您的当前位置:首页 > Thế giới > Nghề làm việc hư cấu 'hái' ra tiền 正文

Nghề làm việc hư cấu 'hái' ra tiền

时间:2025-01-17 03:13:44 来源:网络整理 编辑:Thế giới

核心提示

Trong một căn phòng nhỏ chỉ rộng hơn 10m2,ềlàmviệchưcấuháiratiềlịch thi đâu bóng đá cólịch thi đâu bóng đálịch thi đâu bóng đá、、

Trong một căn phòng nhỏ chỉ rộng hơn 10m2,ềlàmviệchưcấuháiratiềlịch thi đâu bóng đá có 4 nhân viên. Ngày hôm đó, Minh Chí được người phụ trách nhân sự dẫn đến phòng làm việc giao việc: "Cậu làm vị trí kinh doanh nên ngồi ở đây, muốn làm gì tùy ý". Người này chỉ anh Trần ngồi cạnh 2 nhân viên khác. 

3 tiếng sau, phụ trách nhân sự đến thông báo rằng nhiệm vụ hoàn thành và nhận thù lao. Ông chủ công ty đã dẫn khách hàng đi ăn, việc thế thân cũng thành công. Ba nhân viên được thuê mau chóng giải tán. Công việc này được gọi là “nghề làm việc hư cấu”. 

Trong văn phòng chỉ có 1 người là nhân viên thực thụ, 3 người còn lại là "diễn viên". 

Ảnh minh họa Sohu

Trần Minh Chí tìm được công việc này từ một mẩu tin tuyển dụng trên mạng. "Công việc rất đơn giản, chỉ cần bạn ngồi trong văn phòng đủ giờ là sẽ nhận được thù lao". Hôm đó, anh Trần ngồi trong văn phòng đóng giả nhân viên, chơi điện thoại 3 tiếng liền nhưng lại được trả 90 tệ (khoảng 300.000 đồng).

Trước đó Minh Chí (27 tuổi) học chuyên ngành biên tập và xuất bản. Tốt nghiệp đại học, anh làm việc cho một công ty Internet tại Thâm Quyến. Sau khi bị sa thải vào nửa cuối năm 2020, anh bắt đầu làm những công việc lặt vặt, trở thành một “nhân viên hư cấu”. 

Công việc kỳ quặc đầu tiên của anh là giả làm người mua nhà. 

Tháng 8/2021, thời tiết ở Thâm Quyến rất nóng. Sau khi gặp nhau ở lối vào tàu điện ngầm, nhân viên môi giới bất động sản lái xe đưa Trần Minh Chí đến nơi giao dịch tại tòa nhà. Sau khi lên xe, người của công ty bắt đầu bàn bạc với Trần Minh Chí và sắp xếp vị trí cho anh. Anh vào vai lập trình viên của một công ty Internet với mức lương cao, hộ khẩu ở Thâm Quyến, có nhu cầu mua nhà để lập gia đình. 

Trước khi vào việc, người này yêu cầu anh Trần phải học thuộc chính sách mua nhà ở Thâm Quyến cũng như quy chế tiền bạc để thuận lợi hơn khi trao đổi. 

Tòa nhà đầu tiên nằm ở ngoại ô thành phố. Khi đặt chân đến, anh Trần vô cùng hốt hoảng vì có rất nhiều người cũng đến mua. Thứ tự của anh Trần là 100. Trong lòng Trần Minh Chí vô cùng băn khoăn: "Tại sao có nhiều người mua nhà như vậy lại còn thuê mình?". Rồi anh lại nghĩ, có thể họ cũng được thuê đến để mua nhà như anh. 

Ảnh minh họa Sohu

Với thái độ nghiêm túc, có chút kinh nghiệm, Trần Minh Chí nhanh chóng nhập vai. Một nhân viên kinh doanh bất động sản tầm 40 tuổi mặc quần áo công sở chỉnh tề đưa anh đến nơi giao dịch. Người này giới thiệu một cách bài bản, khuôn mẫu những ưu điểm của căn nhà. Sau khi trao đổi thông tin, họ đưa anh lên tầng 2 để xem nhà mẫu. Toàn bộ quá trình diễn ra một cách nhanh chóng, lịch sự và khá thận trọng. 

Khi đi thang máy, Trần Minh Chí nhận thấy hành động tinh tế của nhân viên bất động sản. Người này tập cười trong gương như đang đối diện với khách hàng. Khi thang vừa mở ra, nhân viên bán hàng tiếp tục dẫn anh đi thăm thú. 

Sau khi kiểm tra xong, người này lấy giấy bút ra, dùng điện thoại tính giá tiền. Ngôi nhà rộng 107m2, 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, có giá là 1,3 triệu tệ (4,5 tỷ đồng). Người môi giới bắt đầu độc diễn, kể chuyện vài năm trước anh ta mua một căn nhà có giá vài triệu tệ nhưng giờ đã tăng lên 10 triệu tệ. Câu chuyện này thu hút nhiều sự chú ý. 

“Đừng do dự, cậu quyết đi, mai không lấy là có người mua mất đó”, nhân viên bán hàng nhắc nhở anh Trần. 

Sau đó, anh Trần được dẫn đi xem các căn nhà khác. Thời tiết nóng bức nên chỉ có thể xem được 3 căn so với dự định ban đầu là 5 căn. Công việc kết thúc, Trần Minh Chí nhận được 100 tệ (350 nghìn đồng).

Trải nghiệm này đã khơi dậy sự tò mò của Minh Chí về công việc hư cấu này. Bằng kinh nghiệm của mình, anh liên tiếp nhận nhiều công việc khác nhau và mức thù lao cũng ngày một tăng lên.

Ảnh minh họa Sohu

Nhờ có chút kinh nghiệm chụp ảnh, có lần anh Trần còn được mời làm thợ chụp ảnh cho một cửa hàng ăn. Nhân vật nữ chính mặc váy ngắn, trang điểm đậm, gọi một bàn thức ăn theo thực đơn. Khi các món được dọn ra thì công việc bắt đầu. 

Mỗi đĩa thức ăn cần được bày biện cẩn thận, điều chỉnh góc chụp cho đẹp mắt. Dưới tán cây, nữ chính chọn một món tráng miệng và giả vờ nếm thử một cách tao nhã. Anh Trần liên tục chụp ảnh. Khi thức ăn đã nguội, họ lại vội di chuyển đến địa điểm khác để chụp tiếp. 

Dù đã gắng chụp đẹp nhưng nữ chính liên tục nhắc: "Ánh sáng tốt chưa, chú ý ống kính, da phải trắng hơn nhé, cẩn thận góc chụp..." khiến anh không thấy thoải mái chút nào. 

Vài ngày sau đó, anh Trần thấy những bức ảnh mình chụp cô gái kia được đăng lên mạng xã hội với những dòng tương tác của người dùng mạng: "Cơm ở đây rất ngon, khuyến khích mọi người đến ăn nhé". 

Ngay lúc này, anh cảm thấy rằng mình đang làm việc trong một thế giới giả tạo. Hình ảnh đẹp, món ăn đẹp nhưng cảm xúc của con người không thật, tất cả chỉ là đang diễn.

Dù cố gắng tìm kiếm ý nghĩa tích cực của công việc hư cấu nhưng Trần Minh Chí ngày càng phát hiện sự vô lý.

Anh nhận ra thế giới thực tế và hư cấu thực sự quá gần nhau, khó phân biệt được thật giả. Cuộc sống xô bồ khiến anh phải kiếm tìm công việc mưu sinh nhưng anh vẫn luôn thấy mù mờ trên con đường này và khi vọng tìm ra một công việc thực sự yêu thích và ý nghĩa với mình. 

Trong một lần đi hội nghị, Trần Minh Chí may mắn gặp một người đồng nghiệp cũ. Cả hai nói về tình hình kinh tế khó khăn và quyết định hợp tác làm ăn. Một cánh cửa mới mở ra khiến anh Trần có thêm nhiều hứng khởi và tự tin rằng cả hai sẽ làm tốt. 

Tú Linh (Theo Sohu)