Thể thao

Rổ khoai lang ngày 20/11

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-07 18:38:39 我要评论(0)

- Khó khăn những ngày vượt núi,ổkhoailangngàlịch van niên vượt lũ, băng rừng vừa qua - hạnh phúc đếnlịch van niênlịch van niên、、

- Khó khăn những ngày vượt núi,ổkhoailangngàlịch van niên vượt lũ, băng rừng vừa qua - hạnh phúc đến với cô giáo Nguyễn Đỗ Cầm Thi chỉ tày gang khi bố đẻ rồi chồng đột ngột qua đời. Khó khăn chồng chất nhưng cô vẫn "giỏi việc dạy, đảm việc nhà". Đã 30 năm trong nghề, đến nay cô vẫn yêu nghề lắm lắm...

>> Sở GD-ĐT TP.HCM mong nhận “thiệp điện tử” ngày 20/11

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 1

Ngôi làng Masouleh nằm trên sườn núi thuộc dãy Alborz, tỉnh Gilan, Iran, trên độ cao khoảng 1.050 m so với mực nước biển. Nơi đây từng được cho là con đường tơ lụa của vùng Gilan với các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sôi động và tấp nập. Ảnh: Pinterest.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 2

Ngôi làng trở nên nổi tiếng bởi kiểu kiến trúc đặc biệt của loạt mái nhà. Những ngôi nhà trong làng thường có 2 tầng, được xây dựng từ đất sét và gỗ và san sát bên sườn núi có độ dốc cao. Cấu trúc xây dựng có một không hai, sân nhà này là mái căn hộ khác, góp phần tạo sức hút để du khách ghé thăm vùng đất này. Ảnh:Flickr.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 3

Kiểu kiến trúc phân cấp, nhiều tầng bậc kỳ lạ đã làm nên nét riêng của ngôi làng. Những mái nhà bằng không chỉ trở thành sân, vườn mà còn được sử dụng làm đường phố công cộng, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh:Zandiyeh Tour.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 4

Những con dốc bằng phẳng giúp người dân địa phương dễ dàng hơn trong việc vận chuyển hàng hóa. Đoạn đường thiết kế nấc thang nhằm phục vụ việc đi lại, tham quan của người dân và du khách. Với cách bố trí không gian độc đáo, Masuleh là khu dân cư duy nhất ở Iran nghiêm cấm ôtô và các phương tiện giao thông kích thước lớn. Riêng người đi bộ được tự do qua lại trên mọi cung đường. Ảnh:Mehr News Agency.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 5

Do vị trí địa lý, khí hậu của làng Masouleh khác với phần lớn các vùng dân cư ở Iran. Không khí ấm áp, ẩm ướt từ Caspian thổi về bị dãy núi Alborz chặn lại, tạo mưa và sương mù dày. Sương mù cũng được xem là một trong những "đặc sản" của ngôi làng. Phía còn lại của núi Alborz nhận được lượng mưa ít, đất đai khô cằn, khí hậu khắc nghiệt. Ảnh:WordPress.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 6

Khung cảnh ngôi làng giữa thiên nhiên núi rừng hùng vĩ mỗi mùa mang đến vẻ đẹp, sức hút riêng. Mùa hè, khí hậu mát mẻ, du khách sẽ thấy Masouleh tươi trẻ, ngập tràn sức sống với những ban công rực rỡ hoa tươi. Vào mùa đông, ngôi làng yên bình, chìm khuất trong biển tuyết trắng xóa, thấp thoáng ánh đèn vàng. Ảnh: Twitter.

Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 7
Noi nguoi dan di lai tren mai nha nghin nam o Iran hinh anh 8

Tại đây, du khách có thể tìm thấy một số sản phẩm thủ công với họa tiết thổ cẩm bắt mắt, được sản xuất và bán ở chợ hoặc dùng trang trí trong các tòa nhà. Nghệ thuật đồ gỗ truyền thống gereh-chini đặc sắc cũng xuất hiện trên các khung cửa sổ, cửa ra vào… Người dân địa phương đang trong quá trình đưa Masouleh nghìn năm tuổi trở thành Di sản Thế giới. Ảnh: Tasvire_irantourismgilan.

Cối xay gió nghìn năm tuổi đến giờ vẫn hoạt động tốtĐược xây dựng từ hơn 1.000 năm trước, những chiếc cối xay gió ở Nashtifan (Iran) vẫn hoạt động không ngừng nghỉ.
Độ xa xỉ của khách sạn 7 sao dành cho giới siêu giàu ở Dubai

Độ xa xỉ của khách sạn 7 sao dành cho giới siêu giàu ở Dubai

Nội thất dát vàng, hồ bơi vô cực, sân bay trực thăng… đã góp phần đưa Burj al-Arab ở Dubai (UAE) trở thành khách sạn xa xỉ đầu tiên dành cho giới siêu giàu.

" alt="Nơi người dân đi lại trên mái nhà nghìn năm ở Iran" width="90" height="59"/>

Nơi người dân đi lại trên mái nhà nghìn năm ở Iran

Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 1

Ông Narayana Reddy

Chỉ trong vòng hai năm qua, ông Reddy - người được cộng đồng mạng Ấn Độ biết tới với tài khoản YouTube “Grandpa Kitchen” - đã có hơn 6 triệu lượt theo dõi. Cộng đồng mạng thích thú theo dõi ông cụ nấu những bữa ăn khổng lồ dành tặng trẻ em tại địa phương.

Mới đây, báo chí Ấn Độ đưa tin về việc ông cụ Narayana Reddy đã vừa qua đời ở tuổi 73. Đối với cộng đồng mạng Ấn Độ, ông cụ Reddy là một trong những nhân vật nổi tiếng, ông tạo được nhiều thiện cảm đối với cộng đồng mạng theo dõi những video clip của mình. Vì vậy, sự ra đi của ông đã khiến nhiều người tiếc thương.

Những clip của ông Reddy được yêu thích bởi sự đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng. Những bữa ăn “khổng lồ” mà ông chuẩn bị trong các video clip gây sốt trên mạng không chỉ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng một cách đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa đẹp đẽ.

Những em bé nghèo, những trẻ mồ côi ở địa phương sẽ được ông Reddy dành tặng những suất ăn hấp dẫn. Các món ăn do ông Reddy thực hiện đều trông rất ngon mắt.

Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 2
Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 3

Ông Narayana Reddy

Mở đầu các đoạn clip của mình, ông Reddy thường nói: “Hãy yêu thương, quan tâm, chia sẻ”. Đó là điều mà ông Reddy luôn thực hiện lúc sinh thời. Ông tin rằng mỗi người đều có thể làm điều gì đó giúp đỡ cho những người kém may mắn và giúp ích cho cộng đồng. Số tiền ông thu về từ các clip gây sốt được ông quyên tặng cho các quỹ từ thiện cưu mang trẻ mồ côi.

Trước khi qua đời, ông Reddy đã thực hiện một đoạn clip để chia sẻ với cộng đồng yêu thích của mình về việc sức khỏe của ông đang nhanh chóng xấu đi. Ông cụ Reddy sống ở bang Telangana, Ấn Độ, ông bắt đầu có kênh YouTube từ tháng 8/2017. Trong các clip của mình, ông Reddy thường ngồi trên một cánh đồng và nấu những bữa ăn “khổng lồ”.

Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 4
Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 5

Ông Narayana Reddy

Khi còn sống, ông Reddy đã luôn khẳng định rằng mục tiêu của ông khi thực hiện các clip nấu ăn là để giúp người xem thư giãn, sau đó là dành lợi nhuận thu được từ các clip để làm từ thiện, giúp đỡ trẻ mồ côi, giúp các em có bữa ăn chất lượng hơn, có thêm quần áo mới, dụng cụ học tập và quà sinh nhật. Đồng hành cùng ông cụ Reddy có một nhóm cộng sự.

Thông tin về sự ra đi của ông Reddy đã khiến cộng đồng mạng tiếc thương, nhiều dòng trạng thái thể hiện sự xúc động đến từ cư dân mạng Ấn Độ cũng như nhiều nước khác trên thế giới đã xuất hiện trên các trang mạng xã hội.

Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ” - 6

Em nhỏ ăn món do ông Narayana Reddy nấu

Ông Narayana Reddy làm món gà tikka

Bà Tân Vlog sẽ giảm sản xuất món ‘siêu to khổng lồ’

Bà Tân Vlog sẽ giảm sản xuất món ‘siêu to khổng lồ’

 Phía bà Tân Vlog cho biết, trong thời gian tới sẽ giảm số lượng các video món ăn ‘siêu to khổng lồ’.

" alt="Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ”" width="90" height="59"/>

Chuyện về ông cụ nổi tiếng trên YouTube chuyên nấu món ăn “siêu to khổng lồ”

Chốn ăn chơi khét tiếng

Khâm Thiên (Đống Đa) - một trong những con phố nổi tiếng của Hà Nội, dài khoảng 1,2km, chạy từ đường Lê Duẩn đến Ô Chợ Dừa.

Những năm 30 của thế kỷ trước, Khâm Thiên được ví như chốn ăn chơi khét tiếng với các tiệm cô đầu, vũ trường, sòng bạc, nhà thổ (quán mại dâm - pv).

Mọi lề lối, đạo đức phong kiến truyền thống đều bị xóa nhòa, khách đến đây chủ yếu vung tiền, đắm mình trong những thú ăn chơi, trác táng. Nhiều người ‘đốt’ cả gia sản để tận hưởng giây phút hoan lạc nhất thời.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến - người từng nhận giải thưởng ‘Vì tình yêu Hà Nội năm 2012’, được ví như ‘nhà Hà Nội học’ đã có nhiều tác phẩm khảo cứu viết về khu phố này.

{keywords}
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.

Ông cho biết: ‘Sự phồn thịnh của Khâm Thiên bắt đầu từ năm 1930 kéo dài đến năm 1945 nhờ hát cô đầu và vũ trường. 

Các tiệm hát, sòng bạc chủ yếu ở ngoài mặt đường, còn phía bên trong ngõ ngách là xóm ổ chuột, nơi ngụ cư của người dân lao động, bần cùng.

Trên một đoạn phố chưa đầy 800m, có tới 40 nhà hát với trên 200 con hát, 5 tiệm khiêu vũ với khoảng dăm chục gái nhảy và có hai nhà cho thuê buồng. Các chủ nhà hát đa phần đều xuất thân từ cô đầu hay nhân tình của các quan lại cao cấp thời bấy giờ’.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến chia sẻ, một thứ được bán nhan nhản trong các tiệm hát lúc ấy là thuốc phiện. Nội thất bên trong thường có tràng kỷ, tủ chè. Đặc biệt, không thể thiếu chiếc sập để khách ngả bàn đèn, nằm hút thuốc phiện.

Ban ngày, các nhà hát đóng cửa im ỉm nhưng đến chập choạng tối, hàng loạt cánh cửa mở ra, đèn bật sáng trưng như bước vào một thế giới khác.

{keywords}
Phố Khâm Thiên ngày nay.

Tiệm cô đầu nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến tiệm cô Đốc Sao (Hưng Yên) ở số 96 Khâm Thiên. Người phụ nữ này sở hữu thân hình mập mạp, da trắng và đôi mắt ướt át, khuôn mặt đa tình. Có người từng nhận xét, nhìn cô Đốc Sao là nghĩ đến chiếc giường.

Xuất thân là gái quê nhưng nhờ ngoại hình đó, cô Đốc Sao lọt vào mắt của rất nhiều vị quan cả tây, ta và các công tử nhà giàu. 

Cô Đốc Sao lấy bác sĩ người Hoa tên Lưu Nam Sao (Lầu Màn Sầu). Cô khá tinh đời trong việc câu kéo khách, các cô gái được Đốc Sao tuyển chọn thường ở độ tuổi 15 - 16 tuổi, có nhan sắc.

Sau khi tuyển, các cô gái đó được Đốc Sao thuê thầy dạy vài câu tiếng Pháp, thuộc thêm đôi ba bài hát phục vụ khách.

Ngoài ra, Đốc Sao dạy các cô đào cách uốn éo, liếc mắt đưa tình, trang điểm, chải chuốt bắt mắt. Quan điểm của Đốc Sao là hát có thể không hay nhưng phải biết nghệ thuật quyến rũ đàn ông.

Mỗi khi ra đường, các cô đầu nhà Đốc Sao có xe tay đưa đón, vừa để tăng phần sang trọng vừa tiện cho bà chủ kiểm soát. Nhờ đó, khách tìm đến nhà cô Đốc Sao đông nườm nượp.

Mối tình của vua Bảo Đại với vũ nữ nổi tiếng Hà thành

Sau này, cô Đốc Sao đi đầu trong phong trào khiêu vũ khi mở sàn nhảy ngay trong các tiệm hát. Thời điểm đó, cô Đốc Sao quan hệ tư tình với một người đàn ông du học bên Pháp về.

Nhân tình hướng dẫn cô Đốc và các đào nhảy, ăn mặc váy vóc hở da thịt, uống rượu và hút thuốc lá thơm theo lối phương tây. Từ đây, khái niệm ‘nhảy đầm’, ‘vũ nữ’ hay được nhắc đến. Sau mỗi điệu nhảy, các vũ nữ được khách boa thêm tiền.

Năm 1936 -1938, các sàn khiêu vũ lần lượt được mở ra tại Khâm Thiên. Giai đoạn 1946 - 1954, một loạt các sàn khiêu vũ được mở ra trên các con phố khác như Rex Dancing của cai thầu Trần Văn Chi trên phố Bà Triệu…

Ít ai biết, sàn khiêu vũ Rex cũng là nơi hay lui tới của vũ nữ đẹp nức tiếng Hà thành - Lý Lệ Hà.

{keywords}
Vua Bảo Đại. Ảnh: Tư liệu

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến kể: ‘Theo nhiều tài liệu, Lý Lệ Hà quê gốc Hải Phòng, sớm dấn thân vào chốn ‘buôn phấn, bán hương’. Vì muốn kiếm được nhiều tiền hơn, Lý Lệ Hà về sinh sống ở Khâm Thiên, xây dựng tên tuổi.

Người ta vẫn truyền tai nhau về vẻ đẹp cuốn hút, đầy ma mị của cô. Mỗi bước nhảy, Lệ Hà khiến bao công tử mê mệt. Cùng với cô Đốc Sao, Lệ Hà trở thành vũ nữ nổi tiếng bậc nhất'.

Trong một cuộc thi hoa khôi, Lệ Hà giành danh hiệu cao nhất, danh tiếng của vũ nữ lên một tầm cao mới. Tất nhiên, để mời cô nhảy, các công tử, quan lại và kẻ có máu mặt phải chi số tiền không nhỏ. Cô cũng trải qua nhiều mối tình với doanh nhân, trí thức, thương gia’.

Mặc dù được nhiều người săn đón, cưng chiều nhưng trái tim Lý Lệ Hà chỉ thực sự rung động khi gặp vua Bảo Đại - lúc này đang sống ở Hà Nội. Cô vữ nữ nhanh chóng khiến vua Bảo Đại say mê, đổ gục chỉ trong một lần gặp mặt.

Suốt thời gian đó, hai người chung sống cùng nhau. Đêm đêm họ lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy, phung phí tiền bạc để hưởng thụ cuộc sống xa hoa.

Chuyện tình của vũ nữ Lý Lệ Hà và cựu hoàng Bảo Đại rầm rộ xuất hiện trên các mặt báo vào những năm 1940 khiến Nam Phương hoàng hậu, thứ phi Mộng Điệp vô cùng đau lòng.

Sau năm 1946, Lý Lệ Hà cùng vua Bảo Đại sống lưu vong ở Hồng Kông (Trung Quốc). Nàng vũ nữ xinh đẹp dốc hết tài sản, tiền bạc, nuôi người tình.

Sâu sắc, chân tình là vậy nhưng cuối cùng, vua Bảo Đại sớm bỏ rơi Lệ Hà, đến với mối tình mới. Đau khổ vì bị phụ bạc, Lệ Hà lên tàu sang Pháp, sống cuộc đời bình lặng cho đến khi mất.

Trai gái 2 làng cạnh nhau không được kết hôn vì lời nguyền trăm năm

Trai gái 2 làng cạnh nhau không được kết hôn vì lời nguyền trăm năm

Hai ngôi làng nằm cạnh nhau, thuận lợi về mặt địa lý nhưng trải qua hàng trăm năm, các cặp trai gái vẫn không được kết hôn với nhau.

" alt="Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện" width="90" height="59"/>

Bất ngờ về chốn ăn chơi khét tiếng ở Hà Nội đầy gái đẹp, thuốc phiện