Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng vừa thông tin liên quan đến các dự án treo trên địa bàn, đồng thời đưa ra giải pháp xử lý đối với các trường hợp chậm triển khai.
Giai đoạn 2016-2022, Đà Nẵng có 73 dự án được cấp quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thuộc các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở, đô thị…
Giai đoạn trước năm 2016, có 9 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư, nhưng đều chậm triển khai.
Dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu của Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu đến nay chỉ là một bãi cỏ rộng lớn (Ảnh: Hoài Sơn).
Đơn cử các dự án ven biển như: dự án DAP Việt Nam của Công ty TNHH DAP; dự án DAP 1, 2 Việt Nam lần lượt của Công ty TNHH DAP 1 và 2; khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu của Công ty Cổ phần Hòn Ngọc Á Châu và khu du lịch biển I.V.C của Công ty TNHH I.V.C...
Theo ghi nhận các dự án này đều đang trong tình trạng bỏ không. Tại dự án Hòn Ngọc Á Châu (quận Ngũ Hành Sơn) chỉ mới xây được tường bao quanh và một số công trình nhỏ.
Ngay bên cạnh Hòn Ngọc Á Châu là dự án khu du lịch biển The Song (quận Ngũ Hành Sơn) được cấp giấy phép năm 2011. Tại dự án này đã xây được nhiều căn biệt thự nhưng còn dang dở.
Có 3 dự án "trùm mền" cả chục năm qua nằm ở trung tâm thành phố là dự án Đà Nẵng Center của Công ty cổ phần địa ốc Vũ Châu Long; dự án Golden Square (đã chấm dứt hoạt động) của Công ty cổ phần địa ốc Đông Á; dự án Viễn Đông Meridian (đã chấm dứt hoạt động) của Công ty cổ phần địa ốc Viễn Đông.
Hiện nay, 2 trong 3 dự án nêu trên vẫn là khu đất trống, không có hệ thống thoát nước nên hình thành hồ chứa nước mưa lớn.
Bên trong dự án khu du lịch Hòn Ngọc Á Châu có một vài khu nhà được xây dở dang, nằm trơ trọi sát biển (Ảnh: Hoài Sơn).
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, nguyên nhân các dự án chưa triển khai, chậm triển khai là do năng lực tài chính của một số chủ đầu tư còn hạn chế, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19...
Hay một số dự án trong quá trình lập thủ tục về quy hoạch, xây dựng bị vướng mắc do không phù hợp với quy hoạch phân khu năm 2017 hoặc quy hoạch chung.
Một vài dự án bị vướng mắc về thủ tục đất đai đang chờ tháo gỡ. Có dự án do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến chậm giao đất thực tế cho nhà đầu tư...
Về giải pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, UBND thành phố Đà Nẵng đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để làm cơ sở giải quyết hồ sơ liên quan đến dự án.
Đến nay, Đà Nẵng đã phê duyệt được phân khu ven sông Hàn và bờ đông, ven vịnh Đà Nẵng, phân khu đô thị Sườn Đồi, phân khu cảng Liên Chiểu… Đồng thời, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục về quy hoạch, xây dựng để nhà đầu tư sớm triển khai dự án.
Đối với các dự án chậm tiến độ, chưa triển khai thực hiện do vướng mắc về đất đai, UBND thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền, sớm xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung cho nhà đầu tư.
Dự án Khu du lịch biển The Song đang "án binh bất động" (Ảnh: Hoài Sơn).
Bên cạnh đó, Đà Nẵng tiếp tục làm việc với các bộ, ngành trung ương để có hướng tháo gỡ các dự án đang vướng mắc.
Với các dự án vướng mắc thủ tục giải phóng mặt bằng, UBND các quận, huyện được giao khẩn trương giải tỏa đền bù, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Riêng dự án đang triển khai chậm tiến độ hoặc chưa triển khai xây dựng do nguyên nhân từ chủ đầu tư, UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tiến độ sử dụng đất, tiến độ dự án, qua đó nắm bắt khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để báo cáo giải pháp phù hợp.
Trường hợp chủ đầu tư không triển khai dự án theo quy định sẽ bị xử lý nghiêm.
" alt=""/>Loạt dự án ôm đất vàng Đà Nẵng rồi bỏ hoang cả thập kỷTướng Valery Zaluzhny, cựu Tổng tư lệnh quân đội Ukraine (Ảnh: Getty).
Hôm 21/11, ông Valery Zaluzhny, Đại sứ Ukraine tại Anh và cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tin rằng với "sự tham gia trực tiếp của các đồng minh của Nga" vào cuộc chiến ở Ukraine, có thể coi như Thế chiến III đã bắt đầu.
"Tôi tin rằng, trong năm 2024, chúng ta hoàn toàn có thể xem là Thế chiến III đã nổ ra. Lý do là vào năm 2024, Ukraine không còn chỉ đối mặt với Nga, mà còn là binh sĩ từ Triều Tiên. Hãy thực tế", ông nhận định.
Ông Zaluzhny nhấn mạnh, hầu hết các sĩ quan quân đội đều đồng ý rằng tất cả những yếu tố này cho thấy một cuộc chiến tranh thế giới đã bắt đầu và toàn cầu nên chuẩn bị cho nó.
Sau đó ít ngày, hôm 24/11, trong cuộc phỏng vấn với Ukrainska Pravda, ông Zaluzhny tin rằng các nước châu Âu chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lâu dài với Nga.
Ông nói: "Nếu chúng ta nói về các hành động quân sự ngắn hạn, thì rất có thể các nước châu Âu đã sẵn sàng. Nhưng bản chất của câu hỏi là liệu họ có sẵn sàng cho một cuộc chiến "tiêu hao" hay không. Chúng ta hãy cùng đếm. Hãy xem, vào tháng 10, tôi nghĩ Ukraine đã bị 1.643 UAV và khoảng 200 tên lửa Nga tập kích vào các cơ sở năng lượng. Và xu hướng sẽ chỉ tăng lên. Riêng trong tháng này, nếu chúng ta tính số lượng UAV và tên lửa nã xuống các cơ sở dân sự, thì con số đó đã lên tới 3.000. Và tháng này vẫn chưa kết thúc".
"Vì vậy, số lượng mục tiêu trên không đang tăng lên và số lượng phương tiện chiến đấu bị hạn chế và quá đắt đỏ. Ngay cả theo chỉ số này, tôi tin rằng cả Anh và các nước châu Âu đều sẽ không sẵn sàng (cho các hành động quân sự có thể xảy ra chống lại Nga). Mặc dù có đủ số lượng máy bay F-16, có khả năng phòng không, nhưng trong vòng 2-3 tháng, hệ thống phòng không có thể bị cạn kiệt hoàn toàn. Khó có thể nói liệu họ có đang nghiên cứu các biện pháp và phương tiện thay thế để học cách chống lại các mục tiêu trên không hay không. Nhiều khả năng là không", ông nhấn mạnh.
Cựu Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine cũng lưu ý rằng "vào tháng 10 và tháng 9, tiền tuyến đã bị ném khoảng 4.500 quả bom dẫn đường". Ông nhấn mạnh rằng bom KAB có trọng lượng 500kg, để so sánh - trọng lượng đầu đạn của tên lửa Iskander là 480kg.
"Liệu một quốc gia châu Âu hay thậm chí là Anh ngày nay có ít nhất 5.000 tên lửa để hệ thống Patriot bắn hạ bom dẫn đường không? Tôi phần nào nghi ngờ điều đó. Bởi vì chúng rất đắt và do đó, không thể có nhiều, vì việc sản xuất chúng là vấn đề. Do đó, xét về thành phần quân sự này, chúng ta có thể nói rằng họ rõ ràng chưa sẵn sàng", Đại sứ Ukraine tại Anh tin tưởng.
Ông Zaluzhny nói thêm rằng, ngoài các hành động quân sự, người Nga còn sử dụng thông tin và các hoạt động tâm lý trong chiến lược "hủy diệt" của họ.
"Châu Âu đang trong một môi trường ấm áp và không muốn rời khỏi đó ngay bây giờ. Do đó, theo ý kiến cá nhân của tôi, nếu họ sẵn sàng cho một cuộc chiến như vậy trong điều kiện "hủy diệt", thì có lẽ, với những hạn chế rất lớn", ông nói.
Theo Ukrainska Pravda" alt=""/>Quan chức Ukraine: Châu Âu chưa sẵn sàng cho cuộc chiến lâu dài với NgaNgày 18/9, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 quốc gia thông báo về việc tạm dừng phiên đấu giá đất Đan Phượng đối với 26 quyền sử dụng đất tại khu Trũng Vỡ, xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, Hà Nội). Nguyên nhân là Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng gửi công văn thực hiện công tác rà soát lại quy trình thủ tục, phương án đấu giá theo Luật Đất đai mới.
Việc triển khai đấu giá sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và sẽ được thông báo công khai sau khi có quyết định và đề nghị của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng.
Trước đó, phiên đấu nêu trên được dự kiến tổ chức vào ngày 5/10. Khi đó, theo thông báo các lô đất có diện tích 75-102,2m2, giá khởi điểm 13,1 triệu đồng/m2. Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng và tối thiểu qua 6 vòng bắt buộc. Đáng chú ý, bước giá là khá lớn với 12 triệu đồng/m2/bước.
Mới đây, ngày 10/9, huyện Đan Phượng có thông báo về việc tổ chức phiên đấu giá đất tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 2) vào ngày 30/9. Cụ thể, các thửa đất có diện tích dao động 55-99m2 có giá khởi điểm từ 14 triệu đồng/m2. Người tham gia đấu giá sẽ phải đặt tiền trước từ 193 đến 278 triệu đồng/lô.
Hình thức đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá và tối thiểu qua 5 vòng bắt buộc. Việc bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá kết thúc khi không còn ai tham gia trả giá.
Phiên đấu giá 68 lô đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội) ngày 10/8 (Ảnh: Dương Tâm).
Trước đó, vào cuối tháng 7, huyện Đan Phượng tổ chức đấu giá 85 lô đất gồm 2 lô tại khu Đồng Sậy - Trẫm Sau (giai đoạn 3), giá khởi điểm 42 triệu đồng/m2; 67 lô tại khu Trục đường N1, xã Hạ Mỗ, giá khởi điểm từ 40 triệu đồng/m2 đến 51 triệu đồng/m2; 16 lô khu Đệ Nhị, xã Phương Đình (giai đoạn 2), giá khởi điểm từ 35 triệu đồng đến 41 triệu đồng/m2.
Tổng số hồ sơ tham dự phiên đấu giá nêu trên lên tới 1.252 bộ. Đáng chú ý, kết thúc buổi đấu giá, lô trúng đấu giá cao nhất lên tới 99,2 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với giá khởi điểm.
Trước huyện Đan Phượng, hàng loạt huyện Thanh Oai, Hoài Đức và quận Hà Đông cũng đã thông báo tạm dừng các phiên đấu giá đất.
Cụ thể, ngày 29/8, Công ty đấu giá Hợp danh đấu giá Việt Nam thông báo tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội (đợt 1).
Lý do được nêu ra là UBND huyện Thanh Oai có Công văn số 2421 về việc tạm dừng tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương. Theo đó, các khách hàng đã đăng ký tham gia đấu giá sẽ được hoàn trả lại tiền hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày có thông báo này.
Phiên đấu giá 19 lô đất tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) tổ chức ngày 19/8 (Ảnh: Dương Tâm).
Phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đồng Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men; khu Chùa Sau và khu Dược thuộc ba phường, gồm: Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) vào ngày 7/9 cũng bị tạm dừng.
Đơn vị tổ chức đấu giá cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Việc tổ chức cuộc đấu giá sẽ thực hiện theo quy định ngay sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày 22/8, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt ra thông báo tạm dừng cuộc đấu giá vào ngày 26/8 gồm 20 thửa đất LK01, LK02 và cuộc đấu giá ngày 9/9 đối với 32 thửa đất LK05, LK06.
Thông báo nêu, các khách hàng đăng ký tham gia đấu giá đã mua hồ sơ và nộp tiền đặt trước sẽ được bảo lưu hồ sơ hoặc được hoàn trả lại tiền theo đúng quy định. Thời gian tiếp tục tổ chức đấu giá UBND huyện Hoài Đức sẽ có thông báo sau.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân ký văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức (Hà Nội).
Ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Mới đây, thông tin từ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội) cho biết chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền, mức giá trúng từ 51-55 triệu đồng/m2. Lô đất có giá trúng cao nhất 100,5 triệu đồng/m2 đã bỏ cọc.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức, Hà Nội tiếp tục thu hút sự quan tâm, tham gia của đông đảo người dân. 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
Cả hai phiên đấu giá trên đều gây xôn xao dư luận khi có giá trúng cao chót vót. Thậm chí, giá trúng cao hơn nhiều lần so với giá của thị trường khu vực.
" alt=""/>Tới lượt huyện Đan Phượng dừng đấu giá 26 lô đất