Những hình ảnh biểu tượng của Google hay Google Doodle không còn quá xa lạ với người dùng Internet. Google Doodle là những biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm thời cho biểu tượng Google trên trang chủ Google.com (hay Google Tiếng Việt - Google.com.vn). Chúng thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt, ngày sinh của các danh nhân, nhân vật có ảnh hưởng toàn cầu,...
Mục đích của sự ra đời Google Doodle nhằm mang tới sự tươi mới cho người dùng. Bên cạnh đó, Google cũng muốn dùng các hình ảnh mang tính biểu tượng này làm công cụ quảng bá, tôn vinh và kỷ niệm.
Dịp Quốc khánh 2/9 năm nay đánh dấu một cột mốc có ý nghĩa lớn đối với người dân Việt Nam. Cũng vào ngày này 79 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cũng chính vì vậy, Google đã sử dụng hình ảnh lá quốc kỳ Việt Nam tung bay trong gió như một cách gợi nhớ cột mốc lịch sử hào hùng của người Việt.
Đây không phải lần đầu Google đưa một hình ảnh gần gũi với Việt Nam ra giao diện trang chủ Google tiếng Việt. Trước đó, Google cũng từng thay giao diện Google Doodle để kỷ niệm ngày sinh của họa sĩ Bùi Xuân Phái, tôn vinh hình ảnh Hội An hay chào mừng các lễ hội truyền thống như Tết Trung thu hay dịp Tết Nguyên đán.
Các đại biểu cho rằng, trước sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ngành giáo dục nghề nghiệp Thành phố cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ ở các nội dung: mô hình, chương trình, phương thức đào tạo. Bên cạnh, giáo dục nghề nghiệp phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản cần thiết để người lao động dễ chuyển đổi nghề nghiệp, có tư duy sáng tạo mang tính liên ngành, thích nghi với thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục trong thị trường sức lao động trong nước, khu vực và quốc tế, tránh nguy cơ bị mất việc làm khi thị trường sức lao động có sự tham gia của lực lượng lao động tự do dịch chuyển trong khối ASEAN.
Theo ông Nguyễn Văn Lâm, PGĐ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM, vẫn còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần được nhận diện, đưa ra các giải pháp hữu hiệu để việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo nghề cho LĐNT thực sự là bước nhảy vọt, là điểm nhấn của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp Thành phố. Ông Lâm cũng nhấn mạnh, việc đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, tìm kiếm các giải pháp, kinh nghiệm hữu hiệu trong việc áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào công tác giáo dục nghề nghiệp nói chung và đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng sẽ đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong sản xuất, kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Minh Vy
" alt=""/>TP. HCM: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đón đầu kỷ nguyên 4.0
Cố Thủ tướng Phan Văn Khải có nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi với GS Đại, lần nào cũng là những chuyện đời thường thiết thực.
Nhận xét về con người cố Thủ tướng, GS. Hồ Ngọc Đại cho biết:
“Anh Khải là người thiện tâm và chân thành. Trong các cuộc gặp, anh luôn giữ mối quan hệ gần gũi thân tình”.
Theo đánh giá của GS Đại, cố Thủ tướng Phan Văn Khải chính là người trực tiếp triển khai công việc đổi mới giáo dục tại Việt Nam.
Cho đến tận bây giờ, khi nhắc đến cố Thủ tướng Phan Văn Khải, GS Đại vẫn không giấu sự khâm phục:
“Anh Khải đúng là người thực bụng muốn đổi mới và dám đổi mới”. Với cái tâm ấy, cố Thủ tướng Phan Văn Khải luôn giữ thái độ khiêm tốn, lắng nghe ý kiến phản biện của giới chuyên gia trước khi quyết định các chính sách.
“Trước ông Khải, ông Võ Văn Kiệt mời vài chục giáo sư đến phòng họp ở Phủ Thủ tướng bàn về đổi mới giáo dục. Sau đó, khi đã là thủ tướng, ông Khải mời 5 vị giáo sư, trong đó có tôi, để cùng bàn luận về giáo dục. Một tháng sau, ông mời riêng tôi, nhưng tôi đề nghị mời thêm Bộ trưởng giáo dục khi ấy là Nguyễn Minh Hiển cùng dự. Buổi sáng hôm đó, hai chúng tôi cùng bàn luận rất nhiều về giáo dục. Ông Khải nói: Anh Đại ơi! Hôm nay được nghe anh nói kĩ về giáo dục, tôi thấy anh đúng lắm! Nhưng tôi, tôi không biết phải loay hoay thế nào đây. -Anh là Thủ tướng – GS. Hồ Ngọc Đại nói - thì làm hay không làm chứ sao lại loay hoay. Nhiều người nghe tôi nói cũng đã nói lại: Nghe ông Đại nói thì kiến trong lỗ cũng bò ra, nhưng khi ông Đại đi thì kiến lại bò vào lỗ. Nghe vậy, Thủ tướng nói: Tôi xin hứa với anh Đại một điều: Xây cho anh 2000 trường tiểu học mới cho 2000 xã nghèo nhất đất nước. Mỗi xã sẽ có một trường tiểu học khang trang hơn cả Uỷ ban, Đảng uỷ” - GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
Lời hứa chắc nịch ấy cũng khiến cho GS Đại ngạc nhiên:
“Với tình hình kinh tế hiện tại của nước nhà, lấy đâu ra tiền để xây dựng 2000 trường tiểu học?” “Tôi tin khi Thủ tướng quyết tâm, kiểu gì cũng có cách” – Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển chia sẻ lại.
Một thời gian sau, trong chuyến đi công tác qua huyện Mường Khương , Lào Cai –một trong 62 huyện nghèo nhất nước – GS. Hồ Ngọc Đại bất ngờ thấy xuất hiện trước mắt một ngôi trường đỏ tươi, giữa núi đồi xanh ngắt.
“Khi đó tôi mừng quá, chỉ kịp chụp ảnh rồi gọi ngay về cho anh Khải: - Cảm ơn anh, cảm ơn vì anh đã nói thật, làm thật”.
Giáo sư còn nói thêm với cố Thủ tướng: “Ở miền núi không có gì cả. Giữa sự thiếu thốn trăm bề thì trường học là nơi quan trọng nhất”.
Thúy Nga
"Mỗi khi tới nhà tôi chơi, ông Sáu Khải thường cầm theo món quà quê, vài con cá lóc, cân cá kèo, vài quả bưởi hoặc cân thịt bò Củ Chi".
" alt=""/>Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, người nhiệt huyết với đổi mới giáo dục