Nhận định

Soi kèo phạt góc Orenburg vs Krylya Sovetov, 21h30 ngày 16/7

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-28 08:51:20 我要评论(0)

èophạtgócOrenburgvsKrylyaSovetovhngàđội hình leicester gặp west ham Hải Quân - đội hình leicester gặp west hamđội hình leicester gặp west ham、、

èophạtgócOrenburgvsKrylyaSovetovhngàđội hình leicester gặp west ham   Hải Quân - 16/07/2022 04:00  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Chia sẻ với VietNamNet, Minh Kiên cho biết thi Miss World Vietnam để thử sức, trải nghiệm. “19 là độ tuổi chưa nhiều chín chắn, kinh nghiệm nhưng cũng không thể thu mình trong vỏ bọc an toàn. Tôi muốn bứt phá, góp sức vào những dự án nhân ái, tạo nên giá trị nhân văn. Tôi muốn lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, sự tử tế đến cộng đồng”, cô tâm sự.

Khi được gọi tên vào top 40, nữ sinh hạnh phúc, thấy biết ơn những người giúp đỡ mình. “Để có được Minh Kiên hiện tại là nhờ sự dìu dắt, đồng hành của những người thầy, anh chị ban tổ chức luôn động viên, quan tâm khi tôi bệnh. Mẹ lúc nào cũng nhắn tin hỏi han, sợ tôi bận nên không dám gọi điện. Trên sân khấu, mẹ khóc như một đứa trẻ khi thấy con gái. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc, động lực để tôi cố gắng nhiều hơn nữa”, Minh Kiên chia sẻ với VietNamNet. 

Minh Kiên theo học ngành Quản trị kinh doanh. Ngay năm đầu vào đại học, cô tích cực giao lưu với sinh viên khoá trên, tham gia hoạt động ngoại khóa. Đầu năm 2023, nữ sinh quyết định đi làm thêm để kiếm thu nhập nhưng phải hoãn vì gặp tai nạn giao thông, gãy xương đòn. Khi vết thương lành hẳn, Minh Kiên quyết tâm đăng ký thi Miss World Vietnam sau thời gian dài ấp ủ. 

Người đẹp 19 tuổi thấy điều khác biệt lớn nhất của mình so với dàn thí sinh là mái tóc dài và cái tên hơi “nam tính”. Ít người biết, cái tên Huỳnh Minh Kiên được ra đời từ những biến cố, với hy vọng về một người con gái mạnh mẽ. 

Ba mẹ Minh Kiên ly dị khi cô chưa kịp chào đời. Sau này, ba vẫn thường xuyên lui tới làm phiền và đánh đập mẹ. Chứng kiến bạo lực gia đình nhiều lần khi còn nhỏ, cô chỉ biết khóc. Tuổi thơ Minh Kiên văng vẳng những câu hỏi về người bố, những dè bỉu rằng không đủ cha mẹ thì không được giáo dục tốt. Những lời nói ấy ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, khiến Kiên luôn trốn tránh khi được hỏi về gia đình. 

Khi Minh Kiên 9 tuổi, mẹ cô đi thêm bước nữa, sinh thêm 1 bé gái đặt tên là Thy nhưng lại tiếp tục đổ vỡ hôn nhân sau đó. “Mẹ không than vãn, lúc nào cũng tỏ ra mạnh mẽ. Tôi thương mẹ, thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Thy như hình ảnh tôi ngày trước. Em thậm chí lấy họ mẹ, không dùng họ ba. Tôi thấy mình có sợi dây liên kết với những đứa trẻ cùng cảnh ngộ. Tôi tự tạo vỏ bọc bảo vệ chính mình, trở nên kiên cường, mạnh mẽ như chính cái tên mẹ đặt và hy vọng”, cô bộc bạch với VietNamNet. 

Do đó, nữ sinh khao khát thấu hiểu, trao gửi yêu thương đến những em nhỏ khó khăn, thiếu gia đình trọn vẹn. Thi hoa hậu, cô muốn dùng nhiệt huyết, niềm tin của bản thân để gửi hạnh phúc đến phụ nữ và trẻ em bởi họ xứng đáng được đối xử nhẹ nhàng, yêu thương nhiều hơn.

Mẹ là người ảnh hưởng lớn nhất đến Minh Kiên. Bà làm nhiều công việc từ bán cà phê đến giúp việc để có thu nhập cho con gái ăn học. Lên cấp hai, nhận thức được khó khăn tài chính của gia đình, Kiên nhận viết bài, giảng bài cho bạn để có thêm tiền đóng học phí. Cô không ngại giới thiệu mẹ làm giúp việc cho giáo viên, phụ huynh của bạn. 

Đến cấp ba, nữ sinh kiếm tiền qua các hội thi, làm mẫu trang điểm, tham gia đóng MV ngắn để đỡ đần học phí. “Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng đó là đòn bẩy để ta nỗ lực. Hoàn cảnh dạy tôi tự biết chữa lành tổn thương để trưởng thành, bảo vệ mẹ, gia đình nhỏ nhiều hơn”, cô thổ lộ. 

Minh Kiên cùng Hoa hậu Mai Phương trong phần thi phỏng vấn Miss World Vietnam 2023. 

Hiện tại, Minh Kiên cùng 3 thí sinh thực hiện dự án Nữ chiến binh hồngtrong khuôn khổ phần thi Người đẹp Nhân ái, giúp đỡ bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Từ Dũ, Ung bướu TP.HCM và Quân y 175. Cô và nhóm quyên góp 240 triệu đồng, mua tóc giả, áo ngực chuyên dụng cho các bệnh nhân  giúp họ có diện mạo xinh đẹp.

Người đẹp cùng các bạn lên ý tưởng thực hiện buổi diễn áo dài cho các bệnh nhân. “Các cô sẽ đội tóc giả, mang áo ngực chuyên dụng, khoác tà áo dài thướt tha, sải bước trên nền nhạc nhẹ. Tôi mong khoảnh khắc này giúp các cô thấy ấm áp, hạnh phúc khi được trở về thanh xuân, yêu bản thân hơn và xoa dịu nỗi đau từ căn bệnh”, Minh Kiên tâm sự. 

Minh Kiên quan tâm và muốn giúp đỡ trẻ em tỉnh nhà Ninh Thuận. “Tôi nhiều lần chứng kiến các em nhỏ phải ăn cơm thừa từ hàng quán, ngủ trên vỉa hè hay bị đánh đập, chửi mắng bởi những người mang danh bố mẹ nhưng bắt các em đi bán vé số, ăn xin. Dự án Tia nắng của tôi được ấp ủ từ đó. Tôi muốn xây mái ấm hạnh phúc giúp các em có nơi ăn ở tốt hơn, được học tập và phát triển”, cô trải lòng. 

Minh Kiên không kỳ vọng nhiều để không áp lực tại đêm chung kết sắp tới. 

2 tháng qua, Minh Kiên có nhiều kỷ niệm với các thí sinh: chia nhau trái cây, bánh tráng sau buổi tập, qua phòng nhau tâm sự. Trước đêm chung khảo, người đẹp bị ốm, được thí sinh Như Nghĩa mua thuốc cho uống, được các chị em khác hỏi thăm nên đã khóc vì xúc động. Cô không kỳ vọng nhiều vào kết quả, chỉ mong đêm chung kết diễn ra thật suôn sẻ và may mắn. 

Huỳnh Trần Ý Nhi đăng quang Miss World Vietnam 2023Chung kết Miss World Vietnam 2023 diễn ra tối 22/7 tại Bình Định và người đẹp Huỳnh Trần Ý Nhi đã đăng quang." alt="Cuộc sống nhiều biến cố của Minh Kiên thi Miss World Vietnam 2023" width="90" height="59"/>

Cuộc sống nhiều biến cố của Minh Kiên thi Miss World Vietnam 2023

Từ những chuyến đi thực địa, nhà thực vật học Phạm Văn Thế (sinh năm 1981, cựu sinh viên trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam) đã tìm hiểu và bảo tồn nhiều loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Điều đặc biệt, tên của anh được đồng nghiệp quốc tế đặt tên cho những loài thực vật mới.

Làm bạn với rừng

Sau khi tốt nghiệp đại học, Phạm Văn Thế không chọn làm công việc đúng ngành học Kiểm lâm mà quyết định chuyển sang học thạc sĩ chuyên ngành Thực vật học. 

Khi mới bước chân vào nghề, Văn Thế phải tự trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn về thực vật học. Chính vì thế, anh đăng ký tham gia các khóa học bổ sung tại Khoa Sinh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 

{keywords}

Để tìm kiếm được cây hoàng đàn Lạng Sơn, Phạm Văn Thế phải leo trèo vượt qua nhiều địa hình hiểm trở

Công việc mà anh theo đuổi thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Những ngày đầu, Văn Thế trải nghiệm công việc đi rừng và thực hành trong phòng thí nghiệm.

Mỗi loài thực vật đều có những đặc điểm riêng biệt về môi trường sống cho đến đặc điểm thân cây. Tùy mỗi loài, mình áp dụng những cách thu thập và xử lý mẫu thí nghiệm khác nhau.Ban đầu, mình vừa học lý thuyết và áp dụng thực hành trong phòng thí nghiệmvề các kỹ thuật khác nhau: Sấy, cố định và bảo quản mẫu vật. Ngoài ra, mình học thêm kiến thức từ các anh chị đồng nghiệp và nhờ sự hỗ trợ từ thầy hướng dẫn. Điều này giúp mình thực hành tốt các kỹ thuật và tiến bộ trong nghiên cứu”, Văn Thế cho biết.

Công việc của một nhà thực vật học vô cùng vất vả, nguy hiểm. Năm 2003, anh thực hiện chuyến đi rừng đầu tiên và làm công việc điều tra đa dạng thực vật tại một số đảo đá vôi tại Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh). Văn Thế chia sẻ rằng, thời điểm đó, anh chưa thực sự mường tượng công việc đang làm là của một nhà nghiên cứu thực vật học. Thời gian 3 tuần đầu, anh đi thực địa cùng với thầy hướng dẫn. Sau đó, Văn Thế thực hiện công việc một mình trong khoảng thời gian 2 - 3 tháng. 

“Mình trải nghiệm leo trèo trên những đảo đá vôi để thu mẫu thực vật. Chuyến đi đầu tiên mang lại cho mình cảm giác lo sợ vì bản thân chưa từng đi rừng núi bao giờ. Trong đầu mình hiện ra nhiều suy nghĩ: “Những tảng đá có vững chắc hay không? Rừng sâu có loài rắn rết độc nào không?”. Cái sợ hơn nữa là lạc đường. Đôi lúc, mình đi khảo sát và giẫm chân lên những tảng đá. Nó sạt lở, trượt văng hẳn ra khiến mình bị ngã. Lần đó, mình may mắn là chỉ bị trầy nhẹ ngoài da”, anh nhớ lại.

Theo đuổi nghề và “làm bạn” với rừng, Văn Thế nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ thầy hướng dẫn và chủ động tham gia các dự án tìm hiểu và bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm. 

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh thi biên chế và công tác tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam). Trong viện, anh đảm nhận công việc tìm hiểu và đề xuất biện pháp bảo tồn những loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng thuộc họ thông, bách, lan, như: Cây hoàng đàn Lạng Sơn, bách xanh núi đá, lan hài cảnh, sa mộc… Công việc tìm hiểu những loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng là cả một quá trình dài theo dõi và nghiên cứu. Bởi vì, số lượng các loài và cá thể biến động theo từng năm.

Trong các để tài nghiên cứu, Văn Thế cùng các đồng nghiệp thực hiện dự án bảo tồn các loài hoàng đàn Lạng Sơn, bách vàng Việt… Anh cho biết, hoàng đàn là giống cây gỗ quý hiếm và đắt tiền, mỗi kilôgam gỗ trị giá 1 – 2 triệu đồng. Loại gỗ này có mùi thơm đặc biệt. Tinh dầu của nó có tác dụng chữa bệnh khớp. Để bảo tồn, anh và nhóm đã thực hiện dự án nhân giống loại cây này bằng phương pháp chiết cành. Cây con phát triển tốt trong vườn ươm và được trồng lại trong môi trường tự nhiên.

Thầm lặng nhưng không đơn độc

Thông thường, Văn Thế thực hiện những chuyến đi thực địa vào mùa Xuân, đầu mùa Hè và đầu mùa Đông. Thời điểm này là lúc các loài thực vật ra hoa, kết quả và tránh các đợt mưa bão lớn. Hoa quả là tiêu chí quan trọng để xác định tên khoa học loài. Anh thường đi theo đoàn từ 2 đến 5 người. Đôi lúc anh đi một mình. 

Những địa điểm mà Văn Thế khảo sát thường khá rộng. Hầu hết, nó nằm ở các tỉnh có rừng ở cả 3 miền: Bắc, Trung và một vài tỉnh ở miền Nam. Ngoài ra, anh còn đi đến một vài tỉnh ở Lào. Với những chuyến đi rừng xa, anh thường ngủ tại một khu vực rừng khoảng 1 tuần trước khi di chuyển sang khu vực rừng khác để tiếp tục khảo sát.

{keywords}

Phạm Văn Thế phân tích thí nghiệm mẫu vật thu được từ chuyến đi thực địa ở Tây Ban Nha

Trong quá trình nghiên cứu về thực vật quý hiếm, anh phải tổng hợp nhiều tài liệu liên quan và kết nối hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài. Anh dựa vào danh mục trong Sách đỏ Việt Nam để xác định những loài bị đe doạ tuyệt chủng và đề ra biện pháp bảo tồn. 

Anh cho biết, việc bảo tồn những loài thực vật quý hiếm, nhằm mục đích cứu các loài này thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng. Một điều nữa, con người sống phụ thuộc rất nhiều vào thực vật vì lợi ích của chúng mang lại, như: Làm thức ăn, thuốc chữa bệnh, bảo vệ hệ sinh thái… Do đó, những loài thực vật quý hiếm có thể là nguồn gen quý để thuần hoá hoặc lai tạo với các loài cây lương thực tạo ra những giống có giá trị và sản lượng cao. Hoặc nó có sức chống trọi tốt hơn trước sự biến đổi của khí hậu. Từ đó, nó giúp ích cho việc phát triển mảng xanh và tương lai thế hệ sau.

Đến nay, Văn Thế đã phát hiện và mô tả 13 loài, 2 chi thực vật mới cho khoa học. VănThế được các đồng nghiệp quốc tế vinh danh, đặt tên cho các loài hoặc chi thực vật mới cho khoa học, như: Địa lan Thế Gastrodia Theana, chi mới lan Thế Theana, loài mới lan Thế Việt Theana Vietnamica, tỏi rừng Thế Tupistra Theana.

Văn Thế tâm sự: “Quả thực, công việc nghiên cứu thực vật học ít người biết đến. Tuy nhiên, mình không cảm thấy đơn độc. Mình luôn nhận được sự động viên từ gia đình, các thầy cô đầu ngành nên có thêm động lực. Những chuyến đi thực địa dài ngày, mình đi cùng các đồng nghiệp, chuyên gia nước ngoài. Mỗi người có thế mạnh biết hết những loài thực vật và kiến thức về công tác bảo tồn. Mình học hỏi kinh nghiệm rất nhiều từ họ. Trong suốt quá trình gắn bó với nghề, mình cảm thấy rất hài lòng. Thời gian làm việc cũng giống như là lúc mình đang dạo chơi”.

ThS Phạm Văn Thế đã tham gia 42 đề tài, dự án nghiên cứu, xuất bản 54 công trình nghiên cứu, hoàn thành một cuốn sách tiếng Anh tại Đức. Anh còn là tác giả 21 bài báo quốc tế. Năm 2015, Phạm Văn Thế là một trong 10 nhà khoa học trẻ được T.Ư Đoàn trao tặng Giải thưởng Khoa học công nghệ thanh niên Quả Cầu Vàng. Hiện tại, anh còn sáng lập và đồng quản trị website biodivn.com (Đa dạng sinh học và bảo tồn Việt Nam – BIODIVN). Trang mạng cung cấp thông tin miễn phí về tình hình đa dạng các loài động thực vật, cũng như hiện trạng và tình hình bảo tồn của chúng cho mục đích phát triển bền vững ở Việt Nam.

Theo Bình Nguyễn/ Sinh viên Việt Nam

" alt="Nhà khoa học trẻ được đặt tên cho các loài thực vật mới" width="90" height="59"/>

Nhà khoa học trẻ được đặt tên cho các loài thực vật mới

Nghịch lý đang diễn ra trong việc xây dựng tái định cư ở Hà Nội khi dự án mới vẫn đang được khẩn trương thực hiện nhưng nhiều tòa nhà đã xây dựng xong lại bỏ trống hoặc ít người đến ở.

{keywords}

Mới đây, Công ty CP xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) đã đề xuất TP. Hà Nội cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư thuộc Khu đô thị mới Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) sau 10 năm xây dựng nhưng không có người ở. Đề xuất này của Hanco3 đang tạo ra những ý kiến trái chiều, đặc biệt là câu hỏi về hiệu quả trong quá trình đầu tư xây dựng tái định cư ở Hà Nội.

{keywords}

Liên quan tới việc 3 tòa nhà với 150 căn hộ khu tái định cư Sài Đồng đã bỏ hoang 10 năm, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, có cả trách nhiệm của chủ đầu tư và của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đây là dự án có vốn của doanh nghiệp nên trước hết, trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư trong triển khai dự án và phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng.

{keywords}

Một nghịch lý đang diễn ra trong việc xây dựng tái định cư ở Hà Nội hiện nay là dù Thành phố vẫn đang khẩn trương xây dựng các dự án mới, nhưng các tòa nhà dành cho mục đích tái định cư đã xây dựng xong trước đây lại bỏ trống hoặc người đến ở ít. Đơn cử như khối tòa nhà tái định cư 4A Tạ Quang Bửu (Hai Bà Trưng) khang trang vẫn bị bỏ hoang gần 10 năm nay.

{keywords}

Tọa lạc tại “khu đất vàng” thuộc phường Bách Khoa (Hai Bà Trưng, Hà Nội) được xây dựng từ những năm 1995, 1996 với khoảng 154 căn hộ, thế nhưng đến nay, công trình vẫn vắng bóng người dân tới ở. 

{keywords}

Chủ đầu tư nhà tái định cư 4A Tạ Quang Bửu là Công ty cổ phần Tu tạo và Phát triển nhà. Một dự án với 154 căn hộ, nhưng sau gần 10 năm vẫn chưa thể đi vào hoạt động, hàng trăm hộ dân vẫn chưa thể vào ở trong căn hộ tái định cư của mình. Tình trạng này gây lãng phí rất lớn ngân sách của Thành phố, đồng thời nếu không đưa vào sử dụng, duy tu bảo dưỡng thì chỉ trong vài năm tới, tòa chung cư này sẽ xuống cấp trầm trọng.

{keywords}

Cũng nằm trên "đất vàng" của Thủ đô, khu tái định cư Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội), với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 về cơ bản đã hoàn thiện, song số người dân về ở còn lác đác. 

{keywords}

Những dãy nhà san sát nhau nhưng thiếu vắng bóng người trên các căn hộ. 

{keywords}

Dự án tái định cư Hoàng Cầu do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư với đơn vị đại diện là Ban quản lý dự án quận. Dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư cho nhà di dân giải phóng mặt bằng ao Hoàng Cầu theo quyết định phê duyệt ngày 31/10/2011 của UBND TP. Hà Nội. 

{keywords}

Nhiều rao bán căn hộ suất ngoại giao được giới thiệu cụ thể, với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2. 

{keywords}

Nằm ngay sau Khu đô thị Times City, 2 tòa nhà tái định cư Sống Hoàng tại ngõ 13 Lĩnh Nam (phường Mai Động, Hoàng Mai) đã được xây dựng nhiều năm nhưng vẫn trong tình trạng ế khách.

{keywords}

Sau nhiều năm bỏ hoang, tòa nhà A1 tái định cư Sống Hoàng đã cho người có nhu cầu thuê ở. 

{keywords}

Khung cảnh quanh khu tái định cư này luôn nhếch nhác, ngổn ngang cỏ cây... 

{keywords}

Đây cũng là điểm tập kết rác thải và ổ dịch sốt xuất huyết vừa qua của quận Hoàng Mai. 

{keywords}

Cũng nằm tại quận Hoàng Mai, khu tái định cư Vĩnh Hoàng (nằm tại KĐT Vĩnh Hoàng) với 3 tòa chung cư đã hoàn thiện nhưng vẫn thưa người tới ở. 

{keywords}

Đặc biệt, tại tòa CT2A khu tái định cư Vĩnh Hoàng chưa có người ở và đang được rào chắn như một công trình bỏ hoang. 

{keywords}

Tại tòa CT1A -CT1B lượng căn hộ đã có người ở cũng chỉ lác đác. 

{keywords}

Cảnh tượng hoang vắng, đìu hiu tại khu tái định cư cao tầng hiện đại. 

{keywords}

Trên đường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) một số dự án nhà ở tái định cư vẫn đang được xây dựng rầm rộ. 

{keywords}

Đối diện các dự án đang xây dựng là khu tái định cư Đền Lừ. Đây là nơi tập trung một lượng quỹ nhà ở xã hội lớn ở Hà Nội. 

{keywords}

Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng được khoảng 5-10 năm nhưng đã rơi vào tình trạng xuống cấp, nhếch nhác. 

Thực tế, công tác đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư luôn được thành phố quan tâm xem xét, tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ cùng chất lượng xây dựng kém đã tạo thành những quan niệm xấu về nhà tái định cư. Hình ảnh nhà sụt lún, mất nước, thang máy hỏng... đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sống trong những khu nhà tái định cư như khu Nam Trung Yên, Đền Lừ, Mễ Trì Thượng… chỉ sau ít năm đi vào sử dụng.
Liên quan tới thực trạng các khu tái định cư vắng người ở, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) phân tích, theo quy định của pháp luật là phải có nhà cho người dân rồi mới có thể di chuyển người dân để giải phóng mặt bằng. Như vậy, nếu làm trước được các khu nhà ở cho người dân là tốt.
Tuy nhiên, lý do khiến nhà tái định cư bỏ trống là không phù hợp với điều kiện sinh hoạt của những người giải phóng mặt bằng. Ví dụ, người trong diện giải phóng mặt bằng ở quận Tây Hồ nhưng lại bố trí tái định cư tận Hà Đông, hay giải phóng mặt bằng ở Mỹ Đình nhưng đưa người dân tái định cư sang Gia Lâm… đi vài chục cây số mới tới nơi thì không phù hợp, nên người dân không nhận tái định cư hoặc có nhận thì cũng không ở.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng, cần thực hiện theo Luật Nhà ở, dần dần tiến tới thị trường hóa lĩnh vực tái định cư, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân.


Theo Realtimes

Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ thương mại làm quỹ tái định cư

Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ thương mại làm quỹ tái định cư

UBND TP.Hà Nội vừa đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặt hàng nhà thương mại để làm quỹ tái định cư. Dự kiến, từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ đặt hàng 22.300 căn hộ.

" alt="Hà Nội: Nhiều khu tái định cư chưa có người ở" width="90" height="59"/>

Hà Nội: Nhiều khu tái định cư chưa có người ở