Đội tuyển Việt Nam vẫn chờ phán quyết của FIFA về khả năng Nguyễn Xuân Son (trái) tham dự AFF Cup (Ảnh: Mạnh Quân).
Bình luận về vụ này, tờ CNN Indonesia có bài viết: "Chỉ ở Việt Nam 4 năm, cầu thủ Brazil đã được đăng ký tham dự AFF Cup". Tác giả nhấn mạnh: "Cầu thủ mới nhập tịch Việt Nam là Nguyễn Xuân Son đã được điền tên vào danh sách sơ bộ 50 cầu thủ Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup.
Nguyễn Xuân Son đã có hộ chiếu Việt Nam nhưng "Những chiến binh sao vàng" vẫn chờ FIFA phê duyệt về tính hợp pháp khi cầu thủ người Brazil thi đấu ở đấu trường quốc tế. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vẫn đang chờ phản hồi của FIFA.
Xuân Son không sinh ra ở Việt Nam, cũng không có cha mẹ hay ông bà là người Việt Nam. Vì vậy, cách duy nhất để cầu thủ 27 tuổi được khoác áo đội tuyển Việt Nam là phải sống ở quốc gia trong 5 năm kể từ khi 18 tuổi.
Trong khi đó, cầu thủ sinh năm 1997 mới thi đấu ở Việt Nam vào năm 2020, tức cách đây 4 năm. Cầu thủ này thi đấu rất hay ở CLB Nam Định nên anh được kỳ vọng sẽ tăng cường sức mạnh cho đội tuyển Việt Nam.
Nguyễn Xuân Son là tiền đạo nguy hiểm hàng đầu V-League (Ảnh: Mạnh Quân).
Trong quá khứ, Xuân Son từng thi đấu ở Nhật Bản và Đan Mạch nhưng không được trọng dụng. Giờ đây, anh là một trong những tiền đạo nguy hiểm nhất V-League. Ở mùa giải 2023/24, Xuân Son ghi được 32 bàn sau 28 trận cho Nam Định. Sang mùa này, anh cũng có 6 pha lập công sau 9 trận ra sân".
Đội tuyển Việt Nam vẫn chờ phán quyết của FIFA về trường hợp của Xuân Son. Nếu khoác áo đội tuyển Việt Nam, tiền đạo sinh năm 1997 sẽ là sự bổ sung hữu ích trong bối cảnh hàng công gây thất vọng lớn trong thời gian dài qua.
Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam nằm chung bảng với Indonesia, Myanmar, Philippines và Lào. Chúng ta sẽ đá trận ra quân gặp Lào vào ngày 9/12.
Cơ quan này cho biết ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
"Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013", cơ quan quản lý khẳng định.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
"Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế", đại diện Cục cho biết.
Temu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu tháng 10, nhưng đến ngày 24/10 mới gửi văn bản chính thức đến Bộ Công Thương. Ảnh: The Diplomat).
Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng là Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hóa, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
"Bộ cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", cơ quan quản lý cho biết.
Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 23/10, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết hiện nay, Indonesia đã tìm cách ngăn chặn nền tảng này và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại. "Tôi cũng đã giao Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát đánh giá tác động", lãnh đạo Bộ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sinh cho biết về mặt nguyên tắc, Bộ Công Thương vẫn đang triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt và chống gian lận hàng giả, hàng nhái. Bộ cũng đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát liên quan đến vấn đề này.
"Về giá cả, đến tôi cũng giật mình vì giá bán hàng hóa của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể. Chưa thể khẳng định mức giá rẻ đó là thật hay không thật. Bộ Công Thương vẫn tôn trọng việc mua bán, thỏa thuận trên thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ sẽ có các giải pháp để kiểm soát việc này.
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Cơ quan này cho biết hiện nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử. Điển hình là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cơ quan này cũng đính kèm một số thông tin, hình ảnh vi phạm về quảng cáo Flash Sale (khuyến mại đặc biệt) trên Shopee và quảng cáo trên Temu. Sở Công Thương đánh giá điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt NamNữ thực tập sinh hỏi mua rau và hành động bất ngờ của cụ ông người Nhật (Clip: NVCC).
Lúc Nhung đề nghị mua rau, ông cụ không những vui vẻ đồng ý mà còn chủ động chọn những bông súp lơ to nhất, mang lên đưa tận tay nhóm nữ sinh.
"Ông cụ đưa cho chúng tôi 8 bông súp lơ, rồi bảo: 'Ông cho mấy đứa, về tự chia nhau nhé'. Lúc đó, tôi thực sự bất ngờ và cảm động", Nhung kể lại.
Nhung và nhóm bạn sau đó chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ lên mạng xã hội để lưu giữ kỷ niệm. Không ngờ đoạn clip lại gây ra tranh cãi. Một số người chỉ trích nhóm nữ thực tập sinh, cho rằng họ "làm màu" khi mua vài cái súp lơ mà đưa cho ông cụ tờ tiền mệnh giá 5.000 yên (khoảng 800.000 đồng tiền Việt).
Nhung giải thích, mục đích đăng clip của cô không phải để khoe khoang hay gây sự chú ý. Cô gái muốn gửi cả số tiền để cảm ơn ông cụ, vì ông đã hào phóng tặng họ toàn bộ số rau. Do khả năng giao tiếp còn hạn chế nên cô không diễn đạt được hết ý muốn nói.
"Tôi muốn trả tiền cho ông cụ, chứ không có ý định xin xỏ. Nhưng ông nhất quyết không nhận. Hôm đó, trong ví tôi có đúng tờ tiền mệnh giá 5.000 yên và tôi muốn gửi ông toàn bộ số tiền đó chứ không muốn lấy lại tiền thừa", cô gái phân trần.
Nhóm nữ thực tập sinh mua quà, tìm đến ruộng rau của ông cụ người Nhật để cảm ơn (Ảnh: Cắt từ clip).
Cảm kích trước tấm lòng của ông cụ người Nhật, ngày hôm sau, nhóm nữ thực tập sinh quyết định quay lại vườn để gửi chút bánh kẹo làm quà cảm ơn. Cả nhóm cũng lo lắng, sự việc hôm trước có thể gây hiểu lầm, khiến ông cụ phá bỏ cả vườn rau, như những trường hợp từng xảy ra nơi xứ bạn.
"Thú thực, cả nhóm hơi lo lắng vì có người cảnh báo, hành động hỏi mua rau của chúng tôi có thể khiến người tặng chịu thiệt thòi. Họ bảo, có trường hợp chủ vườn chặt bỏ cả vườn rau sau khi cho đi.
Khi quay trở lại, chúng tôi không gặp được ông cụ, nhưng điều khiến cả nhóm nhẹ nhõm là những luống rau vẫn nguyên vẹn", Nhung nói.
Nữ thực tập sinh quê Thanh Hóa sang Nhật hồi đầu tháng 7, sau cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Một mình nuôi 2 con nhỏ, nguồn thu nhập ở quê của cô không đủ. Vì vậy cô xoay hướng, quyết định sang Nhật lao động để cải thiện cuộc sống, tích lũy tiền nuôi con. Nữ thực tập sinh sống ở thành phố Tagawa, tỉnh Fukuoka.
Nhung cho biết, cô từng nghe nói về sự hào phóng của người Nhật qua mạng xã hội, đến khi trực tiếp trải nghiệm, cảm giác ấy trở nên thật sự đặc biệt.
" alt=""/>Thấy cô gái Việt hỏi mua rau, cụ ông người Nhật làm chuyện không ngờ