Nhà văn Nguyên Ngọc gọi Nguyễn Sự là “nhà văn hóa thực hành”. Thực hành, nghĩa là giải cùng những bài toán tinh vi và khó khăn ấy, nhưng không phải trên sách vở, mà trong không gian và thời gian cụ thể của đời sống, với những con người cụ thể hàng ngày. Nguyên Ngọc nói Nguyễn Sự đã giải bài toán Hội An thành công và đô thị này là "tác phẩm sống" của Nguyễn Sự.
Trong diễn từ đọc tại lễ nhận giải, "nhà văn hóa thực hành" đã kể một câu chuyện nhỏ rất bình thường ở Hội An. Theo ông, câu chuyện “có thể giúp ta suy nghĩ thêm hình như không chỉ về Hội An, mà cả về văn hóa, cũng không chỉ văn hóa Hội An, mà là văn hóa nói chung.
Dưới đây là câu chuyện của món chè đậu ván của Nguyễn Sự, trong diễn từ nhận giải của ông.
![]() |
Ông Nguyễn Sự đọc diễn từ nhận giải. Ảnh: Minh Thăng |
Một trong những món ăn được nhiều người ưa thích ở Hội An là món chè đậu ván của hai chị em nghèo, chỉ bán về đêm, khoảng từ chín, mười giờ, cho đến đúng khuya.
Người chị gánh gánh chè nhẹ tênh từ đầu phố thong thả đi xuống, người em gánh cũng nhẹ tênh từ cuối phố thong thả đi lên, tới lúc gặp nhau thì chè vừa hết, và cánh cửa cuối cùng của những ngôi nhà cổ phố Hội cũng vừa khép lại.
Chè đậu ván của hai bà đặc sắc ở chỗ nước thì trong veo không chút gợn mà ngọt thanh và dịu, còn các hạt đậu thì mịn bâng mà lại còn nguyên, không hề vỡ, thậm chí một vết rạn nhỏ cũng không. Bỏ vào miệng cứ thế mà tan ra lúc nào không hay nên tưởng cứ còn đó mãi trên lưỡi...
Bí quyết của món chè này, theo tôi được biết, là ở cách pha nước đường: hai bà dùng loại đường bát vốn quen thuộc ở các làng quê xứ Quảng, không biết quý vị đã biết thứ đường ấy chưa, nước mật trong chảo còn ở trạng thái thô nhất, chưa lọc chút tạp chất nào, đang sôi sùng sục, chín tới một độ nào đó thì được đổ ra những cái bát cũng thô như vậy, để cho nguội đi, đặc quánh lại, màu đen xỉn, hai bát đường úp vào nhau, quấn rơm và đem bán ở chợ, hoặc bán cả cặp, hoặc từng bát, cũng có khi chẻ ra từng góc bán cho các bà mẹ đi chợ mua quà về cho con. Loại đường quê mùa nhất, thô sơ nhất, nghèo hèn nhất, bình dân nhất, đứng ở bét bảng xếp hạng của họ nhà đường.
Đường ấy pha với đường phèn, tức là nghịch lý tốt cùng, đường phèn đứng đầu bảng chót vót, là kim cương của đường, là đường vua, quý phái, vương giả.
Chính sự pha trộn bất ngờ, tài tình và mầu nhiệm, mà cũng giản dị ấy của hai bà bán chè đêm Hội An đã tạo nên bí quyết của chè đậu ván kỳ diệu là đặc sản lạ đời của thành phố chúng tôi.
Tất nhiên, hai chị em bà bán chè vô danh những đêm khuya phố Hội không hề nói, thậm chí chắc cũng không hề biết đến từ “bí quyết”, càng không nghĩ về triết lý chè của hai bà.
Bởi vì quả thật ở đây có một triết lý sâu xa, và cái triết lý ấy đã thấm đâu đó trong máu của hai bà, của mỗi con người Hội An.
Tôi cho triết lý cơ bản, hay là bản lĩnh chủ yếu của Hội An là vậy, đã giúp thành phố chúng tôi trải qua bao trầm luân và thách thức, cả những thách thức gay gắt và hỗn hào hôm nay của kinh tế thị trường đang hoang dã, vẫn vừa đi được cùng thiên hạ, không đến mức ở những hàng sau, và vẫn bình tĩnh là mình trong biến đổi không ngừng.
Đó là bản lĩnh kết hợp được một cách hoàn toàn, nhẹ nhàng như không, những đối lập gay gắt nhất, cực đoan nhất, để làm ra cái kỳ diệu bình thường hay cái bình thường kỳ diệu. Kết hợp tuyệt đối và tuyệt vời đường tối hạ cấp với đường tối cao cấp để tạo nên tác phẩm chè đậu ván lạ lùng vừa bình dân vừa quý phái.
Vâng, văn hóa Hội An là vậy, văn hóa non nửa thiên niên kỷ nay cư dân Hội An đã kiên trì và tinh tế tạo được cho mình là vậy, bình dân mà quý phái, quý phái mà bình dân, giản dị mà sang, sang trong giản dị.
Người Hội An buôn bán năng nổ, nhà nghiên cứu Li Tana nói: Cách đây bốn thế kỷ, người dân Hội An đã sống chủ yếu bằng dịch vụ. Họ bặt thiệp và sành sỏi. Nhưng họ cũng thong dong, biết và thích sống chậm, lại thật thà (lại một kết hợp đối nghịch nữa: sành sỏi với thật thà).
Họ muốn giữ cho thành phố của mình yên tĩnh mà năng động. Ở đây nữa cũng lại có sự kết hợp tự nhiên giữa hai mặt như rất đối lập mà người Hội An biết hóa giải thành công: họ muốn có một không gian sống thư thái, an bình, đồng thời cũng lại biết trong thế giới quá sôi động ngày nay một không gian như vậy chính là sản phẩm hay nhất, có giá trị cao nhất họ có thể bán cho khách du lịch bốn phương.
Và họ giàu lên, bằng chính những đức tính tích lũy lâu dài và độc đáo của Hội An.
Có lẽ có thể nói một cách hơi lạ: văn hóa theo cách người Hội An tạo được trong mấy trăm năm qua, đối với họ là một lối sống, một hạnh phúc được sống như vậy, đồng thời cũng là một món hàng quý họ đem mời khách. Không có mâu thuẫn, xung khắc nào...
Lại Bắc Hải Đăng gọi bố Lại Văn Sâm là anh
Con trai Lại Văn Sâm – đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng – khá nổi tiếng khi là người “cầm trịch” nhiều chương trình giải trí hot của VTV.
Vì là con trai duy nhất của nhà báo nổi tiếng Lại Văn Sâm nên Lại Bắc Hải Đăng – tên thân mật là anh Ka – được công chúng quan tâm đặc biệt.
Và chi tiết khiến nhiều người quan tâm tới anh cảm thấy thú vị nhất đó là việc anh Ka gọi bố bằng… anh. Thực thế, cách xưng hô này chỉ được anh áp dụng khi tới đài truyền hình.
Điều này được hai cha con thống nhất vì ở cơ quan là công việc, về nhà thì khác. Lại Bắc Hải Đăng cũng chia sẻ, có đôi lúc ở nhà, anh vẫn nhầm lẫn gọi bố là “anh” khi nói về chuyện đài truyền hình.
Anh nói trong 1 bài phỏng vấn: “Ở cơ quan, tôi và bố tôi thống nhất gọi như thế. Ở nhà là bố con nhưng nơi cơ quan là đồng nghiệp.
Hơn nữa, bố tôi còn rất trẻ. Ở cơ quan quen gọi thế, lúc về nhà đôi khi tôi cũng nhầm gọi "bố" là "anh", nhưng sau đó chữa lại ngay”.
Siêu mẫu Vũ Thu Phương gọi mẹ bằng… chị
Đầu tháng 6/2015, nhiều người bất ngờ khi cựu người mẫu Vũ Thu Phương chúc mừng sinh nhật mẹ của mình nhưng lại xưng hô là “chị - em”.
![]() |
Vũ Thu Phương bên "chị" - Mẹ |
Vũ Thu Phương viết: "Chúc "chị gái" thêm tuổi mới luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc, mỗi ngày trôi qua sẽ đều vui như ngày sinh nhật hôm nay "chị" nhé, yêu "chị" nhiều lắm".
Chưa hết bất ngờ về cách gọi “phóng khoáng” của Vũ Thu Phương, công chúng lại càng “choáng” hơn khi bà Đặng Phương Lan – mẹ Thu Phương – đáp lại con gái với cách gọi tương tự: "Món quà sinh nhật "em" chép tay tặng mẹ vui nhiều lắm... Cám ơn "em" nhiều lắm".
![]() |
Hai mẹ con rất thân thiết |
Trên thực tế, đây không phải lần đầu mẹ con Vũ Thu Phương xưng hô “chị - em” với nhau trên mạng xã hội. Có lẽ với người đẹp này thì mẹ không chỉ là người sinh thành ra cô mà còn là một người bạn tri kỷ.
Ở thời điểm vẫn còn hoạt động nghệ thuật, mẹ Vũ Thu Phương cũng thường xuyên đồng hành cùng con gái ở mọi show diễn.
Á hậu Huyền My coi bố mẹ là… ngân hàng
Á hậu Huyền My lưu tên bố mẹ trong danh bạ điện thoại là “Ngân hàng Bố”, “Ngân hàng Mẹ”.
![]() |
Gia đình hạnh phúc của Huyền My |
Người đẹp giải thích rằng, vì trước đây cô thường xuyên xin tiền của bố mẹ nên lưu tên bố mẹ luôn như thế cho…đúng bản chất.
Thậm chí, Á hậu còn cho rằng nếu lưu tên bố mẹ trong danh bạ đơn thuần chỉ là “Bố - Mẹ” thì khá cứng nhắc và không tình cảm.
Cô nói: "Đó là một cách thể hiện tình cảm của con cái với bố mẹ. Ngày xưa cứ hay phải xin tiền bố mẹ nên em đã lưu như thế. Em thấy nó tình cảm lắm, chứ ai lại lưu là "bố", "mẹ" nghe hơi cứng nhắc!
Mà thực tế là trong mọi tình huống, bố mẹ vẫn luôn là ngân hàng tiền bạc, ngân hàng tình yêu của em".
(Theo Tri Thức Trẻ)
" alt=""/>Xưng hô lạ thường của sao Việt với bố mẹLý giải cho nhận định của mình, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Lumi cho biết, số liệu này có đôi chút khác biệt bởi vấn đề định nghĩa.
So với Statista, Lumi định nghĩa nhà thông minh theo hướng hẹp hơn. Trong đó bao gồm các thiết bị được kết nối Internet có thể giám sát và điều khiển tự động qua hệ thống cảm biến, smartphone hoặc trợ lý ảo.
Chia sẻ thêm, vị chuyên gia này cho biết xu hướng nhà thông minh năm 2022 được dự báo sẽ tập trung vào giải pháp an ninh, thiết bị gia dụng thông minh với sự hỗ trợ của trợ lý ảo bằng giọng nói như Alexa, Siri và Google Assistant.
Ngoài ra, các hệ thống quản lý năng lượng, cảm biến chuyển động, hệ thống chăm sóc sức khỏe, robot trợ lý, đèn thông minh, điện lưới thông minh, các tính năng tự điều chỉnh và trí thông minh nhân tạo cũng sẽ là những điểm nhấn của thị trường nhà thông minh năm nay.
Trong năm 2022, các “ông lớn” về smarthome là Apple, Samsung, Google và Amazon sẽ có những đột phá khiến ngôi nhà thông minh trở nên ngày càng thiết thực. Đó là lúc các thiết bị có thể “giao tiếp” với nhau và phối hợp tạo nên tiện ích cho gia chủ, như đồng hồ báo thức ra lệnh cho đèn bật sáng khi chủ nhân thức dậy.
Giao thức Matter được dự báo sẽ là giao thức tiêu chuẩn, cho phép các thiết bị “trò chuyện” với nhau mà không cần đến trợ lý ảo hay smartphone. Hơn 100 thiết bị thông minh theo tiêu chuẩn này được kỳ vọng sẽ xuất hiện trong vài năm tới.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện hồi tháng 1/ 2021, 70% người tiêu dùng trên thế giới đã nâng cấp nhà ở trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch Covid-19. Hơn 51% trong số đó sử dụng các thiết bị thông minh trong năm 2020.
Trung bình, người tiêu dùng đã mua thêm 2 thiết bị thông minh kể từ tháng 3/2020 để đáp ứng nhu cầu ở nhà nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch. Riêng người tiêu dùng thế hệ Z mua trung bình 3 thiết bị thông minh trong khoảng thời gian này.
Các thiết bị thông minh được người dùng chọn mua khá đa dạng, từ camera WiFi, đèn, loa thông minh, ổ cắm, cảm biến chuyển động,... Bất kể các thiết bị được mua, người tiêu dùng đều nhất trí cao (82%) rằng một ngôi nhà có thiết bị thông minh sẽ mang lại những lợi ích đáng kể.
Khi tham gia khảo sát, 3/5 tổng số người cho biết họ khó tìm được không gian riêng để nghỉ ngơi và giải trí khi ngôi nhà đã trở thành “văn phòng” trong đại dịch. Để cải thiện điều này, 63% đã chọn mua các thiết bị nhà thông minh.
Đáng chú ý, gần 39% người tiêu dùng muốn nâng cấp thiết bị trong nhà và 41% sẽ tân trang một căn phòng với các thiết bị thông minh tự lắp đặt nếu cảm thấy chúng giúp đáp ứng nhu cầu cụ thể.
Hiện top 5 quốc gia có doanh thu smarthome cao nhất năm 2022 được dự đoán bởi Statista là Mỹ (33,66 tỷ USD), Trung Quốc (25,07 tỷ USD), Anh (9,06 tỷ USD), Đức (7,64 tỷ USD) và Nhật Bản (6,98 tỷ USD).
Trọng Đạt
" alt=""/>Thị trường nhà thông minh Việt có quy mô 100 triệu USD