Truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng blockchain: Hiểu sao cho đúng?
Hiện nay có khá nhiều công ty cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản. Trong số đó có giải pháp truy xuất nguồn gốc nông sản dựa trên nền tảng blockchain đang rất được quan tâm. Một số mô hình thử nghiệm dựa trên nền tảng blockchain trong truy xuất nguồn gốc như: xoài,ấtnguồngốcnôngsảntrênnềntảngblockchainHiểusaochođúnewcastle – liverpool thanh long…
Truy xuất nguồn gốc nông sản nhờ ứng dụng công nghệ Blockchain |
Một ví dụ, dự án “Hỗ trợ Nông sản Việt Nam xây dựng nhận diện thương hiệu toàn cầu” với sự tài trợ của Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã được triển khai thí điểm trên chuỗi thanh long xuất khẩu sang thị trường Úc. Những lô hàng thanh long đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Úc vào tháng 9/2017 đã đánh dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Vấn đề đặt ra là nền tảng blockchain này có gì đặc biệt mà sao ai cũng nói đến. Hay nghe nhất có lẽ là đào tiền ảo dựa trên blockchain, gần đây thì có mạng xã hội dựa trên blockchain, đánh giá dựa trên blockchain, và giờ là truy xuất nguồn gốc nông sản trên nền tảng blockchain. Nó là gì?
Ứng dụng blockchain giúp nguồn gốc minh bạch
Trên thị trường hiện nay tồn tại khá nhiều cách để truy xuất nguồn gốc nông sản, sản phẩm hàng hóa. Trong đó phổ biến nhất là hai công nghệ dùng mã QR và mã số, mã vạch. Gần đây, mã QR đã được ứng dụng nhiều hơn khi nhiều tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm nông sản như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh khác tại nhiều vùng trên cả nước.
Giao diện truy xuất nguồn gốc nông sản quả thanh long |
Vấn đề đặt ra là khi bạn tra các thông tin này (qua mã QR chẳng hạn) bạn chủ yếu nhận được thông tin do nhà phân phối trực tiếp cung cấp, còn thông tin về các nhà cung cấp phía trước của chuỗi sẽ không có, từ đó tính minh bạch của thông tin chưa được đảm bảo. Nhà phân phối chỉ có thể cung cấp cho bạn thông tin chung chung như nông sản được trồng vùng nào, còn ai trồng, ai chuyên chở, ai bảo quản,... thì khó có thể cung cấp, hoặc cung cấp nhưng tính minh bạch không đảm bảo.
Vậy ứng dụng blockchain làm sao giải quyết bài toán trên? Nếu ứng dụng công nghệ này, khi một người nông dân thu hoạch và bán cho nhà cung ứng / công ty, họ sẽ đăng nhập vào ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ (theo tài khoản được cấp sẵn và ứng dụng này được xây dựng dựa trên nền tảng blockchain) để đăng thông tin về lô nông sản (ví dụ: thanh long) họ vừa bán (việc này được cập nhật theo thời gian thực). Tại thời điểm đó, một giao dịch sẽ tạo ra ID duy nhất trong ứng dụng và đi kèm theo là một mã QR. Mã QR này sẽ gắn với lô hàng thanh long đó cho đến khi được bày bán lên kệ. Lưu ý quan trọng là mã QR này được gán với một chuỗi hash (ID) ban đầu và ID này không thể bị thay đổi được (nhưng thêm vào thông tin giao dịch được).
Chính nhờ đặc điểm này, ví dụ tiếp theo nhà cung ứng cũng có thể đăng nhập vào ứng dụng để thêm một giao dịch là đã chuyển cho bên chế biến/xuất khẩu (thông tin này được tiếp nối vào giao dịch sử dụng ID được tạo bởi người nông dân ban đầu, và nó cũng được cập nhật theo thời gian thực), cứ như vậy các giao dịch có thể được tạo tiếp theo bởi bên xuất khẩu, làm sạch, đóng gói, siêu thị,... Các nơi này chỉ có thể thêm vào tiếp nối giao dịch trong ID nói trên nhưng nó sẽ truy xuất được theo mã QR được tạo ban đầu.
Chính vì vậy, người tiêu dùng cuối cùng (hay bất cứ ai trong “chuỗi blockchain” này) đều có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc của từng trái thanh long thông qua việc quét mã QR. Thông tin sẽ hiển thị chi tiết từ lúc anh nông dân thu hoạch cho đến siêu thị. Nhờ mỗi mã QR đính theo ID là duy nhất, tính minh bạch được đảm bảo tối đa.
Rất nhiều lợi ích khác
Nền tảng blockchain cho phép các hoạt động diễn ra mang tính tự động hóa, điều này giảm thiểu chi phí từ những khâu vận hành thủ công thông thường nay không còn cần thiết. Blockchain giúp giảm thiểu các khâu trung gian, các thủ tục phức tạp gây tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Mọi giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng với độ chính xác cao. Hệ thống blockchain đảm bảo gần như tuyệt đối việc thanh toán được diễn ra.
Công nghệ blockchain đem lại rất nhiều lợi ích |
Hay như vẫn nói về nguồn gốc nông sản. Nếu như trước đây khi muốn truy xuất nguồn gốc một loại nông sản nào đó được bán tại một trong các siêu thị, cần phải có rất nhiều công đoạn thủ công và tốn nhiều thời gian. Đặc biệt, nếu trường hợp loại nông sản đang bán bị nhiễm khuẩn chẳng hạn, thật không dễ truy ra nguồn gốc ban đầu của nó, dẫn đến có thể nguyên một lô hàng sẽ bị tiêu huỷ rất lãng phí.
Trong khi đó với giao dịch được liệt kê chi tiết nếu ứng dụng blockchain, siêu thị có thể nhanh chóng truy ra được nó được trồng ở nông trại nào, khu vực nào. Nếu nguồn gốc nhiễm khuẩn là từ một nông trại cụ thể nào đó, thay vì thu hồi tất cả và đem đi tiêu hủy, siêu thị hay nhà cung ứng (hay là cơ quan quản lý) chỉ cần thu hồi loại nông sản có nguồn gốc từ nông trại nơi để xảy ra nhiễm khuẩn. Tất cả đều rất nhanh và hiệu quả, dễ dàng kiểm soát sự lây lan và hạn chế số người tiêu dùng bị ảnh hưởng, và tránh lãng phí.
Những thách thức hiện hữu
Công nghệ blockchain dĩ nhiên đem lại rất nhiều lợi ích to lớn. Tuy nhiên công nghệ này không phải không có nhược điểm. Đặc điểm đầu tiên là tất cả các đối tượng trong chuỗi đều cần có đường truyền kết nối internet tin cậy. Vấn đề này sẽ gây khó khăn cho đối tượng đầu tiên trong chuỗi, đó là người nông dân, khi mà ở các khu vực nông thôn điều kiện mạng lưới internet chưa thật tốt. Một vấn đề thứ hai lớn hơn là liên quan đến ứng dụng. Các đối tượng cần phải thành thạo sử dụng nó. Đây cũng là một thách thức không nhỏ cho những đối tượng không rành công nghệ. Đó là chưa nó đến chi phí phát sinh cho việc in tem mã QR, người dán tem,...
Và một thực tế cuối cùng, vẫn không nhiều người hiểu rõ về blockchain, và ứng dụng của nó trong các lĩnh vực chẳng hạn cụ thể trong bài là truy xuất nguồn gốc nông sản. Việc lạm dụng từ ngữ này có thể tạo tâm lý nghi ngờ cho những người muốn tiếp cận công nghệ này, đặc biệt là người nông dân khi mà những khái niệm này khá mơ hồ.
Dù gì đi nữa, ứng dụng blockchain đang là xu hướng và Việt Nam cũng không thể tách khỏi xu hướng này. Hiện nay, trên thế giới, blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, quản lý tiền ảo, lưu trữ bệnh án, thông tin bảo hiểm y tế, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa... Công nghệ này có thể tiết kiệm chi phí tối đa lên tới 30 - 50%. Tại Việt Nam, dù còn rất mới, nhưng công nghệ này đã được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế số thời gian tới. Và một trong những lĩnh vực chính đang được thử nghiệm đó chính là truy xuất nguồn gốc cho nông sản.
An Nhiên - Hoàng Oanh - Văn Chuyên
Tiến sĩ Blockchain hiến kế xóa bỏ gian lận thi cử tại Hà Giang, Sơn La
Trước vấn nạn tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang và Sơn La, đã có không ít những ý kiến được các nhà khoa học đưa ra nhằm tìm giải pháp triệt để cho hiện tượng gian lận này.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Hà Nội, 18h00 ngày 19/1: Khó nuốt trôi
- Nhận định, soi kèo Heart of Midlothian vs Ross County, 22h00 ngày 30/12
- DJ nổi tiếng thế giới Avicii qua đời ở tuổi 28
- Nhận định, soi kèo Nations FC vs Nsoatreman, 22h00 ngày 31/12
- Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- Nghĩ về ‘mùa Táo Quân chán nhất trong lịch sử’
- Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ chuyện không ngờ về Hương Lan
- DJ nổi tiếng thế giới Avicii qua đời ở tuổi 28