Sau khi hoàn cảnh của em Trần Ngọc Minh được đăng tải trên báo VietNamNet, nhiều độc giả trong và ngoài nước đã bày tỏ sự quan tâm. Theo chia sẻ của gia đình, ngoài số tiền nhận trên, nhiều bạn đọc cũng ủng hộ trực tiếp.
Em Trần Ngọc Minh gửi lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm, báo VietNamNet đã giúp đỡ gia đình trong thời gian qua. “Lúc này em không biết lấy gì để đền đáp tấm chân tình của mọi người đã dành cho em. Nhờ mọi người giúp đỡ mà em có thêm điều kiện để trang trải các chi phí điều trị, giúp em kéo dài sự sống", Minh nói.
"Nhờ có bạn đọc báo VietNamNet giúp đỡ, cháu Quốc có thêm động lực và điều kiện tiếp tục ra bệnh viện điều trị. Gia đình thật sự biết ơn mọi người rất nhiều”.
" alt=""/>Bạn đọc hỗ trợ 30 triệu đồng đến em Trần Ngọc Minh bị suy thận giai đoạn cuốiKế hoạch triển khai nền tảng Hue-S liên thông với các hệ thống phổ biến trong thanh toán không dùng tiền mặt năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xây dựng và hình thành thói quen, văn hóa trong giao dịch, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số hướng đến xã hội số của tỉnh.
Bên cạnh mục tiêu 100% cơ sở giáo dục triển khai thu nộp học phí và các khoản thu, nộp khác trên nền tảng Hue-S, kế hoạch mới của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề ra hàng loạt mục tiêu đầy tham vọng khác như: 100% cán bộ, công chức, viên chức triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Hue-S trong các dịch vụ phổ biến như: thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ viễn thông, đóng nộp các quỹ của đơn vị.
Cùng với đó, 100% đơn vị khám, chữa bệnh tuyến tỉnh chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và khuyến khích các đơn vị còn lại; 100% Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận Một cửa hiện đại cấp xã đảm bảo điều kiện hạ tầng phục vụ thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công không dùng tiền mặt.
Kế hoạch cũng kỳ vọng trong năm 2021 tối thiểu 50% giao dịch thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công thực hiện qua Hue-S hoặc dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã; 100% các điểm tham quan, di tích tại tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai hệ thống vé điện tử.
Đồng thời, phấn đấu 100% dịch vụ taxi, xe bus triển khai hệ thống thanh toán vé, phí qua hình thức QR hoặc quẹt thẻ điện tử; 100% các cơ sở lưu trú triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt; tổ chức phổ biến triển khai thẻ du lịch điện tử.
Cũng theo kế hoạch, năm nay, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% cơ sở kinh doanh và phấn đấu 45% các cơ sở kinh doanh trên địa bàn triển khai hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong việc cung cấp dịch vụ hàng hóa; hỗ trợ công cụ cho các cơ sở kinh doanh bán lẻ, tiểu thương tại chợ tiếp cận nền tảng thanh toán QR và chủ động trong việc ứng dụng...
Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phối hợp với các tổ chức ngân hàng, tài chính, các doanh nghiệp ví điện tử tích hợp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên Hue-S. Hình thành công cụ thanh toán trung gian có khả năng liên kết với dịch vụ trực tuyến của các tổ chức ngân hàng và liên kết tài khoản đảm bảo thuận tiện trong việc sử dụng.
Bên cạnh đó, sẽ tích hợp hệ thống EKYC trong việc đăng ký mở tài khoản ngân hàng trực tuyến tạo thuận lợi cho việc đăng ký của người dân. Xây dựng công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và các tiểu thương chủ động quản lý dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua hình thức QR.
Việc xây dựng công cụ thanh toán dịch vụ giao thông qua hình thức quét QR hoặc chạm thẻ, tích hợp trên Hue-S và hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông triển khai hệ thống cũng là nhiệm vụ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới.
Các nhiệm vụ khác cũng được Thừa Thiên Huế thực hiện thời gian tới như cấp phát thẻ điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước để triển khai nền tảng thanh toán trên Hue-S; triển khai hệ thống vé điện tử liên thông với các hệ thống của các ngân hàng, tổ chức tài chính áp dụng thống nhất tại các cơ sở tham quan, du lịch có bán vé của tỉnh...
Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì kết nối với các ngành thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch và định kỳ báo cáo kết quả.
Hue-S hiện là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Đến nay, các dịch vụ đô thị thông minh cho người dân đã được tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành gồm có: phản ánh hiện trường, thông tin cảnh báo, giám sát đô thị qua cảm biến camera, giám sát hồ đập và môi trường, giám sát tàu cá." alt=""/>Huế sẽ tích hợp tất cả các dịch vụ thanh toán trên nền tảng HueSLiên minh Châu Âu cần tới 350 tỷ USD để hiện thực hóa viễn cảnh 5G trong khu vực. (Ảnh minh họa: Internet)
Bên cạnh đó, nghiên cứu được mang tên “Kết nối và xa hơn: Số hóa toàn dân” ước tính 5G có thể tạo ra mức tăng GDP hàng năm là 113 tỷ euro và 2,4 triệu việc làm mới trong 4 năm tới, đóng góp vào mục tiêu của Liên minh Châu Âu nhằm tái thống nhất nền kinh tế. Đây cũng là thời điểm EU đang đặt hy vọng vào công nghệ 5G để thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra và chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị kết nối Internet.
Do chi phí quá lớn, các nhà khai thác viễn thông EU ngần ngại đầu tư vào mạng 5G, mặc dù công nghệ này có thể hỗ trợ sự phát triển của các nhà máy thông minh và xe tự hành. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng quy mô thông qua sáp nhập của các nhà khai thác để đảm nhận những dự án tốn kém này cũng phải tuân theo nhiều quy định nghiêm ngặt về chống độc quyền của EU.
“Châu Âu sẽ cần 150 tỷ euro (175 tỷ USD) để hiện thực hóa toàn bộ viễn cảnh 5G, và cần thêm 150 tỷ euro để hoàn thành việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cố định lên tốc độ gigabit”, Báo cáo nghiên cứu nêu rõ. Mặc dù báo cáo không trực tiếp nói rằng nguồn vốn chỉ đến từ các nhà khai thác, nhưng chắc chắn con số này sẽ khiến người dùng phải kinh ngạc, đặc biệt là vào thời điểm ngành công nghiệp đang vật lộn với chi phí cao để nâng cấp lên 5G và sự thiếu hụt đáng kể RoI (tỷ suất hoàn vốn) hiện tại.
Khi các chính phủ chuyển trọng tâm sang việc chống lại dịch bệnh, sự chậm trễ trong những cuộc đấu giá phổ tần 5G cũng khiến ngành công nghiệp thất vọng. Phổ 5G là sóng vô tuyến cần thiết để các nhà khai thác bắt đầu cung cấp 5G thương mại. Các nhà nghiên cứu đưa ra một số biện pháp mà chính phủ và cơ quan quản lý có thể thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thông. Chúng bao gồm những mô hình sở hữu mới liên quan đến việc chia sẻ cơ sở hạ tầng một cách tự nguyện, có thể giúp mạng 5G triển khai nhanh hơn, giảm tác động môi trường tổng thể và tăng cường chuyển giao công nghệ đã được cấp bằng sáng chế giữa các đối tác.
Ngoài ra, ETNO tuyên bố các mục tiêu chính trị của Châu Âu “giờ đây phải xuyên suốt chính sách và hành động quản lý ở cả Châu Âu ở cấp quốc gia”, với một loạt hành động cấp bách được yêu cầu bao gồm tăng cường thu hút đầu tư và ưu tiên dẫn đầu trong các dịch vụ kỹ thuật số. “Các nhà lãnh đạo châu Âu cần hỗ trợ lĩnh vực viễn thông và giúp chúng tôi cung cấp một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ hơn cho mọi công dân”, Tổng giám đốc ETNO Lise Fuhr kêu gọi.
Đồng thời, việc nới lỏng quy định, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hợp tác và đầu tư cùng nhau, hoặc tách việc xây dựng cơ sở hạ tầng khỏi các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình triển khai 5G. Nghiên cứu cũng kêu gọi cho phép các nhà khai thác kiếm tiền từ lưu lượng dữ liệu trên mạng của họ để giúp bắt kịp Google, Facebook, Microsoft và những gã khổng lồ công nghệ khác.
Điều này dẫn đến sự đổi mới trong các lĩnh vực bao gồm đám mây; dịch vụ dựa trên dữ liệu; mạng truy cập vô tuyến mở (RAN), với sự hợp tác giữa ngành công nghệ và khu vực công nghiệp của Châu Âu rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai.
Phong Vũ
Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
" alt=""/>EU cần 350 tỷ USD để phủ sóng 5G tốc độ cao