Không phải Apple mà chính Microsoft mới là công ty giá trị nhất thế giới hiện nay. Có vẻ Apple đang mất dần động lực phát triển sau màn ra mắt iPhone mới thiếu ấn tượng.
Trong thời gian dài,ặtApplethànhcôngtygiátrịnhấtthếgiớtrận mu Apple luôn đứng đầu danh sách công ty giá trị nhất thế giới, thậm chí là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công ty 1 nghìn tỷ USD đầu tiên thế giới.
Microsoft là công ty giá trị nhất thế giới hiện nay
Với giá cổ phiếu đạt mức 207 USD/ cổ phiếu và có thời điểm lên tới 231 USD/cổ phiếu, có vẻ con đường đi của Apple không gặp bất cứ trở ngại nào. Hãng bán đủ thứ sản phẩm công nghệ và thường với mức giá “cắt cổ”. Mẫu iPhone XS Max hiện đã cán mốc cao nhất trong lịch sử 1.449 USD.
Thế nhưng, mọi thứ không thể mãi cứ suôn sẻ. Cổ phiếu tuần trước của Apple rớt xuống 172,2 USD/cổ phiếu, và giá trị công ty chỉ còn ở mức 746 tỷ USD. Ở mức này, Apple xếp thứ hai sau Microsoft – 753 tỷ USD.
Cùng Amazon, Microsoft đang phấn đấu trở thành công ty nghìn tỷ USD. Sự tụt dốc của Apple càng tạo thêm động lực cho Microsoft, từng là tên tuổi máu mặt nhất trong ngành công nghiệp phần mềm rồi sau đó nhảy sang phần cứng.
Nguyễn Minh (theo BGR)
Apple "hồi sinh" iPhone X do iPhone XS và XS Max ế
Theo Nhật báo phố Wall, Apple đã nối lại sản xuất mẫu điện thoại tưởng như bị "khai tử" iPhone X do sức mua kém của iPhone XS và XS Max.
Đàm phán thương mại Mỹ-Trung diễn ra khi Huawei bị chính phủ Mỹ áp đặt trừng phạt. Ảnh: marketprimenews
Chiến dịch này đã đưa Huawei vào danh sách đen của Mỹ, vì vậy công ty này bị mất các nguồn cung cấp công nghệ quan trọng, đồng thời cũng buộc nhiều đồng minh của Mỹ phải cô lập Huawei.
Và dù các lệnh cấm từ phía Mỹ sẽ gây tổn hại đến Huawei, công ty này cuối cùng sẽ có thể bù lại những tổn thất bằng cách củng cố quan hệ với một số công ty công nghệ Trung Quốc phát triển nhanh khác. Đối với phần còn lại của thế giới, việc chính quyền Washington tấn công Huawei nói riêng và Bắc Kinh nói chung sẽ tạo ra những hậu quả lâu dài.
Trung Quốc có vị thế cực kỳ quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vì thế việc cô lập một cường quốc sản xuất công nghiệp hàng đầu thế giới với thị trường tiêu dùng 1,4 tỷ người, chắc chắn sẽ gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra bóng đen phủ lên toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Tính toán sai lầm của chính quyền Tổng thống Trump có thể là kết quả của việc vội vàng hành động với hy vọng nước này sẽ giành được chiến thắng trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Rõ ràng phía Mỹ dường như tin chắc chắn rằng, Trung Quốc nằm ở vị trí yếu thế hơn Mỹ bởi Bắc Kinh lo ngại về rủi ro “hạ cánh cứng” với nền kinh tế. Đáng tiếc, phía Washington đã nhầm.
Những tính toán sai lầm đã khiến căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Ảnh: detik.com
Dù Trung Quốc không nhập khẩu nhiều từ Mỹ, nhưng nước này có nhiều vũ khí hơn Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại. Ngoài việc trả đũa trực tiếp thông qua các mức thuế đánh vào các sản phẩm nông nghiệp cũng như máy bay thương mại, Bắc Kinh cũng có thể tăng cường việc kiểm soát vốn, bán mạnh trái phiếu chính phủ Mỹ, hoặc để cho đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm giá mạnh. Việc đồng NDT hạ giá chắc chắn sẽ khiến cho USD trở nên bất ổn cũng như gây rối loạn cho nhiều tổ chức tiền tệ quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như khá kiềm chế. Mặc dù đồng NDT gần đây hạ giá so với USD, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn thể hiện mạnh mẽ quan điểm sẽ giữ đồng tiền này ổn định tỷ giá. Ngay cả khi mà căng thẳng với Mỹ xung quanh vấn đề thương mại và công nghệ buộc Trung Quốc phải có biện pháp trả đũa, Trung Quốc sẽ vẫn giữ thái độ kiềm chế này trong tương lai gần.
Lý do khá đơn giản: Động thái của Trung Quốc phục vụ tốt cho quyền lợi lâu dài của nước này, cả trực tiếp thông qua việc hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ổn định xã hội và tính toàn vẹn của nhà nước. Lẫn gián tiếp như tránh sự gián đoạn gây nhiều thiệt hại tài chính đến thị trường toàn cầu. Đáng tiếc, khi làm như vậy, Bắc Kinh cũng không làm trọn vẹn được cam kết mà phía Washington đang mong muốn có được từ phía nước này.
Thương chiến đã cho thấy rủi ro của việc duy trì một nền kinh tế mở. Thế nhưng thay vì đóng cửa với thế giới, Trung Quốc chọn cách đảm bảo cho sự ổn định cho kinh tế toàn cầu. Cụ thể, Trung Quốc sẽ phát triển các công nghệ cốt lõi của riêng mình, để chấm dứt sự phụ thuộc vào Mỹ cũng như xây dựng các ngành chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước này, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc có trụ sở ở Thượng Hải, ông Trương Tuấn cho biết.
Tuấn Trần
" alt="Những tính toán sai lầm trong thương chiến với TQ của ông Trump"/>
Tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Ảnh: Tass
Một giờ đêm 27/7, Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phái Tổng tham mưu trưởng A. Vasilyevsky bay đến mặt trận trực tiếp chỉ đạo và giúp PDQ Stalingrad tổ chức phòng thủ thành phố. Ngày 28/7, với tư cách là Dân uỷ Quốc phòng, Stalin kí Chỉ lệnh số 227 nêu rõ “... Nếu cứ rút lui, chúng ta sẽ không có lúa mì, không có nhiên liệu, không có kim loại, không có nhà máy và công xưởng, không có đường sắt. Khẩu hiệu chủ yếu lúc này của chúng ta là: Không được lùi một bước”.
Những cố gắng và hi sinh của bộ đội đã mang lại kết quả. Địch bị rối loạn trong hành động và tạm thời đánh mất khả năng tiến công, không bao vây được TĐQ 62 mà âm mưu chiếm các bến vượt sông Đông và nhằm tới Stalingrad cũng phá sản.
Bộ Tổng chỉ huy Đức quyết định điều cánh quân vốn đang tiến công theo hướng Kavkaz quay ngoặt xuống phía Nam, cùng cánh quân phía Bắc kẹp toàn bộ Stalingrad vào gọng kìm thép khổng lồ.
Ngày 6/8, quân Đức chuyển sang tiến công. Địch tăng cường sức ép. Hồng quân chiến đấu anh dũng nhưng tình hình ngày một nghiêm trọng. TĐQ 62 bị cắt đứt khỏi các đơn vị khác. Lực lượng Hồng quân hiện có ở Stalingrad không đủ để đánh tan quân địch, cần phải có viện binh.
Ngày 12/9/1942, Hitler quyết định tạm dừng tiến công và chọn “giải pháp trung bình” cho trận Stalingrad. Theo đó, không đặt vấn đề chiếm hẳn thành phố, mà làm cho nó mất hết ý nghĩa là một trung tâm công nghiệp quốc phòng và đầu mối giao thông quan trọng, khi có thời cơ thì lập tức tiến công cơ động qua tuyến cuối cùng được vạch ra trong “giải pháp trung bình”.
Trận chiến Stalingrad được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Tass
Cùng ngày, Stalin có cuộc họp với các tướng G. Zhukov và A. Vasilyevsky. Ba người thống nhất tổ chức phản công, chọc thủng phòng tuyến địch và bao vây tiêu diệt cánh quân Stalingrad của chúng. Quân Đức sẽ phải thực hiện một mũi đột kích từ ngoài vào để giải vây. Khi đó, Hồng quân sẽ bủa vây bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp, lớp ngoài là tuyến đánh địch đột kích từ bên ngoài.
Ngày 19/11/1942 bắt đầu giai đoạn 2 của trận đánh, Hồng quân chuyển sang phản công. Sau khi đập tan tuyến phòng thủ hai bên sườn quân địch, Hồng quân phát triển tiến công theo hai hướng và đến ngày 23/11 thì hai cánh quân này gặp nhau, tạo thành một vòng tròn vây chặt 22 sư đoàn quân Đức cùng 160 đơn vị lẻ gồm 330 nghìn quân. Quân Đức phá vây, nhưng các mũi đột kích bị nghiền nát.
Từ ngày 16 đến ngày 30/12, Hồng quân đập tan TĐQ Sông Đông mới được Bộ Chỉ huy Đức vội vã thành lập. Ngày 10/1/1943, Hồng quân bắt đầu chiến dịch Chiếc vòng, lần lượt tiêu diệt quân địch ở phía Tây rồi phía Nam vòng vây, tiếp đó chia cắt quân địch còn lại làm hai mảng để xoá sổ từng mảng một.
Ngày 31/1, cánh quân Đức ở phía Nam do Paulus chỉ huy ngừng kháng cự. Ngày 2/2, cánh quân phía Bắc đầu hàng nốt. 91.000 sĩ quan và binh sĩ Đức bị bắt làm tù binh, gần 140.000 tên bị tiêu diệt trong chiến dịch Chiếc vòng. Còn nếu tính toàn bộ giai đoạn 2 thì phía Đức mất 800.000 quân, 2.000 xe tăng, 10.000 pháo và súng cối cùng 3.000 máy bay.
Trận Stalingrad là trận đánh khổng lồ nhất trong Thế chiến 2 và lịch sử chiến tranh nói chung. Số quân Đức bị tiêu diệt, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích lên đến 1,5 triệu tên, tức một phần tư binh lực trên mặt trận Xô - Đức.
Chiến thắng Stalingrad tạo bước ngoặt quyết định cho Chiến tranh Vệ quốc và Thế chiến 2. Từ đây, Hồng quân Liên Xô giành được ưu thế chiến lược. Thất bại ở Stalingrad làm rung chuyển cả nước Đức, làm các nước chư hầu mất lòng tin vào Đức. Trong khi đó, phong trào chống phát xít ở các nước bị tạm chiếm được khích lệ, bổ sung nguồn năng lượng mới.
Nguyên Phong
" alt="Trận đánh lớn nhất lịch sử chiến tranh diễn ra như thế nào?"/>