồng: “Mặc dù tôi rất mệt nhưng tôi cảm thấy mọi chuyện thật đáng giá khi gia đình được đoàn tụ”.
Chị Sun nhớ lại cú sốc và nỗi đau đớn khi chồng bị ngừng tim đột ngột khiến anh rơi vào trạng thái thực vật. Chính suy nghĩ về hai đứa con là động lực giúp chị trở nên mạnh mẽ và không nản lòng. “Tôi muốn làm gương tốt cho các con”, chị nói.
Tình trạng hôn mê kéo dài đã tạo ra một loạt vấn đề về thể chất cho nam bệnh nhân. Anh phải phẫu thuật cắt khí quản để có thể thở được và đặt ống thông tiểu.
Người vợ cho biết suốt hơn chục năm qua, tâm trí chị không ngừng hướng về chồng. Chị đã dành thời gian và sức lực của mình để chăm sóc anh khi bất tỉnh. Chị đã rất vất vả và kiên nhẫn để lo cho chồng nhưng người phụ nữ này chưa bao giờ nản lòng, dao động. “Mắt anh ấy dần mở ra”, chị nhớ lại.
Bố chồng 84 tuổi của chị Sun tâm sự ông rất biết ơn những hy sinh của con dâu. “Con bé là con dâu của tôi nhưng thực sự còn tốt hơn con gái. Không ai có thể sánh bằng”, ông nói.
Câu chuyện đã khiến nhiều người trên mạng cảm động với nhiều lời ca ngợi: “Đó chính là tình yêu đích thực”, “Đó là một tình yêu tuyệt vời”, “Anh ấy đã cưới một thiên thần”.
Chuyện về người thân chăm sóc các bệnh nhân trở nặng thường thu hút rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Trung Quốc. Năm ngoái, một người vợ ở miền đông nước này được nhiều người cảm phục sau khi dành 3 năm chăm sóc chồng. Cô đã bật khóc vui mừng khi anh tỉnh lại sau cơn hôn mê.
Năm 2022, cư dân mạng bày tỏ sự yêu mến với cậu bé 3 tuổi đã đứng trên một chiếc ghế đẩu để chỉnh đầu đang nghiêng của người cha nằm bất động trên giường.
![]() |
Giảng viên PCCC bị thương khi tham gia cứu hỏa Trung úy Lê Đình Vĩnh điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Thanh Hà |
Theo trung úy Vĩnh, khoảng hơn 13h ngày 1/11, nhận được tin chi viện từ Cảnh sát PCCC Hà Nội, anh đã cùng cán bộ, chiến sĩ thuộc ĐH PCCC nhanh chóng tới hiện trường. “Chúng tôi có 16 người chia làm 2 xe, khi đến nơi đám cháy đã bùng lên rất to bao trùm toàn bộ quán karaoke” – trung úy Vĩnh nói.
Theo sự chỉ đạo của chỉ huy PCCC tại hiện trường, xe của trung úy Vĩnh triển khai chữa cháy và tiếp nước cho xe chữa cháy ở phía trước dập lửa, sau đó tiếp tục nhận lệnh di chuyển xe ra phía sau tiếp cận quán karaoke. Trung úy Vĩnh chỉ huy các chiến sĩ phun nước từ ngoài nhưng không hiệu quả sau đó triển khai cứu hỏa bằng lối cầu thang bộ.
“Trong lúc đưa đường ống nước chữa cháy giúp các chiến sĩ cứu hỏa, một mảnh kính to bằng 3 bàn tay ở cửa sổ tầng 5 bị lửa làm vỡ rơi trúng tay và chân trái khiến tôi bị đứt 3 gân điều khiển cử động ngón chân. Tôi được các đồng đội đưa ra ngoài khu vực y tế sơ cứu” – anh Vĩnh nói.
Theo trung úy Vĩnh, từ khi đi học, anh đã xác định rõ công việc của mình sẽ có rất nhiều nguy hiểm. “Do quen với công việc nên tôi bình tĩnh xử lý và cũng đã được học sơ cứu kịp thời. Việc cứu người, cứu tài sản là động lực để tôi theo nghề, và cũng là niềm tự hào khi được đứng trong hàng ngũ của lực lượng CAND” – anh Vĩnh chia sẻ.
Trước đó, tháng 11/2014, trong đám cháy chung cư trên đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội, trung úy Vĩnh cùng các cán bộ chiến sĩ cứu hỏa tầng 8 tòa nhà đã cứu được 4 người, chủ yếu là phụ nữ và người già thoát xuống an toàn.
“Lúc đó đám cháy bùng phát tại tầng 9 của tòa chung cư, khói bao trùm toàn bộ tầng 6,7,8 và có nhiều người mắc kẹt bên trong. Khi lên đến nơi, chúng tôi phải gõ cửa từng căn hộ vì có người đóng kín cửa sau đó phải trấn an tinh thần họ và hỗ trợ mọi người sử dụng bình cứu hộ, khăn sau đó thoát xuống phía dưới bằng cầu thang bộ” – anh Vĩnh kể.
Hôm qua, lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Cục Cảnh sát PCCC đã đến thăm hỏi, động viên chiến sĩ bị thương đang điều trị tại Bệnh viện 198.
Theo Thanh Hà/ Báo Tiền phong
" alt=""/>Giảng viên PCCC bị thương khi tham gia cứu hỏa vụ cháy karaokeTại hội nghị, trung tá Võ Trung Thành, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Đà Nẵng chia sẻ, tại Việt Nam có 72,7 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 73,3% dân số). Đáng chú ý, người Việt ngày càng nghiện mạng xã hội.
“Nhiều bạn trẻ có thói quen cứ 5-7 phút lại cầm điện thoại để vào Facebook xem có thông tin gì "hot" không, có ai nhắn cho mình không? Đó là một trong những biểu hiện nghiện mạng xã hội”, ông Thành cho hay.
Theo ông, việc bỏ quá nhiều thời gian vào mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến công việc, sức khoẻ tâm thần, giảm sự tương tác với các mối quan hệ xung quanh, giảm kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, có nguy cơ bị bắt nạt, khủng bố tinh thần bằng ngôn từ, tống tiền; bị tiêm nhiễm văn hoá độc hại. Một bộ phận người dùng, nhất là giới trẻ hiện nay tự nâng cấp giá trị bản thân bằng những giá trị ảo như lượt thích, lượt xem, đăng hình ảnh ảo, khoe khoang, phát ngôn, hành động gây sốc và dễ học theo tội phạm, giang hồ mạng.
Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội cũng dẫn đến nguy cơ bị lừa đảo. Nói về tình trạng báo động “đỏ” lừa đảo qua mạng hiện nay. Ông Thành cho biết, theo thống kê đầu năm 2024 có gần 16 tỷ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Con số thiệt hại rất lớn nêu trên cho thấy Việt Nam là vùng trũng nhận thức thông tin và sử dụng mạng.
Kể về 1 trường hợp thực tế từng tiếp nhận, ông Thành cho biết, có 1 cô gái trẻ đã bị lừa qua mạng tổng số tiền 1,150 tỷ đồng.
“Vào khoảng 9h sáng ngày hôm đó, khi đang trực ban, chúng tôi nhận được điện thoại của một cô gái trình bày sự việc, sau khi nghe xong, chúng tôi khẳng định cô gái đã bị lừa, tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng", ông Thành cho biết.
Theo ông Thành, các đối tượng lừa đảo hướng vào các nạn nhân mới. Đó là người cao tuổi, sinh viên, người lao động có thu nhập và cả trẻ em. Lý do nhắm vào các đối tượng này là vì họ đều có điện thoại thông minh nhưng khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn khá thấp. Trong khi đó, các đối tượng lừa đảo có thủ thuật đánh vào tâm lý khiến các nạn nhân khó đủ tỉnh táo để phát hiện ra. Đó cũng là nguyên nhân vì sao tuyên truyền rất nhiều, tuyên truyền hằng ngày, hằng giờ nhưng vẫn có người bị lừa.
Tại hội nghị, Trung tá Võ Trung Thành đã trao đổi với các học sinh, sinh viên kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn và phòng ngừa tội phạm trên không gian mạng, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng khai thác, sử dụng thông tin chính thống trên Internet, mạng xã hội cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí lành mạnh.
“Các bạn trẻ khi có được những thông tin đầy đủ hãy tuyên truyền đến những người thân của mình. Toàn xã hội phải nâng cao nhận thức thì lúc đó mới ngăn chặn, giảm thiểu được tình trạng lừa đảo qua mạng”, ông Thành cho hay.
" alt=""/>Được công an ngăn chặn nhưng không nghe, cô gái bị lừa đảo mất hơn 1 tỷ đồng