Nhận định, soi kèo Toluca vs Necaxa, 10h ngày 27/12
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Santa Clara, 21h30 ngày 18/4: Tin vào khách
Nhan sắc Việt khẳng định vị thế trên bản đồ sắc đẹp thế giới trong đó có H'Hen Niê là sự kiện Văn hoá tiêu biểu năm 2018.
Theo Bộ VHTTDL, năm 2018 được ghi nhận là năm có bước tiến vượt bậc của người đẹp Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế. Chuyên trang sắc đẹp uy tín quốc tế Global Beauties mới đây đã công bố danh sách 10 quốc gia có thành tích nổi trội trong năm 2018.Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng ở vị trí thứ 8 trên bản đồ sắc đẹp thế giới. Vị trí này có được nhờ thành tích của các người đẹp Việt Nam đã nỗ lực hết mình khi tham gia tranh tài tại 5 cuộc thi nhan sắc lớn thế giới năm 2018, gồm: H'Hen Niê - Top 5 Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ), Tiểu Vy - Top 30 Miss World (Hoa hậu Thế giới), Minh Tú - Top 10 Miss Supranational (Hoa hậu Siêu Quốc gia), Phương Nga - Top 10 Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) và lần đầu tiên Việt Nam đạt được ngôi vị cao nhất tại một cuộc thi sắc đẹp có quy mô thế giới - là Nguyễn Phương Khánh đã giành vương miện Miss Earth 2018 (Hoa hậu Trái đất) tổ chức tại Philippines.
Ở lĩnh vực thể thao ghi dấu ấn những chiến tích của bóng đá Việt Nam trong năm 2018 với 3 sự kiện. Cụ thể, Asian Games 18 - Kỳ Asian Games thành công nhất của Thể thao Việt Nam; Đội tuyển bóng đá nam quốc gia giành Cúp vô địch tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup) sau 10 năm chờ đợi; Lần đầu tiên Bóng đá Việt Nam giành ngôi Á quân tại Giải vô địch Bóng đá U23 Châu Á.
Ở lĩnh vực du lịch dấu ấn Du lịch Việt Nam đón 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018; Lần đầu tiên Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến du lịch hàng đầu Châu Á năm 2018 do tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Award (WTA) trao tặng cũng đã được vinh danh là sự kiện tiêu biểu.
Trước đó, triển khai kế hoạch của Bộ VHTTDL về việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2018; Ban Tổ chức nhận được 61 hồ sơ đề cử sự kiện từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố trực thộc Trung ương.
Trong đó lĩnh vực văn hóa có 40 hồ sơ đề cử; Lĩnh vực thể thao có 11 hồ sơ đề cử; Lĩnh vực du lịch có 10 hồ sơ đề cử. Trên cơ sở hồ sơ đề cử từ các đơn vị, Ban Tổ chức đã tổng hợp, tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, báo cáo Lãnh đạo Bộ và lựa chọn 15 sự kiện tiêu biểu giới thiệu bình chọn dưới 2 hình thức. Cụ thể, tổ chức bình chọn qua mạng thời gian bình chọn 6 ngày tính từ ngày 3/1 đến hết ngày 8/1/2019 với sự tham gia của toàn thể độc giả trên toàn quốc.
Tổ chức bình chọn trực tiếp ngày 9/1/2019 tại trụ sở Bộ VHTTDL với sự tham gia của đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
Tình Lê
Thành tích của H'Hen Niê vào danh sách bình chọn sự kiện tiêu biểu
Thành tích của các người đẹp Việt trở thành 1 trong 15 sự kiện được đưa vào bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2018.
" alt="Kỳ tích của H'Hen Niê là sự kiện Văn hoá tiêu biểu năm 2018" />- Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa đồng ý đề nghị của Hội đồng Chức danh giáo sưNhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) đối với phó GS, tiến sĩ TrầnĐình Hòa, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
>> Người thứ hai được đề nghị đặc cách công nhận chức danh giáo sư" alt="Đã có giáo sư trẻ nhất năm 2013" />- Phương Thanh chia sẻ hình ảnh cùng với Trương Quỳnh Anh sau khi gây xôn xao với thiệp cưới ngày 30/12.
Giang Còi: Gần 20 năm một mình nuôi 4 con, không coi hai vợ cũ là bạn
Giọng ca "Người lạ ơi" kể về thời đi hát chật vật đến tuyệt vọng
Thúy Ngân ngại ngùng khi được Trần Anh Huy quỳ gối khen ngợi
Tin sao Việt ngày 30/12: Sau khi gây xôn xao với tấm thiệp cưới "ảo" trên trang cá nhân, Phương Thanh được khán giả nửa tin nửa thật cô sẽ làm đám cưới ngày 30/12, trước một ngày bạn của cô - nam rapper Đinh Tiến Đạt kết hôn. Tuy nhiên, sau đó, khán giả đã nhận ra đây có thể là việc Phương Thanh trêu đùa vì lịch diễn của cô những ngày cuối năm khá kín. Mới đây, Phương Thanh chia sẻ hình ảnh chụp chung với Trương Quỳnh Anh, và hỏi vui "ai lớn tuổi hơn ai hay là bằng tuổi nhau". Minh Hằng khoe ảnh cùng Team của mình ở The Face và hài hước chia sẻ "Team chân ngắn càn quét bến cảng Sài Gòn trước thềm chung kết". Thanh Hằng cũng chia sẻ trước thềm đêm chung kết The Face: "Đến phút 90 vẫn dựng bài cho thí sinh. Căng quá vậy cô Hằng. Mai chung kết The Face thôi mà". BTV Ngọc Trinh đăng tải hình ảnh selfie với điểm nhấn vòng cổ bản lớn kết hợp với chiếc đầm đỏ sặc sỡ. Diễn viên Bảo Thanh chia sẻ hình ảnh mới và tiết lộ vai diễn mới. Nhân vật cô đảm nhiệm tên là Anh Thư. Nghệ sĩ Kim Tiến chia sẻ hình ở bên hoa hồng vàng. Chị là một trong những ca sĩ được khán giả trung niên thế hệ cũ đặc biệt yêu thích. Á hậu Thuý Vân chia sẻ hình ảnh nghỉ ngơi trong căn hộ penhouse của mình dịp cuối năm. Ca sĩ Bảo Yên đăng tải hình ảnh chung với những đồng nghiệp khi còn trẻ, trong đó có nghệ sĩ Thái Bảo (ngoài cùng, bên trái) Nguyễn Trần Trung Quân chia sẻ bữa ăn cùng gia đình một người bạn ở Nghệ An. Băng Di gợi cảm trên quán bar mà cô là đối tác cùng nhiều người bạn gây dựng nên. Năm qua, Băng Di nổi tiếng và được chú ý khá nhiều nhờ phim Gạo nếp gạo tẻ. Nhà báo Cao Minh Hiển chia sẻ hình ảnh nhạc sĩ Việt Anh cùng các nghệ sĩ Võ Hạ Trâm, nhạc trưởng Trần Nhật Minh trong buổi diễn nhạc kịch Dế mèn phiêu lưu ký. Thu Minh đăng ảnh cá nhân và tự hỏi "Nụ cười của mình có khác trước không nhỉ". Diễn viên Anh Tâm, chồng diễn viên Phương Hằng của Gạo nếp gạo tẻ khoe vẻ điển trai với tấm ảnh mặc sơ mi thả nút ngực. ST cho biết dù đi làm hay đi chơi cũng phải có một tấm hình post lên Facebook. "Thực ra là đi họp đó mà mùa đông băng giá dã man chưa", anh viết. Á quân Gương mặt Điện ảnh 2018 - Lê Nguyên Bảo đăng ảnh vừa kịp từ Kiên Giang về Sài Gòn rạng sáng để quay nốt 9 số cuối năm 2018 trong 3 ngày một chương trình truyền hình và đón Tết tây.
Ngọc HânSao châu Á bị chỉ trích vì diện váy áo khoe thân phản cảm trong năm 2018
Diện những bộ váy gợi cảm khoe thân trước ống kính, nhiều sao châu Á vấp phải phản ứng dữ dội từ khán giả.
" alt="Phương Thanh 'chặt chém' Trương Quỳnh Anh sau tin đồn kết hôn" />Nhiều tiến sỹ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có mức lương hơn ba triệu đồng một tháng. Ảnh: Nguyễn Hoài.
Lương thấp, nhà khoa học trẻ đua nhau bỏ Viện
Hoạt động trong chuyên ngành sinh học, TS L.P.H có nhiều năm công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, anh về công tác tại Viện ở ngạch nghiên cứu viên với mức lương khởi điểm 180.000 đồng một tháng, thêm vài chục nghìn phụ cấp ăn trưa.
Cùng thời điểm ấy, nhiều bạn bè tốt nghiệp với anh có mức lương hơn triệu đồng một tháng. Tốt nghiệp thạc sỹ ở Bỉ, học tiến sỹ trong nước. Năm 2007, tốt nghiệp thêm một bằng tiến sỹ ở Đức nhưng mức lương của anh thời điểm ấy chỉ hơn hai triệu đồng một tháng, thêm khoản công tác phí chưa đến trăm nghìn một ngày nếu đi làm việc ở ngoài Viện.
Cuối năm 2007, qua sự giới thiệu của một người bạn, anh rời Viện, về làm cho một Cty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam. Vẫn tiếp tục làm công tác chuyên môn của mình nhưng mức lương của anh một tháng bằng một năm thu nhập ở Viện.
Thu nhập quá thấp nên trước khi rời Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ở tuổi ngoài 30 anh vẫn chưa lập gia đình. “Nếu cứ tiếp tục ở Viện, mình tin là khó mà nuôi được vợ con. Đứa bé nhà mình đi học một tháng hết 1,8 triệu đồng, chưa kể các khoản chi tiêu khác”, anh H, nói.
Theo GS.TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), khoảng năm năm trở lại đây, các nhà khoa học trẻ rời Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài có xu hướng gia tăng.
Tại Viện Công nghệ Sinh học, trước năm 2008 có một, hai trường hợp bỏ Viện, hầu hết là các nhà khoa học trẻ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, sau đó không về. Từ năm 2008 đến nay có khoảng gần chục nhà khoa học trẻ đang làm việc trong nước bỏ Viện ra làm ngoài.
PGS.TS Lê Xuân Cảnh, Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cũng cho hay, những năm qua, tình trạng các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài để có mức thu nhập cao hơn xuất hiện rải rác. Ngay năm 2013, một nữ nhà khoa học trẻ vừa biên chế vào Viện thì xin nghỉ để ra làm ngoài.
Không thể cơm rau dưa mà làm khoa học!
PGS.TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng học Thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có thâm niên hơn 20 năm công tác, cho biết, với học hàm phó giáo sư, học vị tiến sỹ, thu nhập của anh hiện tại là 5,2 triệu đồng/tháng.
Trong phòng Côn trùng học Thực nghiệm, có TS tốt nghiệp ở Pháp về lương 3,3 triệu đồng một tháng, có cán bộ tốt nghiệp cử nhân lương 2,4 triệu đồng một tháng. Hiện họ đang phải thuê nhà trọ.
Theo PGS.TS Lê Xuân Cảnh, điều thiệt thòi của những người làm khoa học là ở chỗ không có phụ cấp gì ngoài lương cơ bản theo hệ số nhà nước, ba năm tăng bậc một lần. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có 116 cán bộ, hơn một phần ba trong số đó là cán bộ trẻ.
Có cán bộ mới tốt nghiệp ra trường lương hơn hai triệu đồng, nhiều tiến sỹ lương hơn ba triệu đồng trong khi tiền gửi con đã hết hai triệu. Đồng lương như hiện nay khó đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt.
Hiện thu nhập của một số nhà khoa học trẻ được tăng thêm nhờ các đề tài, dự án. Tuy nhiên nguồn thu này không ổn định và không thường xuyên. GS Lê Trần Bình cho biết, không phải lúc nào các nhà khoa học cũng có đề tài, dự án, chưa kể để tham gia các đề tài, dự án, các nhà khoa học phải đầu tư thêm chất xám, làm thêm thứ bảy, chủ nhật.
Nguồn thu nhập chính của nhiều nhà khoa học vẫn là đồng lương trong khi mức lương lại quá thấp. Vì thế, họ khó có thể chuyên tâm làm công tác nghiên cứu: “Không thể cứ cơm rau dưa mà làm nghiên cứu, họ cần phải được đảm bảo cuộc sống”, ông Bình nói.
GS.TS Lê Trần Bình cho rằng việc các nhà khoa học trẻ bỏ Viện ra làm cho doanh nghiệp bên ngoài là điều dễ hiểu và việc chảy máu chất xám như hiện nay còn là ít. Không có nơi nào ở Việt Nam lại có thu nhập thấp như ở Viện nghiên cứu. Hầu hết các nhà khoa học vẫn muốn gắn bó với nghiệp nghiên cứu, việc ra làm bên ngoài là việc cực chẳng đã.
(Theo Tiền Phong)
" alt="Hai bằng tiến sỹ, lương hơn hai triệu đồng" />
Học sinh bám bờ tường đi họcHình ảnh trường học tại Hà Nội ngập trong nước, những cô cậu học sinh, sinh viên bì bõm trong nước, thậm chí phải trèo lên tường rào để đi học trong ngày 8/8 nhanh chóng được cộng đồng mạng truyền đi.
Cổng trường Trường ĐH Điện lực Hà Nội chìm trong nước (Ảnh: Gia đình & Xã hội)
Khuôn viên Trường ĐH Y tế công cộng cũng trong tình cảnh trắng xóa, bốn bề ngập nước (Ảnh: Thể thao - Văn hóa)
Hình ảnh ngộ nghĩnh trước cổng Ký túc xá ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Thể thao - Văn hóa
Cơn mưa lớn khiến nhiều khu vực của các khoa của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chìm trong nước.
Một thông báo nhỏ cảnh báo về tình trạng nguy hiểm khu vực gần ký túc xá Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Khu vực gần sân vận động của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khá trũng. Cơn mưa từ tối 7/8 kéo dài qua ngày 8/8 khiến khu vực này chìm sâu trong nước.
Nhiều học sinh đi qua khu vực này phải xắn cao quần, khoác ba lô về phía trước thậm chí bấu víu vào tường rào bao quanh sân vận động Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để đến trường.
Phong Đăng(tổng hợp)
" alt="Bám tường rào đi học trong ngày Hà Nội ngập nặng" />Hàng ngàn học sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình đến viếng Đại tướng tại quê nhà - Ảnh Độc Lập
Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ Q.4, TP.HCM), một phụ huynh kể lại, cho đến ngày Đại tướng mất, con nhà chị đi học (lớp 11, Trường THPT Lê Thánh Tông, Q.7), được cô giáo văn (cô Kim Thoa) dành 1 phút mặc niệm để tướng nhớ người.
Đồng thời, cô giáo đã dành cả tiết văn để nói về Đại tướng. Điều này, tính ra cô giáo làm sai phân phối chương trình. Nhưng đổi lại, học sinh được cảm nhận, kính nể Đại tướng bằng cả trái tim.
Đến hôm truy điệu Đại tướng, cháu nhà chị xem truyền hình trực tiếp mà bật khóc.
Chị bộc bạch: Học sinh hiện giờ chỉ thần tượng và luôn có đầy đủ thông tin về diễn viên, ca sĩ… mà mình yêu thích. Trong khi đó, một tấm gương sáng ngời và vĩ đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì các em lại không biết và cũng không có cơ hội để tìm hiểu.
“Vậy, tại sao chúng ta không đưa vào SGK bài học của Đại tướng, để thế hệ học sinh hiện tại, và mai sau, cảm nhận được một con người đầy tài năng và đức độ?”, chị Hiền đặt câu hỏi.
Đại tướng không được nhắc trong SGK
Những bạn trẻ có mặt trong đêm vái vọng Đại tướng trước nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh Độc Lập
Cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.
“Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.
Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Đưa Đại tướng đến với học sinh
Học sinh Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, Q. Gò Vấp, TP.HCM đeo băng tang tưởng niệm Đại tướng - Ảnh: Minh Luân
Khi PV đặt vấn đề, có cần đưa cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK lịch sử, tất cả những người tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: Rất cần thiết!
Nhiều ý kiến còn cho rằng, đây còn là cách để giúp thế hệ mai sau hiểu biết, cảm thụ nhiều hơn về vị tướng huyền thoại, không chỉ ở tài trí song toàn mà còn là đức độ, lối sống gương mẫu.
Ông Trịnh Văn Tù (sinh năm 1946, là cựu chiến binh, hiện ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Điều tôi phục Đại tướng nhất là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Có những thời khắc, ông được phân công công tác sang những lĩnh vực xem chừng không liên quan gì đến quân sự, nhưng ông vẫn không từ nan mà làm đến nơi đến chốn. Đây là khía cạnh mà học sinh cũng cần biết rõ”.
Ông Trần Đình Tư, giáo viên sử của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), cho biết: “Ngoài tài quân sự, Đại tướng còn là một người đức độ hiếm thấy. Ông đã khiến cho những đối thủ từng bại trận dưới tay mình phải tâm phục khẩu phục. Ông còn là một vị tướng lỗi lạc, nổi bật, được cả thế giới kính trọng. Đây là điều đặc biệt. Vì vậy, tại sao chúng ta không đưa cuộc đời Đại tướng vào SGK để giáo dục thế hệ con em mình?”.
“Theo quan điểm của tôi thì Bác Hồ là người vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Mỹ. Và công lao sau đó cần phải kể đến là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi nghĩ cần thiết phải đưa những thông tin về tài cầm quân, lòng yêu nước của Đại tướng vào SGK để mọi thế hệ học sinh đều được học. Việc này hoàn toàn có thể làm được, khi mà chúng đang có thời cơ tốt, vì sắp vào giai đoạn đổi mới SGK sau năm 2015”, bà Nguyễn Ái Hằng nói.
Ông Phạm Văn Hiền, Trưởng ban đại diện phụ huynh Trường Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), cho biết: “Công trạng của Đại tướng đối với dân tộc Việt Nam là quá lớn. Sách viết nhiều về Đại tướng nhưng học sinh thì học cả ngày, thường không có thời gian đọc sách. Vậy nên để học sinh hiểu hơn về Đại tướng trong những bài học chính khóa ở ngay trong SGK”.
(Theo Minh Luân/ Thanh Niên)
Nội dung chương trình SGK vừa thừa vừa thiếu
Chương trình, SGK phổ thông hiện hành được thực hiện đến năm học này là 11 năm.
Tháng 12.2000, Quốc hội ra Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến tháng 6.2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị để thực hiện nghị quyết này của Quốc hội.
Theo đó, lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình - SGK mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, lớp 10 từ năm học 2006 - 2007. Như vậy, đến hết năm học 2008 - 2009, “lứa” học sinh đầu tiên của chương trình SGK hiện hành mới tốt nghiệp THPT, kết thúc quá trình thay sách theo kiểu “cuốn chiếu”.
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi thay mặt Chính phủ giải trình với Quốc hội về chất lượng giáo dục phổ thông năm 2012 đã thừa nhận: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến từng môn học; không có SGK từ lớp 1 đến lớp 12. Sở dĩ có tình trạng này là do ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành lập muộn hơn nhiều so với các ban chỉ đạo biên soạn chương trình cấp học.
Báo cáo giám sát của Thường vụ Quốc hội về giáo dục phổ thông năm 2013 cũng có nhận định: Nội dung chương trình, SGK hiện hành thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình - SGK lại thiếu những điều cơ bản cho học sinh. (Tuệ Nguyễn)
" alt="Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!" />Học sinh nói gì?
“Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông. Em mong là SGK có thêm bài học về Đại tướng, để tất cả học sinh chúng em đều được học, đều được biết” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM)
Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể. Lấy chuyện từ cá nhân em để thấy rằng, học sinh chúng em thật sự đang thiếu một bài học về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.(Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM)
“Năm em học lớp 6, trong một bữa cơm, em nghe ba kể về tài chỉ đạo quân sự của Đại tướng. Nhưng qua lời kể của ba, em nhớ nhiều điều về Đại tướng trong đó có sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng từ đó, em nhớ luôn chi tiết trận đánh, quân ta giành đồi A1 như thế nào, kéo pháo đánh trận ra sao… Em cũng hơi khó hiểu là từ trước giờ, chưa có thầy cô nào nói gì về Đại tướng cho chúng em nghe.(Mai Thy, lớp 10A1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM)
- ·Nhận định, soi kèo Everton vs Man City, 21h00 ngày 19/4: Đối thủ khó nhằn
- ·Cái hay, sao phải 'đẽo cày'?
- ·Con yêu sớm, bố mẹ lo con… đi tù
- ·Đào tạo ngành y: Nhốn nháo chẳng giống ai
- ·Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4
- ·Sara Lưu: '6 tháng yêu Dương Khắc Linh, tôi đã nghĩ tới hôn nhân'
- ·Nữ sinh “ngậm trái đắng” sau chầu nhậu “bay nội y”
- ·Mai Phương Thúy: 'Đăng quang hoa hậu là lúc nhan sắc dưới đáy'
- ·Nhận định, soi kèo Puebla vs Necaxa, 08h00 ngày 19/4: Thắng và hy vọng
- ·Một học sinh lớp 9 chết trong tư thế treo cổ
– “Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi. Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất thật rồi”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ về người chồng mình yêu thương nhất đã mất cách đây nhiều năm.
Phạm Quỳnh Anh: Hậu ly hôn tôi và Quang Huy vẫn đi ăn, chơi, du lịch cùng nhau
Duy Hân: 'Tôi không thể trả lời tin đồn chia tay MC Kỳ Duyên lúc này'
MC tuyển chồng 'có nhà, có ô tô' chụp ảnh nude khi mang bầu
Tôi đã sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời
- Gặp Cindy Thái Tài bao giờ cũng thấy chị đầy lạc quan. Việc lựa chọn sống với con người thật của mình 18 năm trước thay đổi cuộc đời chị ra sao?
Mỗi người đều có một số phận. Riêng tôi lại sống cả hai kiếp người trong một cuộc đời. Bước qua hai đời người, tôi hiểu tôi là ai và tôi hiểu hơn giá trị thực của cuộc đời. Tôi là người từng trải trong cuộc sống, tôi hiểu rõ giá trị thực nằm ở đâu. Nó hiển hiện rõ ở nhân cách sống của từng con người. Nhân cách là cái ta cần phải phấn đấu tốt hơn và hoàn thiện chứ không nằm ở những món đồ đắt tiền.
Nhiều năm qua, những người hâm mộ của Cindy Thái Tài họ đến vì giọng hát, phong cách trình diễn và cách tôi thể hiện con người trong cuộc sống chứ không phải vì chiêu trò. Quan trọng mình tự tin, bản lĩnh, biết mình là ai. Những điều đó tôi nghĩ không riêng gì mình mà sẽ giúp hình ảnh người chuyển giới được xã hội nhìn nhận rõ hơn.
Chống ngoại quốc là giảng viên Đại học của Cindy Thái Tài. Anh không may qua đời vì ung thư. - Từng là một trong những gương mặt hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo người mẫu, lý do gì khiến chị vắng bóng suốt nhiều năm qua?
Một thời gian mọi người thấy tôi mất tích gần như hoàn toàn. Thời điểm đó tôi bận với con người mới, cuộc đời mới, nhưng trong đó có một lý do là tôi bị chán nghề.
Mấy chục năm trong nghề, tôi nếm trải hết những niềm vui, nỗi buồn, hân hoan có, và ê chề cũng không phải ít. Tôi vui vì mình mang đến cho học trò kiến thức, kỹ năng và vinh quang, nhưng nỗi buồn là sự quên lãng của nhiều người. Tôi từng suy nghĩ rằng nghề này sao bạc bẽo quá. Thực tế người đưa đò sang sông nhưng khi đã qua sông mấy người còn quay đầu lại nhìn.
Thời gian tôi quyết định dừng lại, các công ty cũng ngỏ lời mời nhưng đều từ chối. Thú thật tôi rất sợ cảm giác học trò mình khi đã thành danh rồi lại không nhìn cô chúng nữa.
Tôi đào tạo ra nhiều người mẫu, từ những lứa đầu như: Xuân Lan, Xuân Hồng, hoa hậu Thu Nga,... đến thế hệ sau như Ngọc Trinh, Kim Cương và các người mẫu cho ông bầu Vũ Khắc Tiệp... Tất cả đều là độ tuổi đã và đang trưởng thành.
Giờ đây ai cũng có cuộc sống của riêng họ. Thỉnh thoảng gặp nhau chào hỏi, nói chuyện vài ba câu. Dẫu sao mình cũng không có quyền bắt ép các bạn phải nhớ đến mình nhưng cảm giác buồn, chạnh lòng sao mà tránh khỏi.
- Lý do gì thuyết phục chị quay trở lại con đường sư phạm dạy cho các bé nhỏ tuổi?
Cũng là một dịp tình cờ khi một hôm tôi được Xuân Lan mời dạy thế cho một trainer bận việc. Khi chuẩn bị vào lớp, tôi cứ đinh ninh trong đầu mình sẽ vẫn dạy lứa học trò đã lớn như từ trước giờ. Đến khi trước mắt mình là hàng chục đứa con nít 4 -5 tuổi, tôi mới... tá hỏa.
Tính tôi vốn rất nóng. Bạn đi hỏi khắp làng người mẫu xem ngày trước tôi là người dữ dằn cỡ nào. Dù là vedette hay sao hạng A đứng trước mắt tôi còn phải khóc thét. Nhưng giờ khi làm việc với các bé, tôi nhận ra trong mình vẫn còn một con người khác. Các bé là người đã cho tôi niềm tin, kéo tôi lại với nghề.
Đôi lúc có những câu hỏi rất ngây ngô khiến tôi chảy nước mắt: “Cô ơi sao cô giống con trai vậy? cô là con trai hả?”. Đối với một đứa trẻ chừng ấy tuổi, chưa đủ nhận thức tôi chưa bao giờ có ý nghĩ nóng giận. Tôi chỉ hy vọng dùng cả tình thương, kinh nghiệm cả đời mình có được để giúp chúng phần nào trưởng thành cho con đường sau này.
Cindy Thái Tài nói cả đời này chị chưa biết luồn cúi trước ai vì tự hào mình sống trong sạch, đi lên bằng chính thực lực bản thân. - Gameshow về nghề người mẫu bùng nổ trong thời gian gần đây cùng với đó là những chiêu trò, tai tiếng kéo theo khiến công chúng có cái nhìn không mấy thiện cảm. Bản thân chị, với vị trí lâu năm trong nghề có những suy nghĩ gì?
Chúng ta cũng nói đó là gameshow. Vậy game là gì? Là trò chơi thôi mà. Ai bản lĩnh, ai thông minh, cứng cáp thì tồn tại. Ai yếu thế bị loại, chỉ đơn giản thế thôi. Phải khách quan nhìn nhận Gameshow ở phương diện nào đó cũng giúp ích rất nhiều cho nghề người mẫu. Nếu không nhờ gameshow, nghề mẫu cũng chưa chắc được biết đến và phổ biến rộng rãi như bây giờ.
Tuy nhiên, tôi thừa nhận mình không thích xem gameshow lắm nhưng vẫn phải xem. Còn về lý do tại sao thì cơ bản nó không giống tôi. Hay chính xác hơn là không giống cách đào tạo của Cindy Thái Tài. Còn những chiêu trò bề nổi suy cho cùng cũng chỉ là một cái bong bóng. Đẹp thì có đẹp nhưng rơi xuống đất vỡ tan tành thôi. Điều gì cũng có giá của nó.
- Nghề người mẫu vốn bị mặc định là phù phiếm trong suy nghĩ không ít người. Chị dạy các học trò của mình thế nào trước những cạm bẫy?
Tôi không thích chiêu trò. Và cách tôi dạy các học trò mình cũng như thế. Tôi hay nói với các em học trò nghề này vốn dĩ đã mang tiếng xấu, nếu mình không biết quý thân mình không có lý do gì để buộc người khác phải tôn trọng mình.
Trên hết, khi đã chọn sống với scandal là đồng nghĩa các em phải sống với nó cả đời. Không ai mời một người mẫu tới để chơi xấu hay chứng tỏ đẳng cấp ta đây là “chị đại”. Một show diễn ra, tất cả dù là siêu mẫu, vedette, hay sao bất kể hạng A, B, C gì cũng cần phải vào khuôn khổ kỷ luật. Đâu thể nào một mình bước ra sân khấu một kiểu, hay ra sau hậu trường cắt áo váy người khác. Chưa nói đến đạo đức nghề nghiệp thì chính pháp luật là thứ sẽ trừng trị các bạn trước tiên.
Tôi tôn thờ chồng quá cố của mình
- Sau những sóng gió, chuyện tình cảm của chị hiện tại thế nào?
Tôi hiện tại vẫn độc thân, vẫn sống bình thường khi nào duyên đến cứ đến thôi (cười). Có một điều chắc nhiều người chưa biết, Cindy rất đào hoa. Tôi thường hay nói đùa những người đàn ông đẹp trai đều là chồng mình. Hơn nữa, bản thân tôi cũng không bao giờ thiếu những người theo đuổi. Nhưng có lẽ duyên chưa đến và cũng có thể hình bóng người chồng trước đây còn quá sâu đậm trong tôi. Bởi anh đã dành tình cảm cho tôi quá nhiều, quá đầy và quá sâu.
Chính bởi anh quá tuyệt vời với tôi như thế nên tôi lại càng lo sợ về hình mẫu người đàn ông lý tưởng của đời mình. Tôi đã từng suy nghĩ không biết liệu rồi có còn ai yêu tôi như anh ấy không? Và có lẽ đến hiện tại tôi vẫn chưa tìm được người nào đó phù hợp. Nỗi đau về người chồng đã mất khiến tôi không yêu thêm được ai.
“Khi mất đi một tình yêu quá đẹp, mất đi người đàn ông quá tuyệt với với mình, tôi tưởng chừng cuộc sống như sụp đổ”, Cindy Thái Tài nghẹn ngào chia sẻ.
- Chị yêu và tôn thờ chồng cũ như thế nhưng cũng có người sẽ hiểu là do chị cố chấp không buông bỏ, khiến bản thân vô tình đánh mất niềm tin vào tình yêu?Chính xác là tôi tôn thờ anh, cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Từ ngày anh mất, tôi lập bàn thờ cúng, nhang khói mỗi ngày cho anh. Về phương diện tình cảm, tôi xem anh như người chồng tuyệt vời nhất của đời mình.
Trên chặng đường sắp tới, tôi chưa thể đoán biết được rồi mình sẽ gặp ai, yêu ai. Nhưng một điều tôi luôn ghi tạc trong lòng: anh là người đã mang lại hạnh phúc cho tôi - hạnh phúc của một người được làm vợ thật sự. (khóc)
Có thể tôi coi nặng mối tình đó của mình. Nhưng tôi nghĩ kể cả là một người bình thường cũng chưa chắc gặp được một người bạn đời tốt như anh. Anh chưa bao giờ làm tổn thương, luôn cố gắng bảo vệ tôi. Dù lúc anh mất hay đến tận vài năm sau, tôi vẫn nghĩ anh chưa đi xa, anh vẫn ở đây, với mẹ con tôi.
Nhưng tôi biết, dù có dối gạt mình đến mấy đi nữa tôi vẫn phải đối diện với thực tế rằng anh đã mất rồi. Điều tôi cần là phải gắng sống cho tử tế ở nửa phần đời còn lại. Tôi tin ở một nơi nào đó, anh sẽ vui vẻ và an lòng khi nhìn vợ mình hiện tại.
- Có người nói tình yêu của người chuyển giới đớn đau nhiều hơn hạnh phúc. Bản thân chị cũng từng trải qua không ít đổ vỡ. Thật tâm chị ở độ tuổi của mình giờ đây có tin vào tình yêu?
Trên đường đời này mình sẽ gặp người này người khác, và hạnh phúc hay không là sẽ do chính mình. Việc đến giờ vẫn lẻ bóng, tôi không đổ cho số phận hay bất cứ ai. Mình đừng nghĩ theo hướng ủy mị, bi quan rồi tự hạ thấp và đánh mất giá trị bản thân.
Với người đàn ông tiếp theo đến với mình, tôi không quan trọng giàu nghèo, đẹp xấu. Chỉ cần ưa nhìn và phải là người có bản lĩnh. Một người dành cho tôi tình yêu chân thành và luôn tôn trọng tôi, vậy là đủ.
Thật ra rất nhiều người trong cộng đồng hiện tại tôi thấy họ dần có niềm tin vào tình cảm hơn đấy chứ. Nói đâu xa, như Lâm Khánh Chi lấy chồng chỉ mới 1-2 năm nhưng chồng thương yêu, chiều chuộng như công chúa đấy thôi.
- Chị từng nhận nuôi một bé trai cách đây nhiều năm. Cuộc sống hiện tại của cậu bé thế nào?
Con trai tôi hiện tại đã 14 tuổi. Bé vẫn sống chung nhà với tôi. Những lúc tôi bận đi diễn cháu lại qua ở với bác. Về cách giáo dục con, tôi chủ trương không dùng đòn roi để gây áp lực lên con. Mọi vấn đề trong cuộc sống, tôi để con tự quyết định. Khi con cần tư vấn hay giúp đỡ, tôi cũng sẵn sàng lắng nghe bé. Tóm lại, tôi khá thoải mái, miễn sao đừng quá đáng là được.
Nhiều người thắc mắc tại sao tôi một mực giấu hình ảnh con trai. Nếu là một người mẹ bình thường, tôi sẵn sàng chia sẻ bằng tất cả niềm hạnh phúc. Nhưng ở tình cảnh của mình, tôi hiểu việc làm của tôi là cần thiết cho con. Đời tôi đã quá khổ, tôi không muốn con trai bị tổn thương. Mọi sự khổ đau, thôi mình cứ lãnh vào người vậy.
- Chị mong mỏi cho chặng đường sắp tới của mình ra sao?
Giờ đây, tôi cảm thấy mình mới thật sự là hạnh phúc. Tôi ra đường, hài lòng và tự hào với chính bản thân mình. Tôi muốn nhấn mạnh việc chuyển giới không phải là ước mơ mà là bản năng sống - “I’m a woman”.
Có thể tôi không giàu có như nhiều người. Tôi không xe hơi, nhà lầu hay đồ hiệu, nhưng tôi thoải mái với cuộc sống của một người phụ nữ. Ngoài công việc tại trường của Xuân Lan, tôi vẫn chạy show ca hát, thỉnh thoảng đóng kịch, đóng phim khi có lời mời. Sau những phong ba, tôi thấy mãn nguyện vì nửa phần đời còn lại của mình đã có thể sống yên ổn.
Kiệt Huỳnh
Cindy Thái Tài: Tôi là bé gái bị nhốt trong cơ thể của thằng trai
Cố gồng mình để có sở thích giống con trai, Nguyễn Thái Tài khi đó xin vào đội bóng làm thủ môn nhưng mải ngắm các cầu thủ quá toàn bắt trượt.
" alt="Cindy Thài tài: Nỗi đau người chồng đã mất khiến tôi không yêu được ai" />- “Vào đầu năm học, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, hiệu trưởng cáctrường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới (hoặc chưa kịp mua đồngphục) mà không được vào trường học” – chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội.
>> Trường làng dừng may đồng phục giá cao" alt="Học sinh chỉ cần mặc sạch để tiết kiệm" />- Có nhiều vấn đề mà nếu ta biết, để ý từ sớm, chuẩn bị tư tưởng cho con, cho mình, thì đến giai đoạn dậy thì của con mọi điều sẽ nhẹ hơn rất nhiều.>> Hệ lụy đau lòng từ việc học trò yêu bạo dạn" alt="Nói với con về tình yêu như thế nào?" />
-Trong phần cuối cuộc trò chuyện với VietNamNet về chủ đề "một lối thoát cho giáo dục Việt Nam", TS Giáp Văn Dương nói, những thày cô giáo thành công nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đến sự trưởng thành của học sinh, không phải là những thày cô nhiều kiến thức nhất, mà là người giàu lòng yêu thương, giàu cảm xúc nhất. Phần 1: Một lối thoát cho giáo dục Việt Nam" alt="Thách thức lớn nhất là cảm xúc trong quá trình dạy và học" />
- ·Nhận định, soi kèo Leicester City vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Khó lường
- ·'Mỹ nhân sexy nhất Nhật Bản' yêu tỷ phú bất động sản
- ·'Xẻ thịt' trường học, bán cà phê không có trong hợp đồng
- ·Sao Việt ngày 21/12: Minh Tiệp khoe hình ảnh bá đạo cùng vợ
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich Town vs Arsenal, 20h00 ngày 20/4
- ·Trường làng dừng may đồng phục giá cao
- ·Phan Ngọc Luân nói từng lên giường với Đàm Vĩnh Hưng,
- ·Cặp đồng tính Ricky Martin và Jwan Yosef chào đón cô con gái
- ·Kèo vàng bóng đá Leicester vs Liverpool, 22h30 ngày 20/4: Đỉnh cao và vực sâu
- ·Cát xê hàng trăm triệu của sao Việt bị tiết lộ khiến khán giả choáng váng