Những ngày qua, dư luận tại thị trấn Kỳ Anh vẫn chưa hết bàn tán sau cái chết tức tưởi của ông Nguyễn Hữu Khai (57 tuổi, ngụ khối phố Hưng Lợi, thị trấn Kỳ Anh), thầy giáo nức tiếng giỏi toán ở huyện Kỳ Anh. Mọi người tiếc thương vì thầy ra đi quá đột ngột. Gia đình đã làm đơn tố cáo sự tắc trách của bệnh viện.
Cái chết tức tưởi
Nước mắt ngắn dài, bà Nguyễn Thị Hà cho biết, sáng 18/9, chồng bà bị môn mửa, chóng mặt, tức ngực và sốt kéo dài nhiều giờ nên khoảng 20h cùng ngày, gia đình đã đưa ông vào khoa Lây (khoa truyền nhiễm) của Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh để điều trị.
![]() |
Gia đình nạn nhân bức xúc khi BV huyện Kỳ Anh chẩn đoán và điều trị sai khiến ông Khai bị chết. |
Sau đó, ông Khai được bác sĩ của bệnh viện này thăm khám, xét nghiệm, siêu âm và chụp CT Scanner sọ não và kết luận: ông bị bệnh viêm họng, viêm kết mặc mắt và bệnh tiểu đường tuýp II, kèm theo triệu chứng sốt siêu vi cao không rõ nguyên nhân.
Trong quá trính điều trị, ông Khai được các y, bác sĩ truyền dịch (2chai/ngày) và cho uống thêm nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng hạ nhiệt, chữa bệnh viêm họng, viêm kết mặc mắt, tiểu đường.
Sau khoảng 10 ngày điều trị nhưng bệnh tình không tiến triển, ngày 28/9, người nhà xin chuyển ông Khai lên tuyến trên là BV ĐK Hà Tĩnh trong tình trạng rất nguy kịch: sốt cao kéo dài, khó thở, thụt lưỡi, nói ngọng, nói sảng, da xanh tái.
Tại đây, gia đình thực sự choáng váng khi bác sĩ của BV chẩn đoán rằng ông Khai bị bệnh viêm phổi nặng. Phổi của bệnh gần như đã mất hết chức năng dẫn đến suy hô hấp nặng, trụy tim mạch, sốt cao.
Ngày 30/9, ông Khai được gia đình chuyển lên BV Phổi Trung ương (Hà Nội) điều trị. Tuy nhiên, đến 2h ngày 1/10, bệnh nhân đã tử vong.
“Thấy điều trị nhưng tình trạng xấu đi, chúng tôi đã 4 lần yêu cầu phía BV ĐK huyện Kỳ Anh được chuyển chồng tôi lên tuyến trên điều trị nhưng đều bị BV từ chối. Nếu như chồng tôi được chuyển viện sớm hơn thì đã không mất tức tưởi như vậy”, bà Hà bức xúc.
Anh Trần Văn Giáp (30 tuổi, con rể ông Khai) cho biết, từ kết quả chẩn đoán bệnh sai dẫn đến việc áp dụng phác đồ điều trị sai, khiến bệnh tình bệnh nhân ngày càng nặng và không thể cứu chữa.
Bệnh viện làm đúng?
Là người trực tiếp điều trị cho ông Khai, bác sĩ Trần Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa truyền nhiễm, BVĐK huyện Kỳ Anh khẳng định, kết quả chẩn đoán và phác đồ điều trị của BV đối với bệnh nhân này là đúng?!
Còn về việc những BV tuyến trên chẩn đoán bệnh khác so với ban đầu, bà Quyên cho biết, quá trình thăm khám và chụp phim điện tử cho kết quả ông Khai chỉ bị sốt cao không rõ nguyên nhân, viêm họng và viêm kết mặc mắt, không hề có biểu hiện của bệnh viêm phổi.
![]() |
Đại diện BV trao đổi về sự việc (2 người áo trắng, bà Trần Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa truyền nhiễm và ông Lê Thanh Bình, Phó Giám đốc BV |
Tuy nhiên tình trạng bệnh của bệnh nhân sau đó lại cho kết quả khác là vì những “diễn biến thứ cấp phát sinh” bất ngờ của bệnh.
Theo bà Quyên, trong quá trình điều trị, gia đình bệnh nhân Khai chỉ 1 lần đề nghị phía BV làm thủ tục cho bệnh nhân được chuyển viện và BV đã đồng ý, đó là vào trưa ngày 26/9. Nhưng sau đó, gia đình lại xin cho ông Khai ở lại BV. Đến ngày 28/9 thì mới chuyển viện?
Bà Phạm Thị Xuân Liễu, Giám đốc BV ĐK huyện Kỳ Anh cho biết, BV đã báo cáo sự việc lên Sở Y tế Hà Tĩnh. Tuy nhiên, vì chưa thành lập hội đồng chuyên môn để họp đánh giá lại quá trình điều trị cho bệnh nhân nên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận.
“Ít ngày tới BV sẽ họp hội đồng chuyên môn để điều tra, đánh giá lại quá trình điều trị cho bệnh nhân Khai. Khi có kết quả cụ thể, sẽ thông tin sau”, bà Liễu nói.
Chiều 14/10, ông Lê Ngọc Châu, GĐ Sở Y tế Hà Tĩnh cho hay, sau khi nhận được thông tin về sự việc, Sở đã chỉ đạo cho BV ĐK Kỳ Anh họp, soát xét lại tất cả quy trình để làm rõ trách nhiệm nhưng chưa thấy BV trao đổi lại.
Tuy nhiên, theo ông Châu, việc này sẽ do phía BV xử lý chứ không phải báo cáo cho sở. Những gì liên quan tới vụ việc, thì xử lý theo quy trình của luật khám chữa bệnh quy định. Trường hợp này không yêu cầu báo cáo vì không nằm trong quy định phải báo cáo.
Văn Đức - Duy Quang
" alt=""/>BS chẩn đoán ‘nhầm’, thầy giáo giỏi tử vong?1. Tì tay trên cần số
![]() |
Đa số tài xế có thói quen tì tay trên cần số. Điều này vô tình làm giảm khả năng xử lý tình huống bất ngờ phải sử dụng vô-lăng một cách linh hoạt hoặc sang số nhầm số, gây nên hậu quả không đáng có. Ngoài ra, thói quen này cũng vô tình làm bánh răng ở cần số bị mòn nhanh dẫn đến hư hại hộp số.
2. Nhầm số P với tay phanh
![]() |
Trên xe số tự động, nhiều người thường “dựa dầm” vào số P mà không kéo phanh tay khi đỗ, đặc biệt ở nơi dốc nhưng không biết rằng việc ỉ lại này vô tình làm mòn bánh răng ở cần số, thậm chí dẫn đến vỡ các bánh răng dẫn đến nguy hiểm. Tài xế được khuyên dùng trước khi về số P nên kéo phanh tay để bảo vệ hộp số cũng như các bánh răng một cách tốt nhất.
3. Chở quá tải
Xe chở quá tải, quá số người quy định cũng là một nguyên nhân giảm tuổi thọ của xe, ảnh hưởng đến mức tiêu thụ nhiên liệu, hệ thống giảm xóc, phanh.
4. Để bình xăng “cạn kiệt”
![]() |
Thói quen tiếp theo cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ chi tiết bơm xăng quan trọng trên xe đó chính là để bình xăng “cạn kiệt” mới nghĩ đến việc đổ. Các tài xế được khuyến cáo khi xăng trong bình còn khoảng một phần tư thì nên đổ để giữ bơm xăng luôn trong tình trạng hoàn hảo.
5. “Phóng nhanh, phanh gấp”
“Phóng nhanh, phanh gấp” cũng là nguyên nhân làm xe tốn xăng và mòn má phanh một cách nhanh chóng. Đây là thói quen hay gặp trên những người trẻ khi sử dụng xe hoặc những người ưa thích tốc độ nhưng lại tham gia vào giao thông hỗn loạn tại Việt Nam.
6. Mạnh chân ga khi động cơ còn lạnh
Đạp ga mạnh khi động cơ còn lạnh cũng được khuyến cáo là một trong những hành động phá hủy một số chi tiết quan trọng của động cơ. Tài xế nên để xe chạy không tải trong một khoảng thời gian ngắn để làm nóng động cơ trước khi di chuyển.
7. Giữ côn lâu
Khi chờ đèn đỏ hay đứng dốc trên một chiếc xe số sàn, nhiều tài xế có thói quen giữ côn, chờ thêm ga để chạy khiến má côn nhanh mòn, có thể bị trượt côn ở những lần sau, đặc biệt khi chở nặng lên dốc.
8. Chuyển số đột ngột khi xe đang lùi
Hộp số có thể bị gãy bánh răng, tương tự như khi không kéo phanh tay mà ỉ lại vào số P nếu tài xế chuyển số từ R sang D một cách tức thời do khi đó, xe vẫn đang trong trạng thái lùi mà lại bị chuyển số đột ngột.
9. Rà phanh khi đổ đèo
![]() |
Rà phanh khi đổ đèo là một trong những thói quen nguy hiểm nhất, thường gặp ở những lái mới. Việc phanh liên tục ở tốc độ cao khiến đĩa và má phanh nóng lên, có thể cháy và mất ma sát, dẫn tới hậu quả nguy hiểm là mất phanh. Các tài xế nên dùng số để hãm tốc độ của xe, di chuyển chậm trên các đoạn đường đèo dốc để đảm bảo an toàn.
10. Phớt lờ cảnh báo trên bảng táp-lô
![]() |
Và thói quen tai hại cuối cùng nhiều tài xế hay mắc phải đó là phớt lờ những cảnh báo trên bảng táp-lô. Đây hầu như là những đèn cảnh báo thế nên việc chú ý những cảnh báo này là không thừa.
(Theo Công an nhân dân)Sau đây là những thống kê về các heroes tại hai giải đấu trị giá 300,000 USD dược đội ngũ BTV của trang VPEsportsthống kê lại.
Chú thích
MDL Macau
ESL Katowice
Rất nhiều các lượt pick cùng chiến thuật mới lạ được các teams Dota 2hàng đầu thế giới trình làng – nó khác rất nhiều so với những gì diễn ra tại Patch 7.20– dẫn đến nhiều trận đấu có thế trận giằng co, hấp dẫn.
Liquid và Secret đều đã áp đảo phần còn lại. Tuy nhiên, Liquid chỉ tìm lại được phong độ đỉnh cao sau khởi đầu chậm chạp, trong khi Secret tiếp tục thể hiện màn trình diễn ấn tượng kể từ đầu mùa giải 2018-2019.
Nói về các heroes, rõ ràng Lifestealer đang là cái tên “hot” nhất trong metagame hiện tại ở cả đấu trường chuyên nghiệp lẫn public. Là heroes được tranh giành nhiều nhất ở cả MDL Macau lẫn ESL Katowice, Lifestealer sở hữu win rate trung bình đạt 58.06%.
Elder Titan đang có sự quay trở lại mạnh mẽ - nó trái ngược với tình cảnh của Sven, một hero được nhiều teams ưa dùng, lại đang gặp khó khăn trong việc tìm ra công thức chiến thắng khi chỉ có win rate trung bình 20.69%. Với kết quả này, không có gì bất ngờ nếu như IceFrog sớm buff cho Sven để hero này không bị chìm vào quên lãng như quãng thời gian trước Patch 7.20.
Minor và Major thứ ba của DPC 2018-2019 sẽ khởi tranh vào đầu tháng tới. Đó sẽ là lúc mà metagame mở hơn và các teams chắc chắn sẽ có nhiều “bài vở” hơn sau hơn hai tháng làm quen và tập luyện với Patch 7.21.
Nhưng trước đó, các pro players và người chơi Dota 2có thể sẽ chào đón sự xuất hiện của Mars, hero mới nhất của game, cái tên đã được chờ đợi kể từ sau màn giới thiệu tại The International 8 năm ngoái.
ABC (Theo VPEsports)
" alt=""/>Dota 2: Lifestealer ‘hot’ nhất, Sven tệ hại nhất trong giới chuyên nghiệp