Chỉ 34% cử tri được hỏi hài lòng với hiệu quả công việc lãnh đạo đất nước của tổng thống đương nhiệm, mức thấp nhất kể từ khi ông Biden nhậm chức hồi tháng 1/2021. Trong khi đó, số người trưởng thành ở Mỹ không hài lòng với kết quả thực hiện trọng trách của ông Biden đã tăng gấp đôi, lên tới 61%.
Chỉ 26% người Mỹ trưởng thành nhất trí với chính sách nhập cư của ông Biden, trong khi 28% đồng ý với cách ông xử lý lạm phát. Khi được hỏi về tình trạng tài chính của bản thân, tới 44% số người được hỏi thú nhận đang gặp khó khăn, gấp đôi tỉ lệ được ghi nhận trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chỉ 12% cho biết tình hình tài chính của họ đang được cải thiện.
Cuộc khảo sát của Đại học Monmouth cũng cho thấy, gần 20% người Mỹ tin đất nước đang đi “đúng hướng”, giảm 8 điểm phần trăm trong năm qua, trong khi tới 69% cho rằng xứ sở cờ hoa đang “đi sai hướng”.
Kết quả khảo sát mới nhất được công bố vào thời điểm ông Biden đang tụt lại phía sau cựu Tổng thống Trump về tỉ lệ ủng hộ, trong nỗ lực tái tranh cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng năm 2024, khi cử tri ngày càng lo ngại về lạm phát và khủng hoảng nhập cư bất hợp pháp.
Theo cuộc thăm dò do Morning Consult và Bloomberg News công bố ngày 14/12, ông Biden đang kém ông Trump trung bình 5,28 điểm phần trăm ủng hộ tại 7 bang chiến trường gồm Bắc Carolina, Georgia, Wisconsin, Nevada, Michigan, Arizona và Pennsylvania. Cuộc khảo sát riêng rẽ của đài CNN đầu tuần trước cũng cho thấy, người tiền nhiệm đang dẫn trước ông Biden 10 điểm phần trăm ở bang Michigan và 5 điểm ở bang Georgia.
Ngay cả một số chính khách có ảnh hưởng trong đảng Dân chủ cũng tỏ ra hoài nghi về khả năng tái đắc cử của ông Biden trước những kết quả thăm dò đáng lo ngại trên. David Axelrod, chiến lược gia trưởng cho các chiến dịch vận động tranh cử trước đây của cựu Tổng thống Barack Obama thậm chí đề xuất ông Biden nên cân nhắc việc rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm sau.
![]() |
Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Lê Quý Đôn sáng nay. Ảnh: Thanh Tùng |
Về bài thi Khoa học Xã hội, Minh Thư cho rằng phần Lịch sử khá khó, khó hơn so với đề minh họa và các bài luyện trên lớp của em. Tuy nhiên, đề thi Địa lý và Giáo dục công dân vừa sức.
Với phần thi của mình, Thư dự kiến môn Lịch sử được khoảng 7-7,5 điểm, hai bài thi còn lại sẽ có số điểm cao hơn.
Dùng tổ hợp C00 để xét tuyển đại học, Hà Hoàng Đức Thái (học sinh Trường THPT Hoàng Mai) nhận định, bài thi môn Lịch sử và Địa lý của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dễ hơn đề thi minh hoạ.
Cụ thể, Thái cho rằng, với môn Địa lý, số lượng câu hỏi sử dụng Atlat tương đối nhiều hơn đề thi của các năm trước. Đề gồm 40 câu, có tới 21 câu cần sử dụng Atlat, do đó thí sinh có thể ăn điểm ở những câu hỏi này. Đối với những câu hỏi lý thuyết, nếu đủ tinh thì vẫn có thể dùng Atlat.
![]() |
Ảnh: Thanh Tùng |
Cùng chung nhận định, Đỗ Thị Trà (học sinh Trường THPT Lê Lợi, Hà Nội) cho rằng, các câu hỏi chủ yếu tập trung vào kiến thức của lớp 12 và phân bổ khá đều.
“Theo em, khó nhất vẫn là môn Lịch sử vì có nhiều câu hỏi liên quan đến mốc thời gian, nếu không ghi nhớ sẽ không thể làm bài. Hơn nữa, trong đề cũng có những câu cần suy luận, do đó, nếu chỉ học thuộc mà không hiểu đúng bản chất cũng sẽ không thể làm đúng”, Trà nói.
Với môn Địa lý, nữ sinh đánh giá khá “dễ thở” vì chỉ cần vận dụng Alat là có thể dễ dàng lấy điểm trên trung bình. Các câu hỏi chủ yếu tập trung về nội dung đô thị, đặc điểm tự nhiên, dân số nên cũng không gây khó cho thí sinh.
Có độ phân hóa cho xét tuyển đại học
Các giáo viên ở Tổ Xã hội – Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận xét mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội: Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi và đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD-ĐT đã công bố.
Trong đó, 75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao dùng để phân hóa thí sinh. Nhận định cụ thể từng môn như sau:
Cụ thể, ở môn Lịch sử có 95% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 5% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 75% câu hỏi thuộc học kỳ I. Mức độ tương đương đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 nhưng có điểm khác là phần lịch sử thế giới không xuất hiện câu hỏi Vận dụng, Vận dụng cao. Dạng bài so sánh và liên chuyên đề xuất hiện nhiều. Đề thi không rơi vào các nội dung đã điều chỉnh dạy học trong năm học 2020-2021.
Đặc biệt, ở đề thi này xuất hiện dạng câu hỏi về mối liên hệ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới ở mức độ cơ bản ví dụ câu 23, 27 (mã 307).
25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm chủ yếu là dạng so sánh các giai đoạn lịch sử, tổng kết tìm ra điểm chung, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm, đòi hỏi khả năng đánh giá, nhận xét.
Đề thi môn Địa lý nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 62,5%/37,5%.
Nhìn chung, mức độ câu hỏi khó hơn hơn đề thi tham khảo. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.
Môn Giáo dục công dân là môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 66% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I.
Mức độ căn cứ vào tỉ lệ cấp độ nhận thức tương đương đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, tuy nhiên về độ khó thì nhỉnh hơn đề tham khảo, xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính thời sự như về dịch Covid-19, cá độ bóng đá...
Nhóm PV
Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.
" alt=""/>Đánh giá đề thi tổ hợp xã hội thi tốt nghiệp thpt 2021Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng cũng có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên số 142 Lê Lai, phường Máy Chai và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền.
Khu nhà ở xã hội này được xây trên diện tích gần 54.000m2 đất, gồm 10 tòa nhà chung cư cao 15 tầng, mật độ xây dựng tại các lô NOCT-1, NOCT-2, NOCT-3 khoảng 48%; tổng diện tích sàn dự kiến khoảng 341.000m2, tương đương 4.456 căn hộ.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội để bán và cho thuê (bán tối đa 80%, cho thuê tối thiểu 20%) nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển về nhà ở xã hội của Hải Phòng.
Tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, Để thực hiện chương trình này, Hà Nội đặt ra 5 giải pháp trong đó đẩy mạnh xây dựng các khu NƠXH độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội. Đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
“Đến nay 5 khu NƠXH tập trung này quy mô đất khoảng 280ha, chúng tôi đã bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ” – ông Tuấn thông tin.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, nội dung này Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2021. Và thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm để phát triển khu NƠXH độc lập, tập trung để thực hiện nhu cầu NƠXH nói chung và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu vực công nghiệp khác trên địa bàn.
Để thực hiện chương trình này, Hà Nội đặt ra 5 giải pháp trong đó đẩy mạnh xây dựng các khu NƠXH độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội. Đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
“Đến nay 5 khu NƠXH tập trung này quy mô đất khoảng 280ha, chúng tôi đã bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ” – ông Tuấn thông tin.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, nội dung này Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2021. Và thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu 3 đến 5 địa điểm để phát triển khu NƠXH độc lập, tập trung để thực hiện nhu cầu NƠXH nói chung và nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu vực công nghiệp khác trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án NƠXH khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2.
Với kết quả này, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra.
Trước thực tế trên, tại Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân, người thu nhập thấp vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, xây dựng đề án đầu tư, xây dựng ít nhất 1 triệu NƠXH cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn từ nay tới năm 2030, hoàn thành ngay trong tháng 8 này.
Để xây dựng và triển khai đề án này, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố báo cáo trước ngày 15/8 về các dự án NƠXH đang triển khai, các vị trí đất đã có chủ trương xây dựng NƠXH nhưng chưa triển khai, lập kế hoạch triển khai cho thời gian tới với số lượng dự án, căn hộ cụ thể từ nay tới năm 2030 để bảo đảm nhu cầu địa phương. Chính phủ sẽ nghiên cứu, tổng hợp, giao kế hoạch cụ thể.
"Các doanh nghiệp đã đăng ký đầu tư, xây dựng trên 1,2 triệu căn hộ từ nay tới năm 2030, cần nói đi đôi với làm, không để người dân mất niềm tin", Thủ tướng yêu cầu.