Thời sự

Bọc răng sứ cho xinh, cô gái 26 tuổi mủn hết răng cửa

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-01-18 11:49:13 我要评论(0)

Không tự tin vì răng cửa hơi hô,ọcrăngsứchoxinhcôgáituổimủnhếtrăngcửlịch bóng chuyền nữ Minh Ngọc, 2lịch bóng chuyền nữlịch bóng chuyền nữ、、

Không tự tin vì răng cửa hơi hô,ọcrăngsứchoxinhcôgáituổimủnhếtrăngcửlịch bóng chuyền nữ Minh Ngọc, 26 tuổi ở Tuyên Quang quyết định bọc sứ 4 chiếc răng cửa hàm trên tại một phòng khám nha khoa địa phương để cải thiện.

Cô được nhân viên phòng khám lấy tủy, mài nhỏ răng, làm bắc cầu chụp sứ cùng lúc 4 răng.

Đẹp chưa được bao lâu, Minh Ngọc thường xuyên thấy răng cửa ê buốt, viêm lợi tái phát nhiều lần. Khi thắc mắc với phòng khám, cô được hướng dẫn thay kem đánh răng, uống thuốc kháng sinh song tình trạng chỉ cải thiện được vài ngày.

Gần đây, Ngọc thấy lợi tụt sâu, đau đớn, miệng có mùi hôi rất nặng nên đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ để kiểm tra.

Trao đổi với VietNamNet, BS Lê Minh Đức, Khoa Liên chuyên khoa, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh nhân Ngọc bị biến chứng rất nghiêm trọng sau bọc răng sứ, hình thành nang xương hàm khá lớn do cầu răng sứ bị viêm nhiễm lâu ngày.

{ keywords}

Bọc sứ sai chỉ định khiến răng cửa bệnh nhân mủn vụn, viêm nhiễm nghiêm trọng

Khi bác sĩ lay nhẹ cầu răng sứ, toàn bộ 4 răng cửa rơi ra, bên trong mủn toàn bộ. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật loại bỏ cầu răng sứ, lấy nang xương hàm, điều trị viêm lợi. BS Nguyễn Trạch Dân, Phó giám đốc bệnh viện trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân.

Theo BS Đức, trường hợp trên nếu để nang xương hàm lớn hơn sẽ chạm vào dây thần kinh số 5 khiến bệnh nhân liên tục đau, nóng rát vùng mặt, thậm chí uống giảm đau thông thường không hiệu quả. Những ca bệnh này phải dùng giảm đau đặc hiệu cho dây thần kinh số 5 và phẫu thuật để giải phóng chèn ép.

BS Đức nhấn mạnh, bệnh nhân Ngọc bọc sứ sai chỉ định, kỹ thuật viên mài quá nhỏ và lấy hết tủy răng, xương hàm hiện đã bị tiêu. Phương án tối ưu phải ghép xương hàm, sau đó cắm implant dựng lại 4 răng cửa, tuy nhiên do bệnh nhân không có điều kiện nên có thể chỉ đắp bột xương, sau đó cấy ghép 2 implant để phục hình sứ bắc cầu.

BS Đức cho biết, hiện khoa cũng vừa tiếp nhận một bệnh nhân khác bị biến chứng sau bọc sứ răng số 7, hình thành nang xương hàm lớn, suýt chạm vào dây thần kinh số 5.

Trước đó khoa điều trị trường hợp nữ bệnh nhân bị khấp khểnh nhiều răng, thay vì niềng đã quyết định bọc sứ 20 chiếc răng. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng môi sưng vều, đau đớn, miệng rất hôi. Kết quả kiểm tra cũng phát hiện có nang xương hàm rất lớn.

Khoảng 10 năm trở đây, trào lưu bọc răng sứ (chụp sứ) nhằm che đi các khuyết điểm của răng rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, BS Đức khuyến cáo, đây là kỹ thuật cao, đòi hỏi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm cùng chuyên môn để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và hạn chế tối đa các biến chứng.

Nếu không tuân thủ các kỹ thuật khi thực hiện bọc răng sứ sẽ gây ra 5 biến chứng nghiêm trọng, nhẹ là đau nhức kéo dài, viêm lợi triền miên gây hôi miệng, nặng là lệch khớp cắn, nguy cơ mất chức năng nhai của hàm, viêm tủy, nguy cơ hỏng răng gốc.

BS Đức cho biết, thông thường khi mài răng nguyên bản để bọc sứ, bác sĩ không được mài quá 1mm, mài sâu sẽ xâm phạm đến tủy răng.

“Với những trường hợp bị hô, răng khấp khểnh cần được niềng răng thay vì bọc răng sứ. Việc này tốn thời gian khoảng 2 năm, nên rất nhiều người không đợi được, muốn đẹp nhanh sau 3-4 ngày nên đã đến các phòng khám mài răng rồi bọc. Đây là chỉ định không đúng”, BS Đức chỉ rõ.

BS Đức cảnh báo, khi bọc răng sứ sai chỉ định, ngay 1-2 tháng sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm lợi, uống kháng sinh hoặc chấm thuốc có thể đỡ nhưng phát bệnh lại liên tục và sau 3-4 năm, lợi sẽ tụt hẳn xuống, tiêu xương như bệnh nhân Ngọc.

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Cô gái 28 tuổi rụng răng, móm mém như cụ bà 80 vì thói quen xấu

Cô gái 28 tuổi rụng răng, móm mém như cụ bà 80 vì thói quen xấu

Một cô gái 28 tuổi lại có bộ răng móm mém, lỏng lẻo như một bà cụ, mất toàn bộ chức năng nhai thức ăn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
W-z5238732261702-242bde88fac07d9f95192a669c4b5dbc-1-1.jpg
Điểm trường Đán Tọ nằm cheo leo giữa núi đồi Tây Bắc.

Sau khi biết về cuộc sống của cô và trò điểm trường mầm non Đán Tọ - Giao Hàng Tiết Kiệm với truyền thống nhiều năm bền bỉ trong hoạt động thiện nguyện đã quyết định ủng hộ 300 triệu đồng thông qua báo VietNamNet xây mới điểm trường Đán Tọ.

Đại diện Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm chia sẻ: Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng nêu trên, Giao Hàng Tiết Kiệm mong muốn sẽ dành tặng cô và trò ở điểm trường Đán Tọ một không gian học tập mới mẻ, trực quan và tiện nghi.

“Chúng tôi tin rằng, một điểm trường xây dựng kiên cố sẽ có giá trị bền vững và lan tỏa giá trị tốt đẹp, nhân văn đến với nhiều thế hệ học trò tại bản Mông thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Đây sẽ là nơi ươm mầm tri thức, kết nối tình thương yêu của doanh nghiệp đến những địa phương còn nhiều khó khăn, vất vả. Những bài học từ điểm trường sẽ là hành trang để các con vươn tới những ước mơ, trong hành trình dài đó chúng tôi rất vui khi được đóng góp một phần công sức”, đại diện Giao Hàng Tiết Kiệm chia sẻ.

Tính đến ngày 4/4, Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm đã chuyển đến tài khoản của báo VietNamNet tổng số tiền 300 triệu đồng với mục đích xây điểm trường mầm non Đán Tọ. Sau khi tiếp nhận, Báo VietNamNet đã phối hợp với chính quyền địa phương lên phương án, thiết kế, giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến đầu tư cho giáo dục để khởi công dự án.

Ông Lò Văn Hương, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Than Uyên (tỉnh Lai Châu) bày tỏ vui mừng khi các cô và trò xã Tà Mung nhận được sự hỗ trợ từ Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm.

“Huyện ủy đã giao nhiệm vụ đối với UBND huyện để phối hợp chặt chẽ với báo VietNamNet và kết nối với nhà tài trợ để việc thực hiện dự án diễn ra đúng quy định, đúng tiến độ để các em học sinh bản Đán Tọ, xã Tà Mung được học tập, trải nghiệm trong không gian mới, khang trang và sạch đẹp”, Bí thư Lò Văn Hương thông tin.

Công ty cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm là công ty công nghệ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính với ưu thế tốc độ, mạng lưới khắp toàn quốc và có thế mạnh trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới cho hoạt động của mình.

Trên hành trình phát triển đó, Giao Hàng Tiết Kiệm chung tay cùng xã hội tham gia các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội như: xây cầu; xây trường; xây nhà tình nghĩa; trồng rừng… tất cả với mong muốn vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhiều năm qua, giữa báo VietNamNet và Giao Hàng Tiết Kiệm đã có nhiều hoạt động trong việc phối hợp tổ chức các chương trình thiện nguyện. Mới đây nhất, vào năm 2023, hai đơn vị tổ chức chương trình “Máy tính học bài cùng em” với tổng kinh phí 600 triệu đồng.

Lớp học ‘mùa mưa nước dột, mùa hè nóng như chảo lửa’Những em bé người dân tộc Mông ở bản Đán Tọ, xã Tà Mung (Than Uyên, Lai Châu) nhiều năm qua vẫn có một mơ ước được học trong một điểm trường khang trang hơn..." alt="Giao Hàng Tiết Kiệm cùng VietNamNet xây mới điểm trường ở Lai Châu" width="90" height="59"/>

Giao Hàng Tiết Kiệm cùng VietNamNet xây mới điểm trường ở Lai Châu

trai he lua dao 4.jpg
Chị Đ.D (Đà Nẵng) đã mắc bẫy khi đăng ký thông tin qua trang fanpage giả mạo. Ảnh chụp màn hình

Chị D. cho biết, vì có nhu cầu cho con đăng ký trải nghiệm môi trường quân sự, chị đã tham khảo thông tin trên mạng xã hội. Thấy trang “Trại Hè Quân Đội 2024” khá uy tín với 8,5 nghìn lượt thích, 11 nghìn lượt like, cũng như trên trang có rất nhiều hoạt động nên đã chủ động nhắn tin tìm hiểu.

Đầu tiên, họ xin thông tin, kết bạn qua zalo để trao đổi. Khi được nhân viên tư vấn cho bé học tại doanh trại quân đội quận Sơn Trà, là nơi gần nhà, tiện đi lại nên chị D. đồng ý làm theo hướng dẫn để đăng ký tham gia khoá học cho con.

Sau đó, nhân viên hối thúc chị tải ứng dụng Telegram và đưa chị vào group phụ huynh để chuẩn bị khảo sát, nếu đạt mới được tham gia và được phát 1 bộ quân phục cho các cháu.

Ban đầu chị D. làm theo hướng dẫn, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của vòng 1. Chuẩn bị bước sang vòng 2, có một phụ huynh trong nhóm vào chào, nói chuyện riêng với chị. Họ nói con của bạn họ đã tham gia khoá học này năm ngoái để chị D. tin tưởng.

Sau vòng khảo sát, nhóm lừa đảo bắt đầu gửi thông tin đề nghị phụ huynh giúp đỡ nhà tài trợ chương trình để tăng lượt mua đồ, tăng tương tác, hỗ trợ cho chương trình. Sau khi kết thúc sẽ hoàn lại tiền cho phụ huynh trong vòng 3-5 phút.

trai he lua dao 4.png
Để đăng ký cho con tham gia chương trình, chị D. phải hoàn thành 2 vòng xét tuyển

Chị D. được hướng dẫn chuyển khoản 500 nghìn đồng để mua bức tranh. Lúc này chị bắt đầu thấy hoang mang nhưng thấy trong nhóm mọi người nghe theo răm rắp, thi nhau chuyển khoản nên chị D. cũng làm theo.

Chị D. tiếp tục được yêu cầu tham gia vòng tiếp theo. Lo sợ bị lừa, chị đã trì hoãn để nhắn tin với phụ huynh trên mà không biết rằng người này cũng nằm trong nhóm lừa đảo.

“Tôi thắc mắc không biết có phải lừa đảo không, tại sao lại bắt chuyển khoản. Vị phụ huynh này nói họ đã hoàn thành, chỉ cần tôi làm thêm 1 lệnh chuyển khoản nữa là xong, sẽ được nhận giấy mời và 1 bộ đồ quân phục cho con tham gia. Nghe xong tôi cũng thấy yên tâm và nhắn lên group là sẵn sàng tham gia tiếp nhưng họ nói hết giờ rồi”, chị D. kể.

Tối ngày hôm đó, chị D. bắt đầu lên mạng tìm hiểu thông tin, không thấy thông tin cảnh báo lừa đảo về việc cho con tham gia trại hè quân đội nên chị không nghĩ mình đang bị lừa. Đặc biệt, trong nhóm có thành viên còn nhắn tin tâm sự, chia sẻ chuyện gia đình, nuôi dạy con cái… với chị cả đêm khiến chị không còn lo lắng, nghi ngờ. Họ còn nói khi nào có giấy mời chính thức sẽ báo cho chị. 

trai he.jpg
Thư mời có địa chỉ email, số hotline để phụ huynh tin tưởng. Ảnh NVCC

Sáng ngày hôm sau, khoảng 8h30 ngày 31/3, phụ huynh này khoe giấy mời khiến chị D. vội vàng liên lạc, sẵn sàng để làm bài test.

“Tôi bắt đầu mất tiền từ đây. Chỉ ước có hai từ giá như, giá như tôi không vội vàng”, chị D. nói.

Giống như kịch bản cũ, lần này chị được yêu cầu chuyển khoản 3,2 triệu đồng để mua vật phẩm, nhận lại tiền sau 3-5 phút. Đến một vật khác trị giá 10,5 triệu đồng, chị D. hoang mang thì được phụ huynh giả trên trấn an “chuyển nốt lần này nữa là xong”. 

Chị D. định chuyển khoản lần này nữa sẽ dừng lại nhưng lần này họ không trả lại tiền cho chị mà yêu cầu phải làm một lệnh chuyển 35 triệu đồng nữa mới hoàn thành.

Quá lo lắng, chị D. xin được rút tiền về nhưng họ bắt buộc phải hoàn thành nếu không tài khoản sẽ bị treo 24-36 tháng mới lấy được. Thấy chị D. nói không đủ tiền tiền để đóng, họ lại thúc giục chị cố gắng, chỉ còn vòng này nữa là hoàn thành, nếu không sẽ không có cơ hội. Chị chỉ có 5 phút, quá thời gian trên sẽ “đóng bài”, đồng nghĩa với việc bị treo tiền.

“Lúc này, chân tay tôi run rẩy, sợ bị chồng la nên lén đi ra ngoài để thực hiện lệnh. Tôi dường như bị mất kiểm soát. Mọi người trong group thi nhau chuyển tiền khiến tôi lo sốt vó nếu không làm theo sẽ bị mất trắng”.

trai he lua dao 5.jpg
Trên mạng Facebook xuất hiện nhiều trang Fanpage giả mạo. Các trang này thường đăng tải nhiều hoạt động, hình ảnh, có nhiều lượt like khiến nhiều phụ huynh bị sập bẫy. Ảnh chụp màn hình 

Thế nhưng, sau khi chuyển 35 triệu lần 1, nhóm lừa đảo tiếp tục yêu cầu chị thực hiện lệnh chuyển 35 triệu lần 2 do chị thực hiện sai cú pháp. Chị D. phải vay mượn tiền của bạn để nộp vào với hi vọng lấy lại được số tiền đã mất. Chỉ trong vòng 30 phút, chị D. đã chuyển 81,5 triệu đồng.

Nhóm lừa đảo còn yêu cầu chị D. chuyển thêm 91 triệu đồng. Đến lúc này, chị D. mới tin rằng mình đã bị lừa. 

Hiện tại, những trang trại hè quân đội tương tự đang xuất hiện rất nhiều trên facebook. Chị D. chia sẻ câu chuyện để mọi người cảnh giác, không bị lừa giống mình. 

Công an TP Đà Nẵng vừa đưa ra cảnh báo khẩn, nêu rõ: Hiện nay, có một số trang Facebook như "Trại hè kỹ năng, Học kỳ CAND" đăng tin giới thiệu sẽ tổ chức chương trình trại hè cho học sinh tại TP Đà Nẵng tại địa chỉ 183A Phan Đăng Lưu và 80 Lê Lợi (P.Thạch Thang, Q.Hải Châu). Theo Công an TP Đà Nẵng, hoạt động này chỉ có Đoàn thanh niên công an các tỉnh thành trên toàn quốc được phép thực hiện, không có đơn vị nào được phép tổ chức. Tại Đà Nẵng, Đoàn Thanh niên Công an TP chưa tổ chức hoạt động này. 

Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới 'học sinh nợ tiền mua hàng'

Hà Nội xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới 'học sinh nợ tiền mua hàng'

Sau chiêu lừa 'con cấp cứu ở bệnh viện', những ngày gần đây, tại Hà Nội lại tiếp tục xuất hiện phương thức lừa đảo mới." alt="Kịch bản lừa đảo khiến phụ huynh mất gần trăm triệu chỉ trong 30 phút" width="90" height="59"/>

Kịch bản lừa đảo khiến phụ huynh mất gần trăm triệu chỉ trong 30 phút

Hoạt động 'mùa xuân tìm lá dâu, mùa thu nhặt lá rụng' được ví là công việc quanh năm của phụ huynh. Còn học sinh đóng vai trò thụ động trong việc hoàn thành bài tập, phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình. Khi bài tập thực hành đi chệch khỏi mục đích ban đầu, không chỉ làm tăng gánh nặng cho phụ huynh, còn khiến học sinh hình thành thói quen ỷ lại. 

Trước thực trạng trên, Bộ Giáo dục Trung Quốc kêu gọi, không để phụ huynh thành 'trợ giảng' cho nhà trường và giáo viên. Đồng thời, cơ quan này cũng nhấn mạnh, tránh để tình trạng bài tập về nhà của học sinh trở thành dành cho phụ huynh. Nghĩa là giáo dục thực tiễn phải chú trọng tính hiệu quả và phương pháp. Khi mọi thứ vượt quá giới hạn phù hợp, không tránh khỏi sự biến đổi về chất. 

Sau câu chuyện này, chủ đề làm thế nào để không biến bài tập về nhà thành của phụ huynh được đặt ra. Nhìn vào thực tế sẽ không có giải pháp cụ thể mang tính tối ưu. Lấy việc nuôi tằm làm ví dụ, không nhất thiết bắt mỗi học sinh phải hoàn thành bài tập độc lập. 

Thay vào đó, nhà trường có thể cân nhắc đến việc chia nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tập trung hoàn thiện bài tại trường. Học sinh sẽ thay phiên nhau nuôi dưỡng và quan sát sự sinh trưởng của tằm. 

Việc nhà trường giao bài tập cho học sinh cần căn cứ vào tình hình thực tế và có giải pháp thay thế linh hoạt. Mặt khác, phụ huynh không nên làm mọi việc cần hướng dẫn con phát huy trí tưởng tượng và thử các phương pháp khác nhau. Hợp tác giải quyết vấn đề cùng con trước những thử thách. 

Quá trình giáo dục trẻ cần sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường. Mục tiêu cuối cùng của việc này nhằm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh, đưa giáo dục trở lại đúng bản chất. 

Trường tiểu học cấm học sinh làm bài tập về nhà quá 21h30TRUNG QUỐC - Để tiếp tục đẩy mạnh chính sách 'giảm kép', Trường Tiểu học Quế Nhã, thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) đã ban hành lệnh cấm học sinh làm bài tập về nhà quá 21h30." alt="'Không biến bài tập về nhà thành việc của phụ huynh'" width="90" height="59"/>

'Không biến bài tập về nhà thành việc của phụ huynh'