Bị cáo Ph. tại tòa.
Ông Trương Văn M. (61 tuổi) đứng lặng người trước sân toà khi nghe mức án tuyên cho con trai ông. Ông không ngờ, có một ngày cả gia đình ông phải dắt díu nhau ra toà, trong đó ông vừa là cha bị cáo vừa là người bảo hộ cho nạn nhân.
Chua xót, ông M. kể, năm 2001, Ph. con trai ông lập gia đình với chị Bùi Thị Đ. ở cùng địa phương. Hai bên gia đình tuy không khá giả nhưng nhờ chăm chỉ nên cuộc sống cũng không đến nỗi vất vả.Lòng trĩu nặng bởi cả gia đình phải đối mặt với nỗi đau không thể nói: Trương Văn Ph. là thủ phạm hiếp dâm chính đứa con gái ruột của mình.
Ph. Và Đ. sinh được hai người con, tên Trương Minh P. (năm nay 13 tuổi) và Trương Thị H.X. (năm nay 8 tuổi). Cuộc sống êm đềm chỉ kéo dài được vài năm thì mâu thuẫn xảy ra.
Năm 2011, Ph. và Đ. ly dị, vợ Ph. bỏ đi, để hai con lại cho Ph. và vợ chồng ông M. Từ đó, đứa con trai lớn về ở với ông bà nội, bé X. ở với cha, hai nhà cách nhau khoảng 10m.
Từ ngày chia tay vợ, Ph. chí thú làm thuê nuôi hai con và không tính chuyện đi bước nữa. Chiều 26/1/2015, Ph. sang nhà cha nhậu, Được một lúc, Ph. nghỉ nhậu, ra sông trước nhà tắm rồi về ngủ dưới nền nhà. Nằm dưới đất một lúc, Ph. trằn trọc mãi không ngủ được, bản năng thúc đẩy nên khi thấy con gái đang nằm ngủ ngon lành trên giường, Ph. nảy sinh ý định giao cấu với bé X.
Bị cha đánh thức và làm đau nên bé X. la khóc, lên tiếng gọi cô ruột của mình. Nghe tiếng em khóc, P. (anh ruột X.) từ nhà ông nội chạy qua thăm chừng em xem sao, khi xô cửa vào, P. thấy cha mình không mặc quần nằm trên giường, còn em gái sợ hãi ngồi ở góc giường ôm mặt khóc.
P. gọi ông nội sang, sau đó ông M. trình báo sự việc cho cơ quan công an.
Tại cơ quan điều tra, Ph. thành khẩn thừa nhận hành vi của mình.
Ngày đưa Ph. ra xét xử, trước toà, mẹ Ph. rưng rưng nước mắt xin toà cho phép gia đình được đưa Ph. đi giám định tâm thần. Bà nói: “Thằng Ph. trước giờ hiền lành, thương con, có lẽ hôm đó do con tôi có rượu lại có vấn đề về thần kinh nên không tự chủ được mình. Xin toà cho nó cơ hội về sớm để làm lụng nuôi con”.
Ph. cũng bày tỏ nỗi ân hận muộn màng, chỉ vì không nhận thức, không thắng nổi bản năng nên một phút nông nổi đã mang đau khổ đến cho cha mẹ, cho hai con. Ph. cũng mong được có cơ hội được chuộc lại lỗi lầm, nuôi con khôn lớn.
Trước mức án 15 năm tù của cha, cả P. và X. đều buồn rười rượi. Hôm nay, hai đứa xin nghỉ học để theo ông bà lên toà án để được nhìn mặt cha. Mắt ngập nước, X. níu tay ông nội: “Con nhớ cha lắm, chứng nào cha được về nhà hả ông?”.
Không có câu trả lời cho đứa cháu nội của mình, ông M. tất tả lên xe về lại Ô Môn lo kháng cáo cho con.
(Theo Phunuonline)
" alt=""/>Nỗi đau còn lại sau phiên xử cha hiếp dâm conVì lý do đó nên sau này cháu quen bạn gái bằng lứa tuổi, gia đình tôi ủng hộ theo ý cháu. Quen mới hơn 7 tháng thì cháu nằng nặc đòi kết hôn.
Nghĩ con mới hai mươi ba tuổi, tôi không muốn cưới dâu sớm nhưng con trai tôi gần như ăn ngủ luôn ở nhà bạn gái, cháu còn dọa nếu như không cưới để cô ấy đi lấy chồng thì cháu bỏ nhà đi bụi luôn. Ông xã tôi thấy bạn gái của con vui tính, dễ thương nên giục tôi qua nhà gái nói chuyện.
Sau đám hỏi một tuần, con dâu út thường xuyên qua lại nhà tôi hơn. Tôi hay nấu những món ngon vào cuối tuần khi hai con trai và con dâu về thăm nhà nên tôi điện thoại kêu dâu út ghé luôn cho đủ mặt.
Đến lúc này tôi mới nhận ra vợ sắp cưới của con trai mình vừa lười biếng lại vừa ở dơ. Ai đời sắp về làm dâu mà mẹ chồng có tiệc gọi mời thì đợi đúng giờ ăn mới đến với bộ quần áo mặc ở nhà nhàu nhĩ. Đã vậy nàng dâu này chỉ đứng xớ rớ nhìn hai chị dâu lớn tất bật phụ mẹ nấu nướng mà không hề động tay vào, dù chỉ là nhặt giúp cọng hành, mớ rau.
Đến lúc dọn mâm, cô cũng không làm gì ngoài việc lên bàn ngồi chờ. Khi ăn, nàng dâu út không mở lời mời ba mẹ và các anh chị một câu nào mà chỉ chăm chăm gắp thức ăn vào chén mình, thiếu nước chấm hoặc cần thêm gì là cô ta thản nhiên sai con trai tôi đi lấy. Nói thật là tôi không vừa ý cách ăn uống của nàng dâu này một chút nào. Cô ta gắp miếng cá rớt lên rớt xuống làm nước chấm văng ra bàn, cô không thấy ngượng lại cười hô hố nói là con cá này quậy quá chẳng chịu nằm yên.
Ăn vừa xong thì nàng dâu sắp cưới vội vàng chạy vào phòng con trai út của tôi, không rửa tay, lau miệng gì cả...Hai chị dâu người lau bàn, quét dọn, người rửa chén...Tôi nhắc con trai út gọi vợ sắp cưới ra phụ việc thì cháu bảo “Mẹ cần gì cứ để con làm!”. Khi các anh chị chuẩn bị ra về, tôi vào phòng con trai út định gọi dâu út ra chào thì phát hiện cháu đã nằm lăn ra ngủ trên nệm mà nơi khóe miệng còn dính chút thức ăn.
Nghĩ đến lúc phải rước một cô gái như vậy về làm dâu nhà mình, tôi bất chợt rùng mình. Tôi cũng nhiều tuổi rồi, vợ chồng tôi định sống cùng vợ chồng con út. Nhưng với một nàng dâu như vậy, tôi thấy được những tháng ngày không bình yên của tuổi già. Không biết mai này đau yếu, vợ chồng tôi sẽ cậy nhờ ai?
(Theo Phượng Lê / Phunuonline)" alt=""/>Rùng mình khi nghĩ đến con dâu sắp cướiNghiên cứu “Mức độ sẵn sàng cho cuộc sống độc lập khi về già” trên 2.019 đối tượng từ 30 - 44 tuổi, tại 6 tỉnh thành phố thuộc các vùng kinh tế đại diện phạm vi quốc gia do Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học phối hợp thực hiện với sự hỗ trợ của công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam cho thấy, hơn một nửa số người ở thành thị có dự định nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 45 - 55 (52,6%), khoảng 38,93% dự kiến nghỉ hưu ở độ tuổi từ 55 đến dưới tuổi quy định.
![]() |
Tỷ lệ dự kiến nghỉ hưu theo từng độ tuổi, giới tính và khu vực |
Theo đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của nhóm được khảo sát, hơn 80% người nói rằng thu nhập của họ bị giảm và 65% người có thu nhập giảm trên 20%.
Mặc dù nhiều người có ý định về hưu sớm nhưng đi kèm theo mong muốn này là áp lực từ bài toán thu nhập, tiết kiệm và đầu tư trong hiện tại và tương lai.
Theo PGS.TS Giang Thanh Long - Giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, nhóm tuổi 30 - 44 được xem là nhóm quan trọng, do không chỉ đang tăng về số lượng và tỷ lệ trong tổng dân số, mà còn là nhóm có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
Điều đáng chú ý là nhóm này sẽ bước sang độ tuổi "về già'' trong khoảng 15 năm nữa, đây cũng là khoảng thời gian mà Việt Nam từ thời kỳ “dân số vàng” bước sang thời kỳ “dân số già”, đồng nghĩa với gánh nặng an sinh xã hội sẽ cao hơn.
![]() |
PGS.TS Giang Thanh Long (thứ 2 bên trái sang) tại hội thảo |
Đặc biệt, đánh giá về triển vọng cuộc sống hưu trí và cuộc sống khi về già, PGS.TS Giang Thanh Long chia sẻ, mức độ tự tin về chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già theo cả độ tuổi, giới tính và khu vực còn chưa cao, đặc biệt về mặt tài chính (đạt hơn 5/10 điểm).
Khảo sát cho thấy, nguồn tài chính để về hưu phần lớn đến từ các khoản lương hưu hoặc các khoản tiết kiệm. Dù vậy, tỷ lệ dự kiến có nguồn thu nhập từ lương hưu chưa cao, chỉ chiếm 32,43%, đi cùng đó là tỷ lệ người tham gia BHXH và kỳ vọng về thu nhập đủ sống từ hưu trí còn thấp. Thậm chí, có gần 5% người tham gia khảo sát chia sẻ rằng, không biết hoặc sẽ không có nguồn thu nhập nào khi về già.
Khảo sát cũng thể hiện mặc dù tỷ lệ mong muốn độc lập khi về già ở mức cao, nhưng tỷ lệ lên kế hoạch chỉ ở mức 28,4%. Có thể thấy, việc lên kế hoạch cho một cuộc sống hưu trí viên mãn chưa đi sát với ý định về hưu sớm.
Nâng cao nhận thức về thu nhập, tiết kiệm và đầu tư
Theo bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International), để chuẩn bị cho cuộc sống về hưu như mong đợi, ngoài việc chuẩn bị một sức khỏe tốt, cần phải nâng cao mức thu nhập từ việc làm. Tuy nhiên, thách thức là phần lớn những người trẻ đang có mức thu nhập thấp, thậm chí chưa đủ lo cho cuộc sống hiện tại.
![]() |
Bà Trần Bích Thủy - Giám đốc Quốc gia - Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế tại Việt Nam (HelpAge International) |
Một thách thức khác mà TS. Nguyễn Hữu Dũng - Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội lưu ý là khả năng tích lũy về thu nhập của hai nhóm người trẻ và già, khả năng tạo thu nhập sau khi nghỉ hưu của mỗi người là khác nhau. Thêm nữa, bức tranh về gánh nặng thu nhập cần làm rõ hơn khi nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu vẫn là trụ cột thu nhập của gia đình.
Do đó, thách thức của người trẻ là vừa phải tăng tốc tạo thu nhập, vừa có kế hoạch cho bài toán tiết kiệm trong dài hạn, để chuẩn bị cho kế hoạch về hưu sớm trong tương lai.
![]() |
Thực hiện kế hoạch chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và xây dựng kế hoạch tài chính là 3 việc nên ưu tiên để chuẩn bị cho cuộc sống về già |
Ngoài ra, vấn đề tiết kiệm cũng là một thách thức cho người Việt nói chung hiện nay, ông Long cho biết. Thống kê ở thời kỳ dân số vàng của Nhật Bản cho thấy tỷ lệ tiết kiệm lên đến 53%, con số này được đầu tư lại vào nền kinh tế để tạo thu nhập cho tương lai. Trái lại, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam ở thời kỳ dân số vàng hiện chỉ khoảng 28%.
Nhưng nhìn về hướng tích cực, ngày càng có nhiều người trẻ có nhận thức về việc tiết kiệm. Theo thống kê trong khảo sát trên, nhận thức của người dân hiện nay về bảo hiểm tốt hơn trước. Hơn một nửa (52,31%) người khảo sát cho rằng bảo hiểm nhân thọ là một phần tiết kiệm, đầu tư nhằm đảm bảo cho cuộc sống về già.
![]() |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam phát biểu tại hội thảo |
Ông Phương Tiến Minh - Tổng Giám đốc Prudential Việt Nam chia sẻ, số lượng người trẻ mua bảo hiểm đang tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Nếu như trước đây đa phần khách hàng tham gia bảo hiểm nằm ở nhóm tuổi trên 45 thì hiện nay có khoảng 25% ở trong độ tuổi 30 - 44.
Trong khoảng 15 năm nữa, các diễn giả đều cho rằng Việt Nam cần gấp rút chuẩn bị cho tương lai dân số già với áp lực an sinh xã hội lớn. Bài toán tiết kiệm, trong đó có đầu tư, tham gia bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm nhân thọ, đều là những hướng đi cần thiết để tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững trong tương lai.
“Chúng ta dễ bấp bênh về tài chính khi về già nếu không có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trẻ”, ông Long nhận định.
Dung Nguyên
" alt=""/>‘Bài toán’ tài chính cho kế hoạch về hưu sớm của người Việt