Ngày 2/6/2018, Đại học RMIT Việt Nam đã tổ chức hội thảo Teacher Talks – chuỗi sự kiện hỗ trợ phát triển chuyên môn cho cộng đồng giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam. Khoảng 40 giảng viên và giáo viên tiếng Anh đến từ các trường cấp 2, cấp 3, đại học trên toàn địa bàn Hà Nội đã tham dự hội thảo này. Trước đó, hai sự kiệnTeacher Talks do RMIT Việt Nam tổ chức cũng diễn ra ở Đà Nẵng và TP.HCM trong tháng 5/2018.
Ông Jake Heinrich - Trưởng khoa Ngôn ngữ và tiếng Anh của Đại học RMIT Việt Nam cho biết, chương trình tiếp nối thành công của TESOL Talks – chuỗi các buổi chia sẻ cách phát triển chuyên môn dành cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do giảng viên tiếng Anh RMIT Việt Nam cùng một số đối tác thành lập năm 2014. “Teacher Talks là chuỗi các hội thảo phát triển chuyên môn cho thành viên cộng đồng giảng dạy tiếng Anh trong nước và quốc tế hiện đang làm việc tại Việt Nam”, ông Heinrich nói.
Các buổi hội thảo đều diễn ra tại các cơ sở của RMIT Việt Nam. Ông Heinrich giải thích: “Teacher Talks tạo điều kiện để những người làm trong ngành trao đổi về cách làm tốt nhất, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên tiếng Anh giao lưu và học hỏi lẫn nhau”.
“Mục tiêu chung của sự kiện là cung cấp cho người tham dự những công cụ thực tế và thích hợp mà họ có thể áp dụng ngay vào quá trình giảng dạy, đồng thời xây dựng cộng đồng giáo viên tiếng Anh, những người nhìn chung có thể cải tiến phương pháp giảng dạy và dần dần đem đến trải nghiệm học tốt hơn cho học viên của mình”, ông Heinrich chia sẻ thêm.
Với chủ đề "Đổi mới Dạy và Học", hội thảo tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT Việt Nam vào ngày 2/6 gồm 6 phần trao đổi do giảng viên tiếng Anh, nhân viên của trường chia sẻ. Đặc biệt, lần đầu tiên hội thảo có sự tham dự và chia sẻ của diễn giả khách mời là Tiến sĩ Vũ Thị Thanh Nhã - Trưởng khoa tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Các phần trao đổi tập trung chia sẻ cách làm mới nhằm nâng cao công tác giảng dạy và trải nghiệm của học viên.
" alt=""/>Chuyên gia RMIT giới thiệu các phầm mềm hỗ trợ nâng cao trí nhớ cho người học tiếng AnhVài năm gần đây xuất hiện nhiều lời khuyên nhủ xung quanh khái niệm quota thời gian tiếp cận với phương tiện thông tin xã hội theo kiểu 2 tiếng đồng hồ một ngày, nhiều hơn thế chắc chắn có hại cho con trẻ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) vẫn khuyến cáo thời lượng tiếp xúc với các chương trình chất lượng cao cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 1 giờ, nhưng cũng khuyến khích cha mẹ tạo ra các giới hạn cố định về thời gian sử dụng công nghệ và chia sẻ thời gian đó cùng với trẻ.
Hiện vẫn chưa có kết luận rõ ràng về việc 4 giờ chơi game vào ngày chủ nhật có vấn đề gì không hay 3 phiên sử dụng iPad dài 20 phút có tốt hơn 1 tiếng đồng hồ nghịch máy liên tục.
Nhiều bậc phụ huynh cảm thấy được giải tỏa khi nhận được thông tin về những nghiên cứu gần đây cho thấy, không phải thời gian mà chính bản chất của việc sử dụng công nghệ mới đóng vai trò quyết định, bao gồm chuyện xem TV, theo dõi mạng xã hội, chơi game, liên lạc qua WhatsApp hay xem iMovie.
Jocelyn Brewer, một nhà tâm thần học chuyên nghiên cứu về khái niệm "nuôi dưỡng số" (digital nutrition) so sánh điều này với việc ăn kiêng, tức là thay vì quan tâm tới số lượng calories (hay thời gian sử dụng), hãy quan tâm tới thực đơn. "Chúng ta dùng các thiết bị công nghệ để dỗ dành trẻ con sẽ tạo nên thói quen xấu lệ thuộc vào chúng để giải quyết các vấn đề cảm xúc không tốt cho một đứa trẻ (hay một thiếu niên, hoặc cả người lớn)".
" alt=""/>Cho trẻ em sử dụng thiết bị công nghệ bao nhiêu thời gian là đủ?Dịch vụ Hải quan Hàn Quốc (KSC) đã ký một Biên bản ghi nhớ với nhà điều hành Malltail của Hàn Quốc để phát triển nền tảng hải quan dựa trên blockchain cho ngành công nghiệp thương mại điện tử, hãng phương tiện truyền thông Chosun đưa tin hôm 29/5.
Malltail là hãng dịch vụ chuyển tiếp bưu kiện hàng tiêu dùng hàng đầu đến Hàn Quốc, với hơn một triệu người dùng. Nhà điều hành Hàn Quốc, Trung tâm Hàn Quốc, sẽ được giao nhiệm vụ phát triển kinh doanh và kỹ thuật của nền tảng hải quan dựa trên blockchain, được điều hành bởi KCS cho 7 trung tâm phân phối Malltail trên khắp Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức.
" alt=""/>Dịch vụ Hải quan Hàn Quốc phát triển Nền tảng hải quan blockchain quy mô toàn diện