Một ngày trước thời điểm Maxwell dự kiến bị hành quyết vào năm 1716, vợ ông là Winifred đã đến thăm chồng tại tòa tháp. Winifred và một số người đi cùng bà đã được phép vào buồng giam Maxwell, nơi họ bí mật đưa cho ông một chiếc váy lót và một áo choàng của phụ nữ.
Mặc váy áo và đóng giả phụ nữ, Maxwell đã trốn khỏi Tháp London và tìm cách đi thuyền rời nước Anh. Sau đó, ông đóng giả làm một người hầu của Đại sứ Áo và đến Italia. Bị nhà chức trách nghi ngờ giúp chồng bỏ trốn, bà Winifred cũng phải tìm cách rời khỏi Anh và đoàn tụ với chồng ở Rome, bắt đầu cuộc sống lưu vong.
Cuộc vượt ngục hàng loạt - Nhà tù Libby (1864)
Trong cuộc nội chiến Mỹ, Liên minh miền Nam đã chuyển đổi một nhà kho cũ ở Richmond, bang Virginia, thành nhà tù Libby. Được sử dụng để giam giữ các tù nhân chiến tranh, cơ sở này trở nên vô cùng chật chội và đầy rẫy dịch bệnh.
Năm 1863, một nhóm tù nhân bắt đầu bí mật đào đường hầm bên dưới nhà tù. Sau 3 lần thất bại, họ rốt cuộc đào được một đường hầm thành công ra ngoài nhà tù. Đường hầm dài hơn 15 mét, có đoạn hẹp tới 40cm và bị chuột xâm nhập.
Thông qua đường hầm, 109 tù nhân đã đào tẩu khỏi nhà tù Libby để đến vùng đất của Liên minh miền Bắc. Trong số những người chạy trốn, 59 người đã đến được lãnh thổ bên kia thành công, 48 người bị bắt và 2 người chết đuối ở sông James. Nhiều người trong số tù nhân đào tẩu thành công đã dựa vào sao Bắc Đẩu để tìm được hướng thoát khỏi vùng đất của Liên minh miền Nam.
John Dillinger - Nhà tù hạt Crown Point (1934)
Tên cướp ngân hàng John Dillinger nổi tiếng vì đã nhiều lần trốn được việc bị bắt và tẩu thoát thành công khỏi trại giam của cảnh sát Mỹ trong những năm 1930.
Năm 1933, Dillinger thực hiện một loạt các vụ cướp ngân hàng lớn và cuối cùng sa lưới cảnh sát. Hắn sau đó đã vượt ngục ở Lima, bang Ohio nhờ vũ lực. Các cộng sự của Dillinger đã đóng giả cảnh sát nhằm tiếp cận hắn, nhưng khi được yêu cầu xuất trình phù hiệu, bọn chúng đã bắn chết cảnh sát trưởng đang thi hành công vụ và thả Dillinger.
Nhà chức trách bắt được Dillinger vào tháng 1/1934. Hắn bị đưa đến bang Indiana để hầu tòa vì các cáo buộc liên quan đến một vụ trộm ngân hàng ở Chicago, khiến một bảo vệ thiệt mạng.
Ngày 3/3/1934, Dillinger trốn thoát khỏi nhà tù quận Crown Point bằng cách dùng súng giả, được tin do chính hắn dùng lưỡi dao cạo chạm khắc một tấm ván tạo nên, để đe dọa các lính canh. Tên tội phạm xảo quyệt sau đó đã đánh cắp một xe hơi và bỏ trốn khỏi khu vực. Song, hắn rốt cuộc đã bị các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ bắn chết ở Chicago vài tháng sau đó.
Clarence Anglin, John Anglin và Frank Morris - Alcatraz (1962)
Với biệt danh "Nhà tù đá", Alcatraz từng là trại giam nổi tiếng khắc nghiệt, chuyên "trị" những tội phạm cứng đầu nhất trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển San Francisco, Mỹ. Trong 29 năm hoạt động, nhà tù đã phải chứng kiến khoảng 14 vụ vượt ngục.
Tháng 6/1962, 3 tù nhân gồm Frank Morris và hai anh em Clarence và John Anglin bắt đầu hiện thực hóa kế hoạch đào tẩu đã vạch ra từ lâu. Chúng đã dành hàng tuần để đục đẽo, làm cho các lỗ thông gió trên tường buồng giam đủ rộng để chui qua. Cả 3 chạy trốn qua các lỗ tường và các đường thông gió của nhà tù sau khi để lại những hình nộm trên giường tại buồng giam để tránh gây nghi ngờ.
Khi đến rìa của hòn đảo, 3 tù nhân đã đóng một chiếc bè tạm bợ bằng xi măng và áo mưa. Về sau, không có thêm bất kỳ tin tức gì về những kẻ đào tẩu và một cuộc truy lùng quy mô lớn cũng không thu được manh mối gì về chúng. Nhiều người cho rằng, cả 3 đã chết đuối khi cố băng qua vịnh San Francisco.
El Chapo - Nhà tù Altiplano (2015)
Joaquin Guzman Loera, còn được biết đến với tên gọi là "El Chapo" là một ông trùm buôn ma túy khét tiếng người Mexico, thủ lĩnh của băng đảng Sinaloa. Hắn từng trốn thoát khỏi hai nhà tù có an ninh nghiêm ngặt ở Mexico.
El Chapo bị bắt năm 1993 và bị kết án 20 năm tù ở Mexico. Hắn đã dùng tiền hối lộ nhiều nhân viên nhà tù để đổi lấy các đặc quyền và tiếp tục điều hành tập đoàn tội phạm của mình từ bên trong buồng giam.
Năm 2001, El Chapo thực hiện vụ vượt ngục đầu tiên, được tin là nhờ một lính canh dùng xe đẩy đưa hắn ra khỏi trại giam. El Chapo vẫn sống ngoài vòng pháp luật cho đến năm 2014, khi hắn bị bắt lại và đưa đến nhà tù Altiplano, trung tâm giam giữ có hệ thống an ninh cao nhất ở Mexico.
Ngày 11/7/2015, El Chapo đào tẩu khỏi nhà tù Altiplano. Hắn chui qua một cái lỗ dưới vòi hoa sen của buồng giam và chạy trốn qua một đường hầm được trang bị hệ thống chiếu sáng và thông gió, do các đồng sự của hắn đào trước đó. Tuy nhiên, các quan chức thực thi pháp luật rốt cuộc đã bắt được El Chapo vào năm 2016.
Tuấn Anh
Thủ tướng Anh sắp rời ghế Boris Johnson đã tới thăm Ukraine hồi tuần trước, nơi ông công bố gói viện trợ quân sự mới, trị giá 54 triệu Bảng (63 tỷ USD) cho quốc gia Đông Âu. Ông Johnson cũng hứa, Anh sẽ hỗ trợ quân đội Ukraine "chừng nào chiến sự còn diễn ra". Ngoại trưởng Anh Liz Truss, người được tin nhiều khả năng sẽ kế nhiệm ông Johnson làm thủ tướng, có quan điểm thậm chí còn cứng rắn hơn với Nga.
"Thực tế là, như một nguồn tin thuộc Bộ Quốc phòng thú nhận, đóng góp tài chính của Anh cho nỗ lực của Ukraine sẽ cạn kiệt vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa tân thủ tướng sẽ phải sớm đối mặt câu hỏi liệu có nên cam kết bổ sung thêm hàng tỷ Bảng viện trợ, vào một thời điểm tài chính công bị kéo căng nghiêm trọng", tờ Sunday Times viết.
Anh đang vật lộn ứng phó với nạn lạm pháp gia tăng, dự đoán lên tới 18% vào đầu năm 2023 cùng giá nhiên liệu leo thang kỷ lục. Sự gián đoạn nguồn cung do chiến sự ở Ukraine và quyết định cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu từ Nga của London buộc cơ quan quản lý năng lượng Anh Ofgem phải nâng trần giá năng lượng lên 80% cuối tuần trước. Động thái sẽ khiến các hộ gia đình phải trả thêm trung bình hơn 3.500 Bảng mỗi năm cho hóa đơn nhiên liệu.
Các thành viên đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ tổ chức bỏ phiếu vào tháng tới để chọn bà Truss hoặc cựu Thủ tướng Rishi Sunak thay thế ông Johnson làm lãnh đạo đảng và chính phủ Anh. Ai chiến thắng cũng sẽ phải cân bằng giữa cam kết tài trợ cho quân đội Ukraine với những lời kêu gọi ngày càng tăng về việc giảm các hóa đơn nhiên liệu, bù đắp chi phí sinh hoạt leo thang và chi trả cho các hộ gia đình tiếp nhận người tị nạn Ukraine.
Ngoài ra, bất chấp lời kêu gọi của Kiev về "sự đoàn kết" của công chúng châu Âu, sự ủng hộ của người dân Anh đối với chính sách trừng phạt Nga đang giảm bớt. Một cuộc thăm dò dư luận của YouGov hồi tháng 3 cho thấy, 48% người Anh ủng hộ tăng trừng phạt Moscow, nhưng đến tháng 6, tỷ lệ này giảm xuống còn 38%.
Tuấn Anh
Trong bài báo đăng hôm 20/11, tờ Politico đưa tin các quan chức Ukraine cho rằng việc Mỹ "cởi trói" để Ukraine sử dụng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga là không đủ để thay đổi tình hình xung đột, và Kiev đang hy vọng nhận được vũ khí mạnh hơn từ Washington.
Theo ông Egor Cherniev, thành viên Quốc hội Ukraine và là người đứng đầu phái đoàn Ukraine tại Đại hội đồng Nghị viện NATO, Kiev đang cân nhắc tiếp cận chính quyền Tổng thống Joe Biden để xin phép sử dụng tên lửa Tomahawk tấn công các nhà máy quân sự của Nga vốn đang “nằm ngoài tầm với của Ukraine".
Ông Cherniev nói thêm, các quan chức Ukraine lo ngại chính quyền mới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể do dự hơn trong việc cấp phép vũ khí, mà thay vào đó có thể sử dụng chúng "làm đòn bẩy, hoặc lập luận trong các cuộc đàm phán với Nga".
Ông nhấn mạnh, Ukraine sẽ còn 2 tháng hy vọng quyết định chuyển giao tên lửa Tomahawk có thể được ông Bien đưa ra, trước khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Đề nghị được nhận tên lửa Tomahawk là một trong những điểm bí mật thuộc "kế hoạch chiến thắng" mà Tổng thống Volodymyr Zelensky công bố hồi tháng 10. Tờ New York Times (NYT) dẫn lời một quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Tomahawk được Ukaine yêu cầu như một phần của "gói răn đe phi hạt nhân". Tuy nhiên, NYT cho hay Washington đã từ chối đề nghị của Kiev về tên lửa Tomahawk, do xem đây là "yêu cầu hoàn toàn không khả thi".
Trong khi đó, Moscow cho rằng việc Kiev muốn có tên lửa hành trình Tomahawk là bằng chứng cho thấy "sự lo lắng" của giới lãnh đạo Ukraine trước những thất bại trong quá trình xung đột.