Ngày nay,âmQuyếntừthiênđườnghàngnháiđếnthànhphốcôngnghệbxh league 1 Thâm Quyến thường được gọi là "nhà máy của thế giới", "Thung lũng Silicon mới", hoặc "thành phố trong mơ của nhà sản xuất".
Thành phố này có hệ sinh thoái hoàn chỉnh cung cấp mọi thứ cần thiết cho các công đoạn sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Thâm Quyến cũng thành nơi quy tụ nhiều nhà sản xuất công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp và cả những nhà đổi mới công nghệ toàn cầu muốn gặt hái thành công.
Huawei, ZTE và Tencent đều "lớn lên" tại đây, bên cạnh rất nhiều công ty khác đang theo "gót chân Achille" này.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 triệu người.
Theo thống kê, 90% thiết bị điện tử của thế giới được sản xuất tại đây. Hàng chục nghìn nhà máy, 5.000 nhóm tích hợp sản phẩm và hàng nghìn xưởng thiết kế, thành phố này đã trở thành cửa ngõ của những thứ liên quan tới mạch điện, chip, đèn LED và màn hình cảm ứng.
Thâm Quyến cũng là "nhà" của 20% tiến sĩ Trung Quốc, là nơi có số người làm chủ doanh nghiệp cao nhất nước và có số tỉ phú cao hơn bất cứ đâu ở đất nước tỷ dân. Năm 2014, tạp chí Economist xếp hạng Thâm Quyến là nơi tốt nhất thế giới để thành công bằng con đường sản xuất, sáng tạo phần cứng.
Ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến đạt được sự phát triển vượt bậc từ thời hoàng kim của điện thoại di động. Năm 2003, Nokia và Motorola là ông hoàng trong ngành này. Mỗi sản phẩm họ làm ra đều được coi là chuẩn mực và được bán với giá không hề rẻ, từ 600 – 800USD.
Thâm Quyến nhanh chóng nhận ra cơ hội này. Với khả năng thiết kế, sản xuất và bán những chiếc điện thoại di động có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Thâm Quyến nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Từ thiên đường hàng nhái
Với hơn 20 trung tâm thiết bị điện tử trên diện tích 21 triệu m2, Huaqiangbei được coi là trái tim của ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến. Khu chợ điện tử này cũng được xem là "thiên đường hàng nhái", có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mọi linh kiện điện tử cần thiết để các công ty tự tạo ra sản phẩm riêng.
Hàng điện tử được bán tại các shop trong khu chợ điện tử Huaqiangbei, Thâm Quyến. Thâm Quyến có mạng lưới tập trung hàng chục nghìn nhà máy và các xưởng sản xuất hàng nhái chuyên nghiệp. Các sản phẩm bắt chước mẫu mã thường được gọi bằng cái tên "shanzhai". Theo giới phân tích, chính "shanzhai", chứ không phải Apple, là thủ phạm khiến các "tượng đài công nghệ" như Motorola và Nokia sụp đổ.
Shanzhai là hệ sinh thái cộng tác bao gồm các nhà sản xuất sẵn lòng làm bất cứ sản phẩm nào dễ bán. Nếu là điện thoại, thì đó sẽ là iPhone hoặc các thương hiệu smartphone "hot" khác. Tất cả thiết kế, danh sách vật liệu và quy trình sản xuất đều được các nhà sản xuất chia sẻ với nhau.
Ở đây, hoàn toàn không có khái niệm về sở hữu trí tuệ. Họ có thể phát triển, sản xuất, bán ra thị trường những sản phẩm mà không có bất cứ thương hiệu (theo đúng nghĩa) nào có thể làm được. Đây là lực lượng hùng hậu có lúc lên tới 25.000 công ty, sản xuất 1/4 điện thoại di động cho cả thế giới.
Dây chuyển sản xuất Apple Watch nhái tại Thâm Quyến. Tới trung tâm đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, shanzhai không đơn thuần chỉ có nhái y nguyên sản phẩm. Họ cũng tìm cách cải tiến và chỉ nhái những điểm mạnh, đồng thời biết cân đối với chi phí bỏ ra. Dễ nhận thấy nhất là những chiếc điện thoại 2 SIM, loa ngoài cực lớn, tích hợp đèn UV để phát hiện tiền giả, và pin có thể dùng hơn một… Đó là những cải tiến rất đáng học hỏi.
Hệ sinh thái shanzhai đã tạo ra nhiều thương hiệu đổi mới toàn cầu. Chỉ cách đây 5 năm, các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc luôn bị coi là lừa đảo với lợi thế duy nhất là sản phẩm giá rẻ. 70% smartphone bán tại Trung Quốc thời đó là từ 3 thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi. 8 trong tổng số 10 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là công ty Trung Quốc. 3 trong số này đang đứng trong top 6 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chất lượng cải thiện cộng với marketing được thực hiện tốt hơn đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Từ bên trên, chính sách cũng chuyển dịch theo hướng hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao trưởng thành hơn. Chính phủ nước này khuyến khích sáng tạo và tăng trưởng kinh thế theo hướng mới. Các nhà sản xuất thì điều đó có nghĩa là phải tự đổi mới, tìm hướng đi mới để không mang tiếng copy ý tưởng nước ngoài.
Các nhà sản xuất tại trung tâm hỗ trợ đổi mới Hax, Thâm Quyến. Vài năm trở lại đây, Thâm Quyến đã cung cấp nhiều khoản hỗ trợ lớn cho các ý tưởng đổi mới, trong đó có hội thảo chia sẻ ý tưởng, các khoản vay lãi suất thấp hoặc không lãi xuất, ủng hộ thiết bị cho các hội chợ công nghệ và thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.
Cùng với đó là các trung tâm đổi mới như Hax, Shenzhen Open Innovation Lab và Chaihuo, giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà đổi mới công nghệ trên khắp thế giới muốn khởi nghiệp từ Thâm Quyến.
顶: 439踩: 856
Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệ
人参与 | 时间:2025-04-06 13:11:08
相关文章
- Nhận định, soi kèo Liverpool vs Everton, 2h00 ngày 3/4: Tiếp tục gặp khó
- Nhận định, soi kèo Karpaty Lviv vs LNZ Cherkasy, 22h59 ngày 28/2: Xốc lại tinh thần
- Nhận định, soi kèo Cercle Brugge vs Royal Antwerp, 22h00 ngày 1/3: Khách vào phom
- Nhận định, soi kèo El Gaish vs National Bank, 21h00 ngày 27/2: Bùng nổ nơi xứ người
- Nhận định, soi kèo Talleres Cordoba vs Sao Paulo, 07h30 ngày 3/4: Níu chân nhau
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Venezia, 21h00 ngày 1/3
- Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Sagaing United, 16h00 ngày 28/2: Trả nợ ngọt ngào
- Nhận định, soi kèo Corinthians vs UC de Venezuela, 7h30 ngày 27/2: Không dễ dàng
- Nhận định, soi kèo Energetik Mingachevir vs Zaqatala FK, 19h00 ngày 3/4: Không hề ngon ăn
- Nhận định, soi kèo Thể Công Viettel vs Nam Định, 19h15 ngày 28/2: Đối thủ yêu thích
评论专区