您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Melbourne City, 13h00 ngày 29/3: Khó tin cửa trên
Công nghệ3人已围观
简介 Hư Vân - 28/03/2025 20:00 Úc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lyon, 2h45 ngày 29/3: 'Chung kết' sớm
Công nghệPhạm Xuân Hải - 28/03/2025 06:22 Pháp ...
阅读更多Sa Pa mất nước: Khách nháo nhào đòi nước rửa mặt
Công nghệVideo: Sa Pa 'căng như dây đàn' vì thiếu nước Một tuần trở lại đây, tình trạng thiếu nước sạch ở Sa Pa đã ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người dân cũng như hoạt động kinh doanh của các khách sạn, nhà nghỉ.
Người dân dùng xe ô tô cá nhân đi mua nước về dùng Trước tình trạng này, nhiều du khách bày tỏ sự lo lắng khi vừa đặt chân đến Sa Pa.
Chị Mỹ Trang (Nam Định) nói: ‘Tôi mới đến Sa Pa sáng sớm nay. Nghe tin ở đây đang thiếu nước trầm trọng tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, chủ khách sạn đã trấn an. Họ khẳng định có nguồn nước giếng khoan và nước dự trữ.
Gia đình tôi sẽ ở Sa Pa đến hết ngày 30/4, hi vọng tình trạng sẽ được khắc phục, không làm ảnh hưởng đến kỳ nghỉ của chúng tôi’.
Người dân tận dụng các loại xô, chậu hứng nước Bà Hà (Thái Nguyên) chia sẻ: ‘Tôi đến Sa Pa từ hôm qua. Đoàn khách của chúng tôi có 16 người. Trước ngày đến đây, nghe thông tin thiếu nước chúng tôi khá bất an. May mắn khách sạn chúng tôi ở đã có phương án đảm bảo nước nên không gây ảnh hưởng, khó khăn gì cho du khách'.
Vòi nước trong khách sạn mở từ đêm đến sáng không có giọt nước nào chảy ra Ghi nhận của phóng viên tại một khách sạn gần khu vực chợ Sa Pa, nước cạn kiệt từ đêm, các vòi nước mở suốt đêm vẫn khô cong, không có giọt nước nào. Sáng sớm, khách nháo nhào xuống đề nghị chủ khách sạn nhanh chóng giải quyết vấn đề nước sạch để phục vụ việc vệ sinh cá nhân.
Chị L, du khách nghỉ ở khách sạn này, phản ánh: 'Tối qua nước chảy yếu, không đủ nước, tôi đành 'nhịn' tắm. Sáng nay vòi cạn kiệt nước, chúng tôi không đánh răng rửa mặt được'.
6 giờ sáng, các hộ dân 'hò' nhau mang máy bơm ra bơm nước lên tầng Trong khi đó, tại tổ 3b, thị trấn Sa Pa, một số hộ dân cho biết, nước đã về từ chiều 24/5 nhưng sáng nay lại bị mất.
'Hiện vòi nhà tôi mở vẫn chưa có nước, mọi nước sinh hoạt một tuần này đều được bơm từ nguồn giếng khoan', ông Thu (tổ 3B) nói.
Một người phụ nữ lớn tuổi ở tổ 3b cho biết thêm, nước chảy yếu, bà chấp nhận trữ nước vào thùng nhựa cỡ đại, sau đó xách từng xô lên 3 tầng của căn nhà cho mọi người sử dụng.
Gia đình có cháu nhỏ, nhu cầu sử dụng nước lớn nên việc thiếu nước gây đảo lộn cuộc sống của bà và các con cháu.
Người dân Sa Pa đang 'vật lộn' với tình trạng thiếu nước sạch Chiều ngày 24/4, đại diện UBND thị trấn Sa Pa thông tin cho VietNamNet, dịp lễ 30/4 và 1/5 này, thị trấn Sa Pa có thể đảm bảo nguồn nước để phục vụ khách du lịch.
Người này cho biết thêm, sau khi sự cố thiếu nước sinh hoạt xảy ra, chính quyền đã phối hợp với các cơ quan chức năng tìm cách khắc phục. Đến ngày 24/4, cơ bản đã cung cấp khoảng 70% nước cho các hộ dân.
Cách đây một tuần, UBND thị trấn đã cho 4 xe chuyên dụng chở nước miễn phí đến các tổ dân phố, cấp cho bà con.
‘Ngày hôm nay, việc cấp nước sinh hoạt cho bà con cơ bản đã hoàn thiện. Phần lớn chỉ các khách sạn, nhà hàng phản ánh vì ảnh hưởng đến kinh doanh của họ, đây cũng là các khách sạn nhỏ. Còn các khách sạn lớn có đủ cơ sở vật chất, bể chứa vẫn đảm bảo phục vụ khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới’, đại diện UBND thị trấn nói.
Sáng 25/4, trả lời VietNamNet, ông Đào Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Sa Pa, cho biết: ‘Hai ngày nay, mỗi ngày thị trấn có bơm nước khoảng mấy tiếng đồng hồ. Dự kiến ngày hôm nay và ngày mai, tình hình nước sẽ ổn’.
Cũng theo ông Hùng, tình trạng thiếu nước xảy ra hơn 1 tuần nay. Các khách sạn lớn có phương án tích trữ, dự phòng nước, khi thiếu họ xoay sở mua nước. Các khách sạn nhỏ cũng tiến hành mua nước, nếu không mua được họ phải tạm thời đóng cửa.
‘Mấy ngày vừa rồi lượng khách chưa đông nên sự ảnh hưởng đến việc kinh doanh chưa nhiều. Dịp lễ 30/4 và 1/5 tới đây, tình hình nước sẽ được đảm bảo tuy nhiên không đầy đủ được 100% như hàng năm. Nếu giải quyết tốt sẽ đảm bảo được khoảng 60 -70% nhu cầu nước, số còn lại phải huy động từ các nguồn khác’, ông Hùng nói.
Ngày 24/4, Hiệp hội này cũng có văn bản kêu gọi các đơn vị, các hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn thị trấn Sa Pa tiết kiệm nước sạch phục vụ mùa nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Theo nội dung văn bản, để giải quyết vấn đề thiếu nước sạch trên địa bàn, UBND huyện Sa Pa, Chi nhánh cấp nước Sa Pa đã có giải pháp cung cấp nguồn nước sạch trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên việc khai thác các nguồn nước dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu nước sạch.
'Các đơn vị phải có kế hoạch và chủ động bể chứa dự trữ từ nay đến dịp lễ để đảm bảo việc phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Khuyến cáo và kêu gọi khách hàng, nhân viên sử dụng nguồn nước một cách tiết kiệm, hợp lý, tránh lãng phí' - văn bản đề nghị.
Trong trường hợp không chủ động sử dụng bồn, bể chứa nước dự phòng đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong dịp lễ, Hiệp hội Du lịch Sa Pa đề nghị các đơn vị, hộ kinh doanh nên có giải pháp hạn chế hoặc thông báo trước cho du khách được biết, tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Sa Pa.
Khách thuê phòng, chủ khách sạn Sa Pa yêu cầu 'tắm trước khi đến'
Gia đình anh Tuấn phải 'đề nghị' khách du lịch tắm trước khi đến để đỡ tốn nước sinh hoạt.
">...
阅读更多Tâm sự của những phụ nữ thà ly hôn lần 2 còn hơn chịu đựng gã chồng vô lại
Công nghệĐàn ông hay tức giận, đàn bà hay đau khổ. Tức giận mà nín nhịn để giữ được bình tĩnh và không làm hại tới danh dự của mình, ấy là người nhẫn nhịn. Đau khổ chỉ than thân trách phận rồi đổ tại trời gần trời xa, ấy là nhẫn nhục. Đàn ông biết nhẫn nhịn, ấy là người đàn ông rất mạnh. Người đàn bà chịu nhẫn nhục, ấy là người đàn bà rất yếu. Chị Hà bị chồng hành hạ triền miên, đánh đập rất vô cớ nhưng chị không dám báo với chính quyền địa phương, cũng không dám ly hôn. Gọi điện qua tổng đài tư vấn tâm lý, chị cho biết: “Rất nhiều lần hắn đánh em vô cớ. Hỏi vì sao thì hắn bảo: “Tao đang buồn bực, trông mày rất ngứa mắt”. Em buồn, ghi chuyện trên vào nhật ký, hắn xé nhật ký đốt, hòa tro vào nước lã, bắt em uống bằng hết. Rồi hắn bắt em đứng úp mặt vào tường. Em mỏi quá ngồi xuống, hắn cầm cái điều khiển ti vi ném vào đầu em”.
Ảnh: Hùng Trần Chị Hà cũng cho biết rất nhiều lần người trong nhà khuyên chị ra tòa ly hôn nhưng đến giờ chị vẫn sống với người chồng vũ phu ấy. Lý do chỉ vì: “Em đã lấy chồng lần 2, giờ không muốn bỏ. Nếu bỏ nữa, thiên hạ sẽ chửi em không ra gì”.
Gọi điện đến TT tư vấn tâm lý An Việt Sơn, chị Bình (Hòa Bình) cũng tâm sự trong nước mắt: thời gian gần đây chị mắc chứng “khô hạn”. Mỗi lần hai vợ chồng gần gũi, chị Bình lại nhăn nhó vì đau đớn. Chị Bình đã tâm sự với chồng là bản thân bị “khô hạn” nhưng anh chồng lại nghĩ vợ có người mới nên không muốn quan hệ với chồng, ông xã chị lồng lộn ghen tuông, rình rập. Thấy chị đi cùng với người đàn ông nào, bất kể là do đặc thù công việc là anh chồng lao vào đập bàn, hất nước rồi tát vợ nảy đom đóm mắt khiến chị nhiều lần vừa đau đớn, vừa xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp và khách hàng.
Mới đây, hì hục mãi mà vẫn không “vào” được, anh chồng cáu tiết dùng chân đạp mấy phát vào “chỗ kín” khiến chị Bình lăn lộn trên giường vì đau đớn.
Cũng giống như chị Hà, chị Bình dù bị chồng ghen tuông vô cớ, đánh đập đau đớn nhưng chị vẫn không muốn ly hôn với người chồng vũ phu chỉ vì đã kết hôn một lần, giờ không muốn ly hôn nữa, sợ con cái thiệt thòi, sợ bản thân xấu hổ vì thiên hạ bàn tán chê cười.
Theo các chuyên gia tâm lý, trong cuộc đời, đàn bà thường lâm vào thế khó hơn đàn ông. Nếu gia đình tan vỡ, đàn ông chắp vá hạnh phúc với một người đàn bà khác không khó lắm. Còn đàn bà đã ly hôn một lần thì họ rất ngại đi bước nữa. Và khi đã tái hôn, họ càng không muốn gia đình tan vỡ thêm một lần nào nữa, nhất là khi họ đã có con. Họ sợ con cái khổ sở, sợ xã hội chê cười.
Tuy nhiên, không phải vì những lý do trên mà đàn bà chịu nhục một cách đớn hèn. Thà dũng cảm chia tay, không có chồng còn hơn sống bên cạnh một người chồng vũ phu phi nhân tính và vô văn hóa. Không chỉ đau khổ sụt sùi mà đàn bà cũng phải biết nổi giận. Cần phải đặt cho người bạn đời một ranh giới cuối cùng. Nếu vượt qua ranh giới đó thì không thể tha thứ được.
Sự nhường nhịn khiến người đàn bà trở nên cao cả. Sự nhẫn nhịn cũng khiến người đàn bà trở nên cao cả. Sự nhẫn nhịn cho người ta sự bình tĩnh, óc sáng suốt, lòng can đảm. Còn nếu nhẫn nhục, đàn bà sẽ chỉ là cái thảm chùi chân cho những gã đàn ông vô lại.
Bi kịch ở gia đình vợ kiếm bạc tỷ, chồng làm phụ hồ
Sang xứ người làm ăn, người vợ kiếm được số tiền không nhỏ. Nhưng vợ chồng họ lại không giữ nổi hạnh phúc gia đình…
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới
- Cách làm chân gà hầm rượu, rất thơm lại lạ miệng, lai rai xem bóng đá cực chuẩn
- 8 kỹ năng sống một ngày nào đó sẽ giúp bạn thoát chết
- Ngoại tình với anh lái xe, Vợ phó giám đốc bị đánh ghen trong nhà nghỉ
- Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Adelaide United, 15h35 ngày 29/3: Bảo vệ vị trí
- Cô gái khỏa thân ngâm mình chụp ảnh dưới hồ sen gây bức xúc dư luận
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Macarthur vs Newcastle Jets, 15h35 ngày 28/3: Buồn cho chủ nhà
-
Con phố san sát nhà cao tầng trên trục đường chính của xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nguyễn Thảo
Về thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, không ai là không biết gia đình anh Sơn nổi tiếng với nghề làm bánh dày hơn 20 năm nay.
Từ cán bộ xã cho tới người dân, ai cũng mách ‘cứ thấy cái nhà nào to đẹp nhất làng là nhà anh Sơn’. Gia đình anh Sơn, anh Sên được truyền nghề từ thời mẹ anh, bà Dư - một trong những người làm bánh dày đầu tiên trong xã.
Hiện tại, cơ sở làm bánh dày của anh Sơn cũng là nơi cung cấp bánh dày lớn nhất Lạc Đạo.
Căn nhà khang trang, rộng rãi được anh xây dựng từ năm 2018. Tầng 1 căn nhà được sử dụng làm nơi sản xuất bánh. Gian bên trong là nơi nấu và giã xôi thành một thứ bột bánh dẻo quyện vào nhau. Gian ngoài là khu vực cất trữ gạo và nặn bánh.
Chỉ vào chồng gạo chất cao, anh Sơn bảo ‘chỗ này tầm 20 tấn gạo, dùng trong khoảng 2 tháng’, tức là mỗi ngày gia đình anh sử dụng khoảng 300 kg gạo để làm ra vài nghìn cặp bánh dày.
Có 2 loại bánh dày mà gia đình anh Sơn đang làm, là bánh dày chay và bánh dày đỗ. Để làm ra những chiếc bánh dày dẻo thơm, cần gạo nếp loại ngon. Sau khi nấu xong, xôi được cho vào máy giã.
Xem Video:
'Ngày xưa, bánh được giã hoàn toàn bằng tay. Đến tận năm 2000 mới có máy giã bánh' - anh Sơn chia sẻ và ‘khoe’ những ngón tay chai sần.
Ông chủ cơ sở bánh dày cũng cho biết, nhiều thứ làm bằng máy có thể không ngon bằng làm tay nhưng riêng bánh dày thì giã máy cho ra thứ bột dẻo đều hơn, ăn ngon hơn hẳn.
Công đoạn sản xuất một mẻ bánh dày bắt đầu từ 1-2 giờ chiều và kéo dài đến nửa đêm tùy theo số lượng bánh và nhân công của mỗi gia đình. Khoảng 3-4 giờ sáng, người làm bánh lại phải dậy để giao bánh cho khách, chủ yếu là bà con trong xã lấy bánh ra Hà Nội bán.
Có một số ngày lễ tết như cúng cơm mới, giỗ Tổ Hùng Vương, đám cưới, đám ma, lượng bánh được tiêu thụ sẽ lớn hơn đáng kể, đòi hòi phải bắt đầu công việc từ buổi sáng. Trong những dịp này, bánh đôi khi được đặt theo kích thước đặc biệt, có thể to bằng một chiếc đĩa để thắp hương.
Sau khi xôi được giã bằng máy, các thợ nặn bánh bắt đầu công việc của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo Đến nhà chị Hằng, anh Hoàng Anh ở xóm Ngọc vào buổi chiều cũng là lúc cả nhà đang làm mẻ cơm nắm, xôi các loại. Anh Hoàng Anh đang lo cho mấy nồi cơm cỡ chừng hơn 20kg gạo/ nồi. Trong khi chị Hằng, chị gái và mẹ chồng chị đang nắm xôi, đóng khuôn thành từng chiếc vuông vức.
Anh Hoàng Anh cho biết, mỗi ngày gia đình anh nấu chừng 5 nồi cơm như thế này, tổng cộng khoảng 100kg gạo để làm món cơm nắm muối vừng. Ngoài ra, chị còn làm thêm xôi trắng, xôi chè – thứ quà vặt được đóng khuôn đẹp đẽ trên chiếc đĩa nhựa dùng một lần. Có loại được lót lá chuối xanh trông rất bắt mắt.
Anh Hoàng Anh đang nấu cơm để làm cơm nắm muối vừng. Ảnh: Nguyễn Thảo Theo tìm hiểu của PV, mỗi cân gạo sẽ nặn được 15-17 nắm cơm, mỗi chiếc được bán buôn với giá 2,5 nghìn đồng. Mỗi cặp bánh dày cũng được giao buôn với giá 1,5-2 nghìn đồng/cặp tùy theo kích cỡ.
Gia đình anh Sơn, chị Hằng là những cơ sở được cho là sản xuất ra số lượng bánh nhiều nhất nhì xã Lạc Đạo. Họ tận dụng những nhân công trong gia đình và thuê thêm người dân trong xã theo mùa vụ.
Được biết, trong xã hiện có khoảng 3 gia đình làm bánh dày và 5-7 nhà làm cơm nắm với số lượng lớn như nhà anh Sơn, chị Hằng. Còn lại là các hộ làm với quy mô nhỏ lẻ, tự làm tự bán hoặc làm các loại bánh khác như bánh chưng, bánh khúc, bánh khoai, bánh nếp…
Ngoài cơm nắm, nhà chị Hằng còn làm cả các loại xôi. Ảnh: Nguyễn Thảo Ông Nguyễn Văn Đậu – Phó chủ tịch UBND xã Lạc Đạo cho biết, ngoài nghề làm bánh dày, cơm nắm, người dân trong xã còn nhiều nghề phụ khác như: sản xuất loa thùng, bàn bi-a, nhổ đinh gỗ, nấu rượu, làm nem chua, giò chả…
Những người ở nhà làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn có thể đi làm thuê cho các hộ làm bánh, tái chế nhựa, làm gỗ với mức thu nhập khoảng 200 nghìn/ngày.
Tất cả những loại thực phẩm mà người dân xã Lạc Đạo sản xuất ra mỗi ngày chủ yếu là phục vụ cho thị trường Hà Nội. Cứ khoảng 3-4 giờ sáng, dọc trục đường chính của xã đi qua thôn Ngọc, những hàng dài xe máy nối đuôi nhau giao hàng, nhận hàng để kịp đưa lên Thủ đô vào sáng sớm.
Với những mặt hàng cồng kềnh khác, người dân trong xã sắm ô tô để vận chuyển. Theo ông Đậu, hiện xã có trên 300 chiếc ô tô vừa phục vụ đi lại của người dân vừa phục vụ chở hàng ra Hà Nội buôn bán.
Nhờ có nhiều nghề phụ mà đời sống kinh tế của người dân xã Lạc Đạo được cải thiện đáng kể. Ảnh: Nguyễn Thảo ‘Hiện có tổng cộng 23 công ty đóng trên địa bàn xã, tạo công ăn việc làm cho người dân. Thanh niên trẻ nếu không làm nghề hay buôn bán, dịch vụ thì sẽ đi làm công nhân với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng tới 8-10 triệu đồng/ tháng. Đời sống kinh tế của người dân tương đối khá giả’ - ông Đậu cho hay.
Đi dọc trục đường chính của xã Lạc Đạo cũng dễ dàng nhận thấy những nhà cao tầng, biệt thự nằm san sát nhau, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ không kém gì những khu phố sầm uất của Hà Nội.
Cô Khanh -một người dân Lạc Đạo mỗi ngày đi hơn 30km tới phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) để bán bánh - cho biết, để kiếm được đồng tiền, ai cũng phải 'đổ mồ hôi, sôi nước mắt'. Nghề làm bánh phải làm đêm hôm nên sáng sớm hôm sau người dân phải ngủ bù, 9-10 giờ gõ cửa vẫn chưa dậy là chuyện bình thường.
Ngôi làng có chục nghề phụ, biệt thự san sát như giữa lòng Thủ đô
'Cứ thấy ai bán bánh dày, cơm nắm ở Hà Nội là người Lạc Đạo' - cô Khanh, người bán bánh dày, cơm nắm gần 8 năm nay nói.
" alt="Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đô">Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đô
-
Phó Tổng thống Kamala Harris (Ảnh: Reuters).
"Ông Joe Biden là một tổng thống phi thường. Ông đã thực hiện được rất nhiều lời hứa mà ông đã đưa ra. Chỉ còn một lời hứa mà ông có thể thực hiện, đó là trở thành một lãnh đạo chuyển tiếp", Jamal Simmons, cựu trợ lý của Phó Tổng thống Kamala Harris, phát biểu trong chương trình State of the Union của đài CNN hôm 10/11.
"Ông ấy có thể từ chức tổng thống trong 30 ngày tới, đưa bà Kamala Harris lên làm tổng thống Mỹ", ông Simmons nói thêm, khiến những người theo dõi chương trình đều sửng sốt.
Vào cuối tháng 7, khi đang là ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Tổng thống Biden đã rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng do những lo ngại về vấn đề tuổi tác và sức khỏe sau màn tranh luận gay gắt với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Sau đó, ông Biden đã đề cử bà Harris trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ, nhưng cuối cùng bà đã thua ông Trump trong cuộc bỏ phiếu ngày 5/11.
Simmons cho biết, việc bà Harris trở thành tổng thống sẽ trở thành đề tài thu hút sự chú ý, tâm điểm tin tức, vào thời điểm "đảng Dân chủ phải học cách tạo được kịch tính, sự minh bạch, đồng thời làm những điều mà công chúng muốn thấy".
Việc bà Harris để thua trước ông Trump và mất quyền kiểm soát Thượng viện trong cuộc bầu cử năm 2024 đã khiến đảng Dân chủ lo ngại. Nhiều đảng viên Dân chủ cũng lo ngại kịch bản ông Trump lên nắm quyền tại Nhà Trắng.
Thất bại của bà Harris đánh dấu lần thứ hai trong 3 chu kỳ bầu cử mà đảng Dân chủ giới thiệu một ứng cử viên tổng thống là nữ với hy vọng tạo nên lịch sử đã không thành khi cả 2 lần đều thua đối thủ Donald Trump.
Phát biểu trước người ủng hộ tại Đại học Howard ở thủ đô Washington ngày 6/11, Phó Tổng thống Harris đã thừa nhận thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, đồng thời cam kết chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính quyền mới.
Việc bà Harris thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng vừa qua cho thấy, truyền thống bầu chọn cho vị trí cao nhất của nước Mỹ trong suốt hơn 200 năm kể từ khi lập nước đến nay vẫn không thay đổi. Cơ hội để bà Harris tạo ra bước đột phá trong lịch sử chính trường Mỹ khi là người phụ nữ đầu tiên, người phụ nữ Mỹ gốc Á - Phi đầu tiên trở thành tổng thống của xứ sở cờ hoa đã không thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, những gì mà bà Harris đã làm được trong suốt sự nghiệp chính trị của mình những năm vừa qua cho thấy những nỗ lực phá bỏ mọi rào cản vô hình của một người phụ nữ làm chính trị, thách thức các khuôn mẫu và đã truyền cảm hứng cho thế hệ lãnh đạo nữ mới thuộc mọi sắc tộc rằng không có giới hạn nào là không thể vượt qua.
" alt="Cựu trợ lý nêu cơ hội để bà Harris trở thành tổng thống Mỹ">Cựu trợ lý nêu cơ hội để bà Harris trở thành tổng thống Mỹ
-
1. Cơ sở hạ tầng hiện đại: Curacao sở hữu cây cầu cao nhất vùng Caribbean. Sửa chữa tàu là ngành công nghiệp lớn nhất trên đảo. Những công trình đồ sộ ở đảo quốc này sẽ khiến bạn có cảm giác như đang lạc vào thế giới Disneyland.2. Tiệc tùng nhộn nhịp:Cuộc sống ở Curacao trở nên sôi động hơn về đêm với các lễ hội âm nhạc, quán bar có DJ và nhạc sống. Dành một đêm để hòa mình vào không khí sôi động nơi đây sẽ giúp bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi. 3. Thiên đường ẩm thực trên xe tải: Đến Curacao, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy truk di pan (xe tải bánh mì). Những chiếc xe tải đủ màu sắc chở đầy thức ăn đã có mặt trên đảo hơn 30 năm. Món sườn, khoai tây chiên ngập nước sốt đậu phộng đã làm nên thương hiệu của những chiếc xe chuyên xuất hiện vào ban đêm. Giá một phần ăn chỉ dao động từ 7 USD. 4. Phù hợp với mọi đối tượng: Đảo quốc Curacao có nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với mọi độ tuổi. Dù bạn đi với nhóm bạn, gia đình, người già hay trẻ nhỏ, nơi đây đều đáp ứng đầy đủ dịch vụ thú vị để trải nghiệm. Những du khách yêu thích khám phá có thể tham gia lặn biển. Các dịch vụ lưu trú cũng đa dạng cho bạn lựa chọn, từ khu nghỉ dưỡng 5 sao đến nhà trọ bình dân. Với hơn 40 bãi biển trên đảo, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm thấy thiên đường cho riêng mình. 5. Thiên đường lặn biển: Nhiều xác tàu đắm nằm dưới lòng đại dương đã khiến dịch vụ lặn ở Curacao trở nên thú vị và bí ẩn hơn. Dù không phải là một thợ lặn chuyên nghiệp, bạn cũng có thể tìm thấy tour phù hợp với cấp độ của mình. Khu vực lặn khám phá tàu đắm chỉ cách mực nước biển 5 mét nên hoàn toàn phù hợp với cả thợ lặn không chuyên. 6. Hầu như không có bão:Đến đảo quốc xinh đẹp này, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề thời tiết. Cơn bão lớn cuối cùng đã xảy ra từ 60 năm trước và những cơn mưa cũng hiếm hoi. 7. Vùng đất màu sắc: Vào những năm 1800, thống đốc Curacao đã bị đau nửa đầu vì mặt trời chiếu sáng xuống những ngôi nhà sơn trắng trên đảo. Bởi vậy, ông đã hướng dẫn người dân địa phương sơn nhà của họ bằng nhiều màu khác nhau. Truyền thống này đã được lưu giữ đến tận ngày nay để góp phần thể hiện văn hóa phong phú, sôi động của hòn đảo. Khám phá thiên đường ẩm thực trên xe tải ở CuracaoTạm xa những chốn sang trọng tại Curacao, bạn có thể thưởng thức món sườn trên xe tải được xem như đặc sản ở quốc đảo này. Đến nơi một trái sầu riêng có thể lên giá tới 730 triệu/trái
Những trái sầu riêng với chất lượng tốt nhất ở trang trại có thể bán được giá lên tới 25.000 bảng Anh/ trái (khoảng 730 triệu đồng).
" alt="7 lý do khiến bạn muốn đặt chân đến Curacao">7 lý do khiến bạn muốn đặt chân đến Curacao
-
Kèo vàng bóng đá nữ Barcelona vs nữ Wolfsburg, 00h45 ngày 28/3: Khó tin chủ nhà
-
Diễn ra từ 19h đến 21h30 các tối Chủ Nhật (2/6, 9/6, 16/6, 23/6, 30/6, 7/7) trong khuôn khổ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Lễ hội Carnaval đường phố DIFF 2019 sẽ thổi vào bầu không khí mùa hè Đà Nẵng những con sóng sôi động, tưng bừng của âm nhạc, của nghệ thuật đường phố, cùng sự rực rỡ sắc màu của nghệ thuật trình diễn cũng như tạo hình xe hoa, trang phục… Được đầu tư và tổ chức bởi Sun Group, đây là sự kiện đồng hành đặc biệt nhất mỗi mùa pháo hoa quốc tế Đà Nẵng. Mỗi năm, Lễ hội Carnival đường phố lại khiến du khách và người dân đến thành phố sông Hàn được sống trong rộn rã tưng bừng. Và Carnaval đường phố DIFF2019, với sự tham dự của hơn 80 vũ công quốc tế chuyên nghiệp, 4 xe hoa được tạo hình, trang trí cầu kỳ,đại diện cho 8 quốc gia tham dự DIFF sẽ tạo nên những không gian lễ hội cuốn hút từ nghệ thuật trình diễn cho đến sắc màu trang phục.
Lễ hội đường phố Diff 2018. Năm nay, thay vì đoàn diễu hành Carnival đường phố cùng xuất phát từ một điểm và diễu hành qua nhiều tuyến phố, 80 nghệ sỹ và 4 xe hoa sẽ chia thành hai nhóm, diễu hành từ 2 điểm xuất phát là Cầu Sông Hàn và KS Novotel Danang Premier Han River về hướng sân khấu chính là quảng trường trước UBND Thành phố Đà Nẵng cũ trên đường Bạch Đằng. Trên hành trình diễu hành, các nhóm nghệ sỹ cùng xe hoa sẽ dừng lại biểu diễn và giao lưu cùng khán giả, tạo nên những không gian âm nhạc và nghệ thuật đường phố sôi động ngày cuối tuần.
Giống như một cuộc du ngoạn tới 8 đất nước tham dự DIFF 2019, du khách và người dân hòa mình trong Carnaval đường phố DIFF 2019 sẽ được thấy một nước Bỉ ngọt ngào, một Trung Quốc năng động, một Brazil cuồng nhiệt, Phần Lan rực rỡ, Ý thời trang, Vương Quốc Anh cá tính, Nga lộng lẫy và một Việt Nam giàu truyền thống, qua âm nhạc và nghệ thuật đường phố đặc trưng của các nước.
Trên nền nhạc sôi động của những bài hát nổi tiếng nhất mọi thời đại, bước chân du khách như bị cuốn vào say mê, nhún nhảy theo mỗi điệu vũ cuồng say của các nghệ sỹ. Dàn nghệ sĩ châu Âu sẽ còn phủ lên xứ Đà Thành một không gian nghệ thuật đường phố chuẩn Châu Âu với tiết mục nhân tượng đặc sắc. Xiếc, vũ đạo, âm nhạc rộn ràng, Carnaval đường phố 2019 tạo thành bữa tiệc nghệ thuật di động hấp dẫn nhất từ trước tới nay tại thành phố sông Hàn, truyền cảm hứng phấn khích và cuốn những tâm hồn rạo rực vào cuộc vui bất tận mang hương vị mùa hè Đà Nẵng.
4 xe hoa là 4 sân khấu nhỏ sôi động được thiết kế lãng mạn với cảm hứng từ những loài hoa đặc trưng của các quốc gia. Mỗi xe hoa tượng trưng cho một đêm pháo hoa với cuộc so tài của hai quốc gia. Hoa Sen loài hoa đặc trưng cho Việt Nam với nét đẹp thuần khiết sẽ sánh vai cùng hoa Hướng Dương mang vẻ đẹp kiên cường, mãnh liệt của nước Nga. Hoa Anh Túc mang nét đẹp cháy bỏng si mê của vương quốc Bỉ kết đôi cùng Lan Cattleya với đủ màu sắc sặc sỡ đại diện cho quốc gia lễ hội Brazil. Xe hoa đại diện cho Ý và Phần Lan sẽ mang hình tượng hoa Rum tinh khôi, mỏng manh và hoa Lan Chuông tao nhã, thanh khiết. Mẫu Đơn đỏ toát lên nét phú quý đại diện chođất nước Trung Quốc sẽlàm bạn cùng Hoa Hồng Tudo biểu tượng hòa bình của Vương quốc Anh. Các nghệ sỹ đại diện của mỗi quốc gia trên xe hoa cũng sẽ mang những trang phục hoa biểu tượng của đất nước đó. Họ giống như những đóa hoa sống động nhảy múa trong vườn hoa rực rỡ sắc màu.
Mô hình xe hoa Diff 2019 Bước xuống phố, để hòa vào vườn hoa đó, phiêu trong vũ điệu samba nóng bỏng của Brazil hay những vũ điệu ngẫu hứng mang phong cách Nga. Vũ khúc Tarantella truyền thống sẽ đưa bạn tới nước Ý, Morris sẽ là điệu nhảy truyền thống của Anh. Mỗi đêm Carnaval đường phố, những vũ điệu đặc trưng của hai quốc gia thi đấu trong tuần tiếp theo của DIFF sẽ được biểu diễn trước khi cả đoàn nghệ sỹ cùng “tấu lên” những màn nghệ thuật tưng bừng của 8 nước tham gia DIFF. 4 xe hoa sẽ kết thành phông nền rực rỡ để du khách có thể chụp hình check-in Lễ hội. Các nghệ sỹ sẽ mời du khách, khán giả “vào vai diễn”, để cùng họ trình diễn trên sân khấu đường phố, trong tiếng vỗ tay hưởng ứng nồng nhiệt đám đông.
Với những du khách trót mang trong mình tình yêu mãnh liệt với mảnh đất Đà thành duyên dáng, chắc chắn đã đặt lịch để không lỡ hẹn với bữa tiệc Carnaval đường phố sôi động này. Còn những du khách chưa có cơ hội trải nghiệm điều kỳ diệu mang tên DIFF, rất nên thử một lần tận hưởng cái cảm giác được sống trong thế giới hội hè tuyệt vời này.
PV
" alt="Tháng 6, Đà Nẵng không chỉ rực rỡ lễ hội pháo hoa">Tháng 6, Đà Nẵng không chỉ rực rỡ lễ hội pháo hoa