Thời sự

Ai trả tiền trái phiếu?

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-18 08:16:41 我要评论(0)

Tôi được nhiều người hỏi như vậy sau khi có tin công bố bà Trương Mỹ Lan,ảtiềntráiphiếlich âm chủ tịlich âmlich âm、、

Tôi được nhiều người hỏi như vậy sau khi có tin công bố bà Trương Mỹ Lan,ảtiềntráiphiếlich âm chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt; tương tự các câu hỏi trong trường hợp trái phiếu Tân Hoàng Minh.

Câu trả lời của cơ quan chức năng trong cả hai trường hợp gần giống nhau. Ai phát hành người đó trả tiền.

Ví dụ, trong trường hợp gần đây, Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông, thuộc "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát đã phát hành trái phiếu, khoảng 25 nghìn tỷ đồng, đáo hạn trong giai đoạn 2023-2024. Vậy, với nhà đầu tư trái phiếu, người có trách nhiệm trả tiền là Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư An Đông.

Vấn đề ở đây là, người mua có thật sự hiểu rõ mình đã mua trái phiếu của ai, hợp đồng mua trái phiếu là gì, và quan trọng hơn, họ đã được tư vấn như thế nào khi mua trái phiếu?

Lâm, làm trong ngành tài chính, chia sẻ rằng nhà anh có người mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ từ ngân hàng, do các nhân viên thân quen chuyên chăm sóc lâu năm tư vấn. Người nhà Lâm chỉ biết đại loại trái phiếu do một công ty có trụ sở rất to ở Hà Nội phát hành, lãi suất 12%, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng, và phát hành để đầu tư vào những dự án bất động sản tiềm năng ở Hà Nội.

Đây là một hợp đồng mua trái phiếu chứ không phải hợp đồng hợp tác đầu tư như trong trường hợp "đầu tư trái phiếu" Tân Hoàng Minh. Nhưng rủi ro vẫn cao. Cách mà nhân viên tư vấn cũng như cách "thẩm định" của người nhà Lâm quá ngây thơ: trụ sở to, đầu tư bất động sản, lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm.

Không có một phân tích cơ bản nào về đầu tư được đưa ra như khả năng trả nợ, tình hình tài chính của công ty, khả năng thanh khoản của trái phiếu... Bởi vì người nhà Lâm không phải chuyên gia tài chính, và người tư vấn bán trái phiếu có lẽ cũng không. Không phải nhân viên ngân hàng nào cũng là chuyên gia tài chính có chuyên môn để tư vấn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Mối quan hệ ở đây rất đơn giản, người nhà Lâm tin vào nhân viên ngân hàng chăm sóc mình bao lâu nay, còn nhân viên ngân hàng, vì áp lực doanh số và sự cám dỗ của khoản hoa hồng bán trái phiếu (có thể lên 1-2%) mà tiến hành giao dịch.

Sợi dây tín nhiệm mong manh đó đang được nhiều ngân hàng và công ty chứng khoán lợi dụng để bán trái phiếu kiếm tiền trung gian. Theo tổ chức dữ liệu tài chính FiinPro, dữ liệu của thị trường thứ cấp cho thấy số lượng trái phiếu doanh nghiệp được nắm giữ bởi các cá nhân lên tới 32,6%, chủ yếu nhờ vào các giao dịch mua trung gian với công ty chứng khoán. "Có thể thấy, thị trường đang tồn tại hiện tượng môi giới chứng khoán mời gọi nhà đầu tư cá nhân không chuyên đầu tư vào các lô trái phiếu doanh nghiệp như một dạng tiền gửi tiết kiệm lãi suất cao", FiinPro nhận định trong báo cáo ngày 20/9 "Đánh giá tác động của Nghị định 65/2022/NĐ-CP".

Nhà đầu tư cá nhân tin vào nhân viên ngân hàng và công ty chứng khoán tư vấn mà mua trái phiếu, nhưng khi trái phiếu gặp rủi ro thì nhà đầu tư tự lo. Vậy trách nhiệm của những người tư vấn đó ở đâu? Tiền hoa hồng thì lấy, nhưng không gánh trách nhiệm nào cả.

Ở Anh, chuyên viên tư vấn tài chính cho khách hàng phải có bằng cấp tư vấn tài chính do cơ quan quản lý Financial Conduct Authority (FCA) công nhận. Ngoài ra, các công ty trung gian tư vấn sản phẩm tài chính cũng phải công khai rõ các mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích với khách hàng, chẳng hạn họ nhận được bao nhiêu phần trăm hoa hồng từ phí bán sản phẩm cho khách, hoặc họ hưởng lợi khi bán được trái phiếu như thế nào. Quan trọng nhất, công ty còn phải lập một báo cáo thể hiện rõ vì sao họ đánh giá sản phẩm mà họ tư vấn cho khách hàng là phù hợp với tình trạng tài chính và thông tin do khách hàng cung cấp, gọi là báo cáo đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm (suitability report).

Căn cứ vào đó, khi có sự việc xảy ra, khách hàng có thể khiếu kiện về việc không được tư vấn đầy đủ, cũng như công ty có thể đưa bằng chứng đã theo đúng quy trình. Quan trọng hơn, những bằng chứng được lưu trữ như vậy cho phép cơ quan quản lý đánh giá có ai vi phạm trong việc bán sản phẩm hay không và ra quy định xử phạt hợp lý.

Vì quy trình chặt chẽ như vậy, những nhà tư vấn tài chính ở Anh không dám nhắm mắt bán đại sản phẩm cho khách hàng chỉ vì hoa hồng, vì nếu họ làm sai, họ có thể bị thu lại chứng chỉ mà rất vất vả mới có được. Không có chứng chỉ thì không thể hành nghề.

Từ lâu câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu bất động sản chỉ tập trung nói về công ty phát hành không đủ khả năng tài chính hay nhà đầu tư không chú ý tìm hiểu kỹ về sản phẩm. Vai trò của nhà trung gian phân phối mới chính là tảng băng chìm rất quan trọng mà các cơ quan quản lý nước ngoài nhận ra và xây dựng hẳn một bộ quy định rất dày để bảo vệ nhà đầu tư.

Việt Nam đã đến lúc nhìn ra câu chuyện này. Nó không chỉ giới hạn trong chuyện bán trái phiếu, mà còn liên quan đến bán bảo hiểm qua ngân hàng hay kênh chứng khoán. Sản phẩm tài chính là loại sản phẩm đòi hỏi kiến thức và sự tận tụy với khách hàng, vì nó có thể liên quan đến những khoản tích lũy cả một đời người lao động.

Một người tư vấn mẫn cán sẽ không để khách hàng hoang mang tìm câu trả lời "ai trả tiền trái phiếu" trên... tivi.

Hồ Quốc Tuấn

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}3 năm nay, từ ngày cha gặp tại nạn, một mình Linh đi làm nuôi 2 người bệnh và 3 đứa em trai.

Cách đây hơn 10 năm, mẹ của Linh bỗng dưng bất ổn về tâm thần, thường xuyên nói nhảm một mình, trò chuyện với động vật, cây cối và không khống chế được cảm xúc.

Khi ấy, cảnh mẹ Linh cầm gậy đuổi đánh cha em khắp xóm trở thành “chuyện thường ngày”. Cha của Linh đã bỏ nhiều thời gian đưa vợ tới các bệnh viện để khám, nhưng bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân. Hễ nghe người ta mách chỗ nào có hi vọng là cha em làm theo, thậm chí là mời “thầy đuổi vong giỏi” về, nhưng vẫn không thể chữa khỏi bệnh lạ.

{keywords}
"Từ ngày cha bệnh, mẹ không dám lại gần. Nhiều năm nay mẹ cũng chẳng đủ tỉnh táo để chăm lo cơm nước", Linh tâm sự.

Nhà đông con, lại thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ, Linh sớm phải dang dở đường học khi mới lên lớp 10. Em muốn đi làm kiếm tiền phụ cha nuôi gia đình. Hi vọng 3 đứa em được học hành tử tế hơn, sau này sẽ làm chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già. Vậy mà năm 2017, cha em bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, chấn thương sọ não.

Nhà Linh vốn là hộ nghèo chuẩn quốc gia, tiền ăn còn phải chi li tính toán, chắt bóp lắm mới đủ, nói gì đến tiền “phòng hờ”. Nhờ các bác, là anh chị của cha em đứng ra lo liệu giúp mới có tiền chữa trị.

Những năm trước, tuy trí tuệ chỉ như đứa trẻ nhưng cha em còn đi lại được. Đầu năm nay, do sọ bị teo, có nguy cơ tử vong nên bác sĩ khuyên ghép sọ nhân tạo. Thế nhưng biến chứng sau ca ghép, lại thêm xuất huyết não khiến cha em bị nằm liệt giường đến bây giờ”, Linh ngập ngừng.

Hơn 3 năm nay, gánh nặng lo kinh tế nuôi gia đình đặt lên đôi vai của cô gái trẻ. Vừa đi làm kiếm tiền, vừa quán xuyến gia đình, dù áp lực, mệt mỏi lắm nhưng em không dám kêu than.

Tháng nào, Linh cũng mong có việc để làm tăng ca. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid, tháng cao điểm lắm em cũng chỉ được vỏn vẹn 6 triệu đồng. Không có tiền đóng học phí, từng đứa em lần lượt phải nghỉ học, chỉ còn em út hiện nay đang học lớp 3.

{keywords}
Gánh nặng kinh tế để lo cho cuộc sống trước mắt, lẫn khoản nợ đã vay mượn đều đổ dồn lên đôi vai của Cẩm Linh.

Vừa nhận được lương là em liền phải tính: tiền mua sữa, bỉm tã, giấy lau... cho cha, tiền ăn uống sinh hoạt của cả nhà, có đợt thì phải lo tiền quần áo, sách vở cho đứa nhỏ. Cũng may còn có các bác thương nên giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Chứ toàn bộ nguồn sống chỉ gói gọn trong 6 triệu ấy thì cha em sớm không còn nữa rồi”, Linh giải bày.

Bà Liêu Say Liên, bác gái của Linh cho biết, số tiền để điều trị cho em trai suốt 3 năm nay hầu hết là do anh em gom góp. Con số đã lên đến tiền tỷ. Thế nhưng, mấy anh em bà cũng đã ngoài 60 tuổi, điều kiện chẳng khá giả gì, cuộc sống hiện tại phải dựa vào con cái. Một người anh trai còn phải bán đất để cứu em, khi chưa được sự đồng ý của vợ khiến cho cuộc sống hằng ngày xảy ra nhiều mâu thuẫn, cơm không lành, canh không ngọt.

Giờ anh em tôi chỉ có thể động viên về mặt tinh thần, tranh thủ hỗ trợ chăm sóc cho Toàn (tên cha của Linh-PV), chứ không còn khả năng giúp đỡ về tiền bạc. Thương bé Linh một mình gánh vác mà tuổi già sức yếu nên không biết phải làm sao”, bà Liên buồn bã.

Mỗi ngày Linh đều phải lo nghĩ tiền điều trị sắp tới cho cha, tiền thuốc men, tã, sữa... Và còn khoản nợ 20 triệu đã vay nhiều năm trước, do không có tiền trả nên lãi tiếp tục bị nhập vào với tiền gốc.

Giấc ngủ của cô gái trẻ trở nên khó an yên. Niềm khao khát của Linh thường hiển hiện trong những giấc mơ. Hình ảnh mẹ khỏe mạnh tươi cười, đưa tay vuốt mái tóc em. Cả gia đình 6 người quây quần bên bữa cơm nóng hổi... Tỉnh dậy trong bóng đêm, nước mắt Linh thường ướt đẫm gối.

Khánh Hòa - Bảo Ngọc

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp:  Em Liêu Cẩm Linh (hoặc liên hệ qua bà Liêu Say Liên); Địa chỉ: Ấp Sông Xoài 2, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; SĐT: 0967655006 hoặc 0905395317 (bà Liên).

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.286(Liêu Cẩm Linh)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.


Cha mù loà, hỏng chân, mẹ ung thư, con công nhân lo không nổi

Cha mù loà, hỏng chân, mẹ ung thư, con công nhân lo không nổi

Cuối năm 2016, anh Đoàn bị tai nạn giao thông, hỏng một bên mắt và bị nhiều tổn thương. Năm 2019, anh tiếp tục bị hoại tử hỏm xương đùi 2 bên, còn chưa điều trị khỏi thì vợ anh phát hiện mắc căn bệnh ung thư vú.

" alt="Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt" width="90" height="59"/>

Mơ thấy 'mẹ bình thường', cô gái trẻ trào nước mắt

{keywords}Khách hàng đã thay đổi như thế nào?

Công nghệ số hiện diện và có khả năng tác động đến cả bốn khoảnh khắc nói trên. Người dùng thường tìm kiếm thông tin, tra cứu các đánh giá trên mạng, chẳng hạn, người mua xe ô tô thường tìm kiếm nhiều nhất 2-3 tháng trước khi mua. Người đi nghỉ ở khách sạn hay đi ăn ở nhà hàng nào đó thường quan tâm đến các đánh giá của khách hàng trước đó. Sự phát triển của mạng xã hội và bình luận của người dùng đã khiến khoảnh khắc sáng tỏ thứ 3 trở nên quan trọng.

Làm sao để tiếp thị mang lại giá trị?

Công nghệ số cho phép tiếp thị dựa trên nhu cầu cá thể hóa và dựa trên khoảnh khắc, điều mà tiếp thị trước đây chưa bao giờ làm được. Kỷ nguyên số là kỷ nguyên của những khoảnh khắc, có nghĩa là thông điệp cần phải đến đúng thời điểm và đúng hoàn cảnh.

Nếu ai đó dùng ứng dụng gọi xe để di chuyển vào 18h00 tối thứ Sáu, quảng cáo cho họ về nhà hàng và phim ảnh có lẽ sẽ hợp lý hơn. Nếu quảng cáo về dịch vụ khách sạn cho người dùng đang ở sân bay khi có thông tin về chuyến bay bị hủy hoặc hoãn thì sẽ hợp lý hơn. Người dùng kiểm tra điện thoại trung bình 150 lần một ngày và 68% kiểm tra điện thoại trong vòng 15 phút sau khi thức dậy, vì vậy, đây là khoảnh khắc vàng để lựa chọn gửi thông điệp phù hợp tới khách hàng tiềm năng.

Kỷ nguyên số đã thay đổi khách hàng. Vì vậy, công nghệ số dùng để hiểu sâu hơn về khách hàng và mang đến giá trị cho họ sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT

Kênh phân phối đã thay đổi như thế nào?

Kênh phân phối đã thay đổi như thế nào?

Kỷ nguyên số đã chuyển thế giới từ “đi mua hàng” sang “nhấp, chạm để mua hàng”.

" alt="Khách hàng đã thay đổi như thế nào?" width="90" height="59"/>

Khách hàng đã thay đổi như thế nào?

{keywords}Sở Xây dựng và UBND các quận của thành phố Hà Nội và các tỉnh Quảng Ngãi, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang sẽ hoàn thành tích hợp, cung cấp dịch vụ cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 10/12/2020 (Ảnh minh họa)

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố về việc tích hợp, cung cấp dịch vụ cung cấp thông tin quy hoạch và cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ quan này cho biết, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đến nay Bộ Xây dựng đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện tái cấu trúc quy trình, xây dựng, tích hợp, kiểm thử việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng và cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên môi trường thử nghiệm (UAT).

Để triển khai chính thức, đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện một số việc.

Cụ thể, UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 với dịch vụ cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hoàn thành trước ngày 15/12/2020.

Trong đó, các địa phương chưa thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng trực tuyến ở mức độ 4, sẽ tổ chức triển khai theo hệ thống tập trung của Bộ Xây dựng. Hệ thống tập trung này đã được tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, có kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu trạng thái xử lý hồ sơ trực tuyến, trực tiếp và qua Bưu điện với hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh để phục vụ tổng hợp, theo dõi, quan sát (nếu có), đồng thời hỗ trợ quá trình xử lý hồ sơ của cán bộ, công chức ngành xây dựng.

Địa phương đã triển khai thực hiện dịch vụ công này trực tuyến ở mức độ 4, Văn phòng Chính phủ đề nghị hoàn thiện, chuẩn hóa, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia để tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất.

Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố cũng được đề nghị phối hợp để tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với dịch vụ Cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đối với địa phương chưa thực hiện dịch vụ công này trực tuyến ở mức 4, sẽ tổ chức triển khai theo hệ thống tập trung của Bộ Xây dựng đã được tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và có kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu trạng thái xử lý hồ sơ trực tuyến, trực tiếp và qua Bưu điện với hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh.

Với các địa phương đã thực hiện dịch vụ công này trực tuyến mức 4, sẽ hoàn thiện, chuẩn hóa, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia để tổ chức triển khai đồng bộ, thống nhất.

Đáng chú ý, Văn phòng Chính phủ cũng đã đưa ra lộ trình triển khai cụ thể đối với việc cung cấp dịch vụ công cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Theo đó, Sở Xây dựng và UBND các quận của thành phố Hà Nội và các tỉnh Quảng Ngãi, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang sẽ hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia trước ngày 10/12/2020. Các UBND tỉnh, thành phố còn lại, bao gồm cả các huyện còn lại của thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành việc tích hợp, cung cấp dịch vụ này trước ngày 31/12/2020.

Với kế hoạch trên, đến ngày 31/12/2020, người dân cả nước đã có thể xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Được đưa vào hoạt động từ ngày 9/12/2019, Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất dichvucong.gov.vn là đầu mối kết nối các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

Theo thống kê, từ ngày 09/12/2019 đến ngày 22/10/2020, Cổng dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp 1.878 dịch vụ công trực tuyến; có khoảng 79 triệu lượt truy cập, trên 346.000 tài khoản đăng ký; hơn 20 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 485.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 34.000 cuộc gọi và 8.800 phản ánh, kiến nghị.

Vân Anh

Ngành Xây dựng ưu tiên chuyển đổi số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị

Ngành Xây dựng ưu tiên chuyển đổi số lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị

Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị là 1 trong 6 nhóm đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số của Bộ Xây dựng trong giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

" alt="Người dân cả nước có thể xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trực tuyến từ 31/12/2020" width="90" height="59"/>

Người dân cả nước có thể xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trực tuyến từ 31/12/2020