Satoshi Yoshihara còn cho biết, công nghệ mà Sony đang phát triển sẽ giúp những chiếc smartphone có thể nhận diện tốt hơn cả Face ID của Táo khuyết.
Nguyên lý làm việc của Face ID dựa trên việc lập bản đồ 3D khuôn mặt thông qua một biểu đồ lưới tạo thành từ nguồn phát laser. Trong khi đó, công nghệ nhận dạng của Sony tập trung vào việc xử lý các tín hiệu laser phản hồi, tương tự như cách loài dơi dùng sóng siêu âm để dò đường trong bóng tối.
Sony cho biết phương pháp mà họ đang phát triển giúp lập nên một bản đồ khuôn mặt chi tiết hơn. Trong thực tế, điều này cũng khiến cho chiếc điện thoại có thể nhận diện khuôn mặt chủ nhân từ khoảng cách lên tới 5m.
Sony đang rất nghiêm túc trong việc đưa sản phẩm mới của họ ra thị trường. Công ty này đang nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ quét laser cho xe hơi tự lái, máy bay không người lái và các hệ thống robot.
Theo Phonearena, loại cảm biến 3D mới của Sony sẽ có thể đưa vào sản xuất hàng loạt từ giữa năm nay. Điều đó cũng có nghĩa, những chiếc điện thoại sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D mới sẽ xuất hiện vào nửa cuối năm 2019.
Tuấn Nghĩa (Theo Phonearena)
" alt=""/>Sony có công nghệ nhận diện từ khoảng cách xa 5m, xịn hơn Face ID của AppleLợi nhuận Quý 4 của Samsung sẽ giảm sốc tới 20%
Samsung độc chiếm thị trường màn hình OLED với 93% thị phần
Tính năng này được biết đến với tên gọi Remote Access. Samsung cho biết, Remote Access cho phép người dùng kết nối TV với một số phụ kiện nhất định như bàn phím và chuột. Cũng vì thế, chiếc TV sẽ có thể làm thay nhiệm vụ của một chiếc màn hình máy tính thông thường. Nhờ vậy, các công việc văn phòng giờ đây có thể được sử dụng ở một tấm nền màn hình lớn hơn so với truyền thống.
Hiện vẫn chưa rõ tính năng này sẽ hoạt động ra sao. Tuy nhiên theo The Verge, người dùng sẽ phải cài đặt ứng dụng trên các thiết bị của mình để chúng có thể nói chuyện được với nhau.
![]() |
Những mẫu TV của Samsung trong năm tới có thể kết nối tới các thiết bị khác mà không cần cáp nối. |
Samsung cho biết, tính năng Remote Access có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào trên thế giới nhờ sự hợp tác với VMWare và cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo. Công nghệ này cho phép người dùng truy cập vào một chiếc máy tính để bàn cụ thể được đặt trên một máy chủ tập trung. Người dùng vì thế có thể truy cập được vào máy tính để bàn của họ từ xa.
Tính năng Remote Access của Samsung rất thuận tiện vì người dùng từ nay sẽ không cần một sợi cáp HDMI để kết nối máy tính với TV. Thêm vào đó, Remote Access thể hiện tầm nhìn dài hạn của Samsung trong việc làm mờ đi ranh giới giữa các thiết bị. Trước đó, những chiếc Dex và Dex Pad của hãng này có thể biến những chiếc điện thoại cao cấp như Galaxy Note 9 trở thành một PC máy tính khi nó được kết nối trực tiếp với một chiếc màn hình.
Tuấn Nghĩa (Theo The Verge)
Một lỗ hổng bảo mật nguy hiểm vừa được phát hiện có thể ảnh hưởng mọi máy tính liên quan đến chế độ sleep mode.
" alt=""/>TV Samsung 2019 có thể kết nối với TV, chuột như màn hình máy tínhNguy cơ trẻ bị bắt nạt trên mạng gia tăng. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Theo kết quả nghiên cứu vừa được nhóm chuyên gia Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố, có tới gần 31% tổng số học sinh THCS và THPT tại Việt Nam là nạn nhân của vấn nán bắt nạt trực tuyến bởi ít nhất 1 hành vi từ hai lần trở lên; 26,7% học sinh từng có hành vi bắt nạt người khác trực tuyến từ hai lần trở lên.
Nguyên nhân của các hành vi bắt nạt trực tuyến thường do hùa theo bạn bè, trả thù lại do có mâu thuẫn từ trước, muốn được mọi người chú ý...
Cũng theo nhóm nghiên cứu, hiện nay hầu như mỗi lớp ở các trường THCS, THPT đều lập một nhóm riêng trên mạng xã hội.
Bên cạnh những hiệu quả tích cực như thông tin những hoạt động của lớp, chia sẻ việc học, các nhóm trên mạng cũng trở thành chỗ để học sinh đàm tiếu, bàn luận hoặc xúc phạm, công khai thóa mạ.
Hậu quả của tình trạng này là học sinh càng bị bắt nạt nhiều càng cảm thấy stress, lo âu và thậm chí là có triệu chứng của trầm cảm.
" alt=""/>Báo động vấn nạn học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội