“Buổi học hôm nay có hai tiết Toán của cô chủ nhiệm, nhưng cuối giờ cô chỉ chúc chúng con ăn Tết vui vẻ, giữ gìn sức khỏe để sau Tết trở lại trường học trực tiếp chứ không giao bài tập nào” – Mai Chi hồ hởi khoe.
Cô bé cho biết mọi năm, thường sẽ có bài tập Tết các môn Toán, Văn và Tiếng Anh. “Các thầy cô bảo như vậy để bọn con đỡ quên kiến thức. Nhưng có năm thì con làm cho xong trước tết để chơi cho thoải mái. Có năm con lười thì để đến lúc gần đi học mới làm. Năm nay cô không giao bài, con thấy rất mừng” – Mai Chi kể.
Giống chị gái mình, cô em Mai Phương học lớp 5 cũng không có bất cứ bài tập Tết nào.
“Cô giáo con bảo chúng con học online suốt học kỳ qua đã vất vả rồi, Tết dành thời gian cho gia đình, ra ngoài chơi chỗ nọ chỗ kia cho thoải mái, không cần ôm máy tính nữa” – Mai Phương hào hứng nói.
![]() |
Không được sung sướng như hai chị em Chi - Phương, mới đây, trên một nhóm ở mạng xã hội dành cho học sinh - sinh viên, các bạn trẻ vừa chia sẻ hình ảnh về "quà Tết mà thầy Thế" dành riêng cho lớp học của mình.
Đó là 4 mặt giấy A4 với loạt bài tập về nhà mà các bạn phải hoàn thành trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Và không chỉ có “học sinh của thầy Thế” có “lì xì” Tết bằng bài tập về nhà. Một phụ huynh có con học lớp chất lượng cao ở Hà Nội than thở chỉ riêng môn Toán cô đã giao tới 72 bài tập về nhà trong kỳ nghỉ Tết, chưa kể bài Ngữ văn và Tiếng Anh.
Chị Ánh Tuyết (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có con học lớp 7 cũng cho biết con mình được cô giáo Tiếng Anh “mừng tuổi” tới 200 từ mới cho mỗi loại danh từ, động từ, tính từ, trạng từ.
“Biết học Tiếng Anh là quan trọng thật đấy, nhưng thấy nhiều bài quá mình cũng ngợp nói gì đến trẻ con đang háo hức được nghỉ học”.
Chị Tuyết cho rằng có bài tập Tết cũng được, nhưng nên vừa phải, gọi là để các con khởi động trước khi trở lại học. "Chứ giao nhiều bài quá thì cả con lẫn bố mẹ canh cánh chuyện bài vở, thành ra nghỉ không ra nghỉ, học không ra học".
Một cô giáo lớp 2 ở TP.HCM thì chia sẻ rằng những học sinh không làm bài tập hoặc gia đình không kèm, sau Tết các em quên khá nhiều. Vì vậy, cô thường giao một số bài phù hợp với khả năng của học sinh bởi nếu không có bài nào, ra Tết giáo viên rất vất vả dạy lại.
Tuy nhiên, năm nay cô không giao bài tập nữa vì “học kỳ vừa qua học online nên chất lượng không bằng mọi năm. Trong khi đó, năm vừa qua đã quá căng thẳng với cả phụ huynh và học sinh của TP. Vì vậy, còn mấy ngày tết tôi mong mọi người nghỉ ngơi thoải mái, sau Tết được trở lại trường học trực tiếp, cô và trò sẽ dồn sức dạy và học”.
Trong khi đó, một cô giáo Tiếng Anh có hơn 20 năm trong nghề cho biết chưa chưa bao giờ giao bài tập Tết. Lý do, theo cô đây là dịp mà đến người lớn còn không muốn làm gì thì trẻ con lại càng không.
“Các con không có tâm trí học hành dịp này, ra bài tập để ép con học, hay đúng hơn là để phụ huynh ép con tôi thấy không hiệu quả. Đầu năm đi học thấy các con làm sai, làm thiếu chả lẽ lại mắng, lại phạt sẽ mất hay, mà không trách thì lại không công bằng với các bạn làm bài đầy đủ. Vậy nên tôi không giao bài tập”.
Những bài tập Tết học trò sẵn lòng thực hiện
Từ nhiều năm nay, cô Thu Vân – giáo viên lớp 1 ở một trường tiểu học thuộc quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn giao bài tập trong kỳ nghỉ dịp Tết cho học sinh.
“Bài tập chỉ là khai bút đầu xuân thôi, trong đó có những yêu cầu như giải tìm mật mã mấy phép tính để điền nốt vào câu chuyện ý nghĩa tiền mừng tuổi, phỏng vấn bố mẹ hay người thân rồi ghi vào vài dòng…” - cô giáo này cho biết.
Mỗi năm, cô Vân lại thay đổi nội dung cho phù hợp. Năm nay, phần phỏng vấn ngoài thân ngoài các câu hỏi như Bố mẹ hay xem kênh tivi gì? Món ăn yêu thích là gì?... thì có các câu hỏi như Bố mẹ cảm thấy thế nào trong mùa dịch, Bố mẹ cảm thấy thế nào về việc học tại nhà?... Hay Ghi lại những bài học bạn thích khi học online, hay câu đố tìm mật mã Giúp chú hổ diệt virus Corona…
![]() |
Bài tập về nhà như thế này thì không học trò nào ngại làm |
“Việc khai bút là để giữ phong tục cổ truyền, bé nào cũng có thể viết lại được bài thơ nào bé thích. Hay tìm mật mã bằng cách giải những phép tính đã học, biến giải toán thành trò chơi để các bé có hứng thú.
Từ ngày mùng 1 hay mùng 2 trở đi, mình sẽ cho đăng dần các bài thơ mà các bé khai bút lên trang Facebook của lớp”.
Theo cô Vân, cách ra bài tập như vậy để học sinh gượng tay khi quay trở về học sau 10 ngày, nhưng cũng không có cảm giác học hành cho đúng không khí “ăn Tết, chơi Tết”.
Trước đó, cũng có nhiều bài tập Tết được học trò “truyền tụng” vì sự thú vị.
Hay loạt "bài tập Tết" của thầy giáo Trần Văn Minh, Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (TP.HCM) cũng từng khiến không chỉ học trò của thầy thích thú.
Với thầy Minh, "Tết chính là học kỳ về Gia đình. Là khi ta có những ngày cảm nhận sâu sắc những điều tưởng vô cùng quen thuộc như quê nhà, tổ ấm, họ hàng thân thuộc, bạn cũ tình thâm... Là Tết ấm trong gian bếp cũ, trong tim mọi người. Là tiếng gà gáy báo bình minh sau mảnh vườn ướt sũng sương đêm. Là biết mình đang lớn giữa những yêu thương và hi vọng.
Tết là học kỳ về Nữ công gia chánh. Là bánh tét tròn xanh lá, là bánh chưng vuông vắn để cúng Giao thừa. Là chảo mứt gừng đang sên trên riu riu lửa đỏ. Là nồi thịt kho tàu, là hũ dưa hành. Là biết tảo tần tay mẹ, lòng bà. Là biết những thảo thơm làng xóm quê nhà. Là biết ta đã bớt vụng về trong gian bếp để thấu cảm về những bữa cơm nhà.
Tết là kỳ học về Định vị. Cho dù ta đã thành thạo những công cụ định vị của Google thì Tết vẫn dạy ta định vị đường về nhà theo một cách thật đặc biệt nhất.
Vì đường về nhà cũng là con đường đi thẳng vào tim. Tết dạy ta cách định vị những giá trị như chiếc neo để rồi giúp ta đủ tự tin để có thể đi thật xa như mình mong ước.
Tết là học kỳ của Thứ tha. Những dỗi hờn trách giận phải lùi xa cùng năm tháng cũ. Vì phía trước có bao điều mới mẻ đang chờ ta cùng trải nghiệm. Tết còn dạy ta cách tha thứ với những thất bại của chính mình để có thể khơi nguồn sáng tạo, làm mình mới hơn khi năm mới đến.
Tết là học kỳ về Sẻ chia. Là ta biết có một gia đình lớn bên ngoài gia đình nhỏ của mình. Là chia sẻ một nụ cười cho người xa lạ. Một chiếc áo ấm cho người vô gia cư. Một đôi dép nhỏ cho đứa trẻ vùng cao giá lạnh chân trần. Một bát cơm có thịt cho những ai đã quanh năm rau dại nấu muối cùng nước khe suối giữa rừng. Là gửi Tết ấm cho em, cho chị, cho bà, cho ông, cho những ai còn khốn khó. Tết là khi ta thực sự lớn lên từ những chia sẻ như vậy.
Và cuối cùng, Tết là học kỳ về Quản lý thời gian. Nhắc ta biết tháng ngày qua đi nghĩa là đã mất. Nhắc ta biết nhanh chân với những dự định, mục tiêu mà ta muốn đạt được trong ngắn ngủi cuộc đời".
Phương Chi
Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến, đến ngày 7/2/2022 sẽ có khoảng 17,1 triệu học sinh được đến trường học trực tiếp (chiếm 75,71% tổng số học sinh của cả nước).
" alt=""/>Bài tập về nhà Tết Nguyên Đán 2022 'dễ thở', nhiều học trò lần đầu thảnh thơiSau đó các em này ra về. Khoảng 14h30 cùng ngày, khi đến khu vực chợ Hệ, 3 em bất ngờ gặp một chiếc xe ôtô 4 chỗ dừng lại và một người đàn ông lao ra đánh em P.A.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đỗ Trường Sơn, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) xác nhận có sự việc như vậy xảy ra giữa 2 nữ sinh cùng học lớp 8B của Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Thụy Ninh trong những ngày các em được nghỉ Tết Nguyên đán, không đến trường.
![]() |
Nữ sinh lớp 8 ở Thái Bình bị bố của bạn học đánh phải nhập viện. |
Ông Sơn cho hay, ngày 8/2, Hiệu trưởng nhà trường cũng đã gửi báo cáo ban đầu vụ việc. Theo báo cáo, khoảng 14h30 ngày 5/2 tại địa bàn xã Thụy Ninh, ông Phạm Khắc Duẩn (38 tuổi, trú thôn Hệ, xã Thụy Ninh) là phụ huynh em P.T.P.L đã chặn đường để đánh em N.P.A.
“Qua buổi làm việc giữa nhà trường với phụ huynh và các học sinh liên quan, nguyên nhân dẫn đến sự việc ban đầu được xác định do các em học sinh mâu thuẫn, nói xấu nhau trên mạng xã hội Facebook trong dịp nghỉ Tết. Sau đó em N.P.A dẫn bạn đến nhà em P.T.P.L nói chuyện và đã xảy ra đánh nhau. Khi phụ huynh của em P.T.P.L về nhà, biết chuyện, đã lái ôtô chở con gái đuổi theo nhóm bạn kia và chặn đánh tại khu vực chợ Hệ. Cụ thể, chi tiết nguyên nhân, sự việc diễn ra như thế nào thì hiện cơ quan công an đang điều tra làm rõ”, ông Sơn cho hay.
Hiện, Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy cũng chỉ đạo nhà trường phải thường xuyên cắt cử giáo viên hỏi han, động viên tình hình của học sinh.
Theo ông Sơn, dù sự việc xảy ra bên ngoài phạm vi trường học, trong đợt nghỉ Tết, song khi nắm bắt thông tin, Phòng GD-ĐT huyện Thái Thụy vẫn hết sức quan tâm, chỉ đạo Ban giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Thụy Ninh, giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ học sinh tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình em N.P.A.
“Tuy nhiên, do sự việc diễn ra ngoài trường học, hôm đó lại là ngày nghỉ nên chúng tôi cũng không thể khẳng định học sinh bị đánh đến mức độ nào”, ông Sơn nói.
“Chúng tôi rất bất bình về sự việc và phản đối việc đánh trẻ, đặc biệt đây lại còn là phụ huynh. Tuổi học sinh, nếu cứ động vào là đánh như thế thì không ổn. Lẽ ra tình huống này, nếu phụ huynh bình tĩnh và kiềm chế thì thay vì hành xử như vậy có thể thông tin cho nhà trường và chắc chắn chẳng có giáo viên nào bỏ lơ. Do đó, chúng tôi cũng muốn xử lý sự việc để có tính răn đe với các đối tượng khác. Tác hại lớn nhất phía sau là ảnh hưởng tâm lý của cả 2 em học sinh. Đó mới là cái mất mà cả 2 gia đình không nhìn thấy”.
Theo ông Sơn, quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ, trong đó vai trò của gia đình là rất lớn và ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy và hành động của trẻ rất nhiều.
Hiện, vụ việc đã được Công an xã Thụy Ninh báo cáo, chuyển lên Công an huyện Thái Thụy thụ lý để điều tra, làm rõ và xử lý theo thẩm quyền.
Ông Sơn cho hay, chiều nay đã cử phó trưởng phòng cùng hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thụy Ninh vào thăm tình hình sức khỏe học sinh P.A. “Về cơ bản sức khỏe hiện tại của cháu P.A khá ổn và thứ Sáu đã có thể xuất viện”, ông Sơn thông tin.
Thanh Hùng
Clip trên mạng xã hội ghi lại cảnh nhiều học sinh dù thấy bạn bị tát nhưng chỉ xem chứ không can thiệp.
" alt=""/>Nữ sinh lớp 8 tại Thái Bình bị bố của bạn đánh phải nhập viện