Sáng nay, 8/12, nhóm người dùng sử dụng xe Mazda 3 đã có buổi làm việc với Phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD), Cục Quản lý cạnh tranh về vụ việc xe Mazda 3 gặp lỗi đèn báo lỗi động cơ. Trong buổi làm việc, gần 20 người dùng, đại diện cho gần 200 người dùng đang gặp phải lỗi này tỏ ra rất bức xúc về cách xử lý của Trường Hải trong hơn 4 tháng qua.
Trong “tâm thư” của mình, ông Trương Đăng Hải (Thành phố Thái Nguyên), đại diện cho nhóm người dùng làm việc với Bộ Công thương cho biết: "Với một chiếc xe hiện đèn check mà trong kỹ thuật gọi là “đèn báo lỗi động cơ”, vậy đó có phải là lỗi không? Có lỗi không phải là sản phẩm hoàn chỉnh mà là một sản phẩm khuyết tật. Và nếu là sản phẩm này khuyết tật thì có thể khẳng định Thaco đối xử với chúng tôi đến giờ là không đúng rồi".
Ông Hải cũng cho hay, kể từ khi phát hiện đèn báo lỗi động cơ, người dùng đã theo dõi, cập nhật tin tức từ việc kỹ sư Nhật Bản sang và phía Mazda đang tích cực tìm nguyên nhân. Nhưng, trong suốt 4 tháng, ngoài thông báo về việc người dùng tự mang xe đến trạm để khắc phục thì Thaco tỏ ra trốn tránh trách nhiệm và ứng xử không chuyên nghiệp. Ông cũng so sánh với vụ việc Mazda xuất hiện đèn báo lỗi tại Mỹ, Mazda gửi thư cho từng khách hàng, nhưng ở Việt Nam khách hàng lại không được ứng xử như vậy.
![]() |
Ngoài ra, ông Hải cho biết thêm, trước đó, báo Dân trí cũng đăng tải thông báo từ Thaco về việc sẽ nhận cam kết bảo hành động cơ đối với cả những động cơ hết bảo hành (điều kiện là bảo hành dưới 10.000km hoặc 3 năm tùy điều kiện nào đến trước. Thế nhưng, ngay sau đó, chính Thaco lại đưa ra thông báo khuyến cáo người tiêu dùng trái ngược với những thông tin đã đưa. Thậm chí, nhiều người dùng (sau khi đã có thông báo vệ sinh kim phun miễn phí) vẫn bị đại lý thu phí dịch vụ này như bình thường.
Theo thông tin từ Thaco, công ty đã bán ra được khoảng 4.000 chiếc Mazda 3, hãng ghi nhận khoảng 170 trường hợp xe lỗi. Tuy nhiên, theo danh sách được tổng hợp bởi câu lạc bộ Mazda 3 Club, diễn đàn quy tụ những người dùng và yêu thích dòng xe này tại Việt Nam trên mạng xã hội Facebook, đã có khoảng 200 xe xuất hiện lỗi đèn báo Check-engine (và con số có thể tiếp tục tăng lên). Trong số đó, rất nhiều trường hợp đã gặp phải lỗi này ít nhất 2 lần trở lên kể cả khi đã vệ sinh kim phun. Điều này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố của Trường Hải đưa ra từ trước đó.
![]() |
Trong buổi làm việc, ngoài ý kiến của ông Trương Đăng Hải, nhiều người dùng cũng bức xúc và bày tỏ sự không đồng tình với việc Thaco trả lời cơ quan quản lý (ở đây là Cục quản lý cạnh tranh) rằng sau khi vệ sinh kim phun, xe sẽ không xuất hiện tình trạng đó.
Ông Phạm Minh Tuấn (Hà Nội) cho biết, chiếc xe Mazda 3 mà ông đi đã 3 lần báo lỗi động cơ. Lần đầu tiên chiếc xe báo lỗi khi mới chỉ vận hành được 600km. Ông được tư vấn đi cạn bình xăng, đổ xăng mới thì hiện tượng đèn báo lỗi động cơ sẽ mất. Tuy nhiên, khi đi được khoảng 800 km (tức chỉ thêm 200km) thì đèn báo lỗi lại xuất hiện. Tại thời điểm xe đi được 4.872 km, xe tiếp tục báo lỗi lần 3. Ông cho hay: đã “liều” đi đến mốc 5000 km và đi bảo hành đúng đợt chuyên gia Nhật Bản sang Việt Nam. Song việc thay thế kim phun cho chiếc xe của ông (được đại lý và chuyên gia thực hiện) lại hoàn toàn không được đề cập đến trong các hóa đơn chứng từ. Nhiều người dùng khác (có mặt trong buổi làm việc) cũng đồng tình với việc này.
" alt=""/>Người dùng Mazda 3: 'Chúng tôi cần một lời xin lỗi'![]() |
Nội dung phao tin, bịa đặt sai sự thật đã bị phạt 12,5 triệu đồng. Ảnh NLĐ |
Tổng Công ty cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội (Habeco) gửi đơn tố giác đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an đề nghị điều tra thông tin sai sự thật trên mạng xã hội của Vĩnh.
Qua xác minh, ngày 30/8, Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An đã ra quyết định xử phạt hành chính Vĩnh 12,5 triệu đồng.
Sự việc này là lời cảnh báo đối với những người sử dụng mạng xã hội, không phải trên mạng xã hội thích nói gì thì nói. Để góp góc nhìn về pháp luật và cảnh báo đến cộng đồng về hiện tượng xúc phạm, vu khống tổ chức cá nhân trên mạng xã hội, PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình, Đoàn luật sư Tp HCM) để hiểu rõ hơn về vụ việc.
![]() |
Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư Tp HCM) |
Thưa luật sư, vụ việc lên Facebook bịa đặt thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín của một hãng bia đã được xử lý. Nhìn từ góc độ luật pháp, luật sư có lưu ý gì với cộng đồng khi sử dụng mạng xã hội?
Hiện nay, nhiều người dân cứ nhầm tưởng lên mạng xã hội thích nói gì thì nói nên đã có nhiều phát biểu, bình luận xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự, vu khống đến nhiều tổ chức, cá nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Pháp luật không những điều chỉnh các hành vi, giao dịch trong cuộc sống thực hàng ngày mà các giao dịch trên mạng xã hội pháp luật vẫn điều chỉnh. Do vậy, khi người dân thực hiện bất kỳ hành vi nào trên mạng xã hội cũng cần suy nghĩ và xem xét xem hành vi của mình có bị pháp luật cấm hay không, hành vi của mình có ảnh hưởng đến quyền lợi người khác không
Nhiều người cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Quan điểm của luật sư thế nào?
Hành vi có động cơ vụ lợi, trong việc bịa đặt thông tin, lan truyền thông tin bịa đặt về mặt hành chính đã được điều chỉnh cụ thể tại Nghị Định 72/2013/NĐ- CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, cụ thể tại điều 5 của Nghị định đã quy định nghiêm cấm đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
Ngoài ra, Theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng.
Tùy mức độ, tính chất hành vi, hậu quả mà cũng có thể bị xử lý về mặt hình sự về Tội vu khống.
Tuy nhiên, theo tôi những hành vi trên chỉ nên dừng mức xử phạt hành chính và cần tăng mức xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm. Riêng những người bị xúc phạm, bị vu khống, bị thiệt hại thì có thể được quyền yêu cầu bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự. Nhưng hiện nay việc bồi thường là thấp và người yêu cầu bồi thường phải chứng minh tổn thất nên rất khó khăn do vậy tôi nghĩ cần tăng mức bồi thường tổn thất lên so với quy định hiện tại. Chỉ nên xử lý về mặt hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm...
Thực tiễn hoạt động nghề luật sư, ông có nhận thấy hiện tượng bịa đặt, bôi xấu nhau trên mạng xã hội diễn ra khá phố biến, không?
Tôi nhận thấy rất nhiều, vài năm trở lại đây tôi đã nhận bảo vệ cho nhiều thân chủ bị xúc phạm, bôi nhọ, nói xấu, vu khống trên facebook ở Tp HCM và các tỉnh lân cận.
Luật sư có lý giải gì về hiện tượng này?
Do mạng xã hội cũng mới vào Việt Nam cũng chưa phải lâu và do đủ mọi tầng lớp đều được sử dụng miễn phí và công nghệ phát triển như hiện nay nên từ thành thị đến nông thôn ở Việt nam hầu như ai cũng sử dụng mạng xã hội. Do nhận thức còn chưa cao, ý thức pháp luật còn thấp, chưa biết coi trọng quyền nhân thân, danh dự người khác, tư tưởng sống "lệ làng", hay do tính cách người Việt chúng ta hay nói là "nhiều chuyện" hay xen vào chuyện người khác còn ăn sâu trong tư tưởng nhiều người Việt nên chưa nhận thức hết được hành vi của mình trên mạng xã hội.
Do công nghệ phát triển quá nhanh, nhiều người Việt thích ứng không kịp nên đã không biết cách sử dụng mạng xã hội cho thích hợp, không hiểu hết chức năng và tác dụng của mạng xã hội có tính chất lan truyền, chia sẽ... đến nhiều người, cộng đồng...
Theo luật sư, cần làm gì để giảm bớt tình trạng bất tuân pháp luật trong hoạt động trên mạng xã hội?
Theo tôi trước tiên cần hoàn thiện các quy định pháp luật, cần quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi vi phạm trên mạng xã hội. Thẩm quyền và chức năng của cơ quan nhà nước khi xử phạt các hành vi này.
Cần tăng mức chế tài, tăng số tiền xử phạt để tạo tính răn đe cho người vi phạm.
Quan trọng nhất chúng ta phải có nhiều buổi tuyên truyền pháp luật tại các trường học, khu phố, xóm, thôn, ủy ban...để tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật cũng như ý thức, nhận thức sử dụng mạng xã hội của người dân. Cần nâng cao nhân cách của học sinh, sinh viên trong nhà trường qua việc giáo dục, dạy dỗ các em từ lúc nhỏ hình thành một nhân cách biết tôn trọng người khác, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác để tạo cho các em một cách sống lành mạnh, chấp hành pháp luật và tôn trọng con người.
Xin cảm ơn luật sư!
" alt=""/>Vụ 'phao tin Trung Quốc mua hãng bia trên Facebook': Bài học cảnh báo!Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi nó có thể giúp các chuyên gia pháp y tái dựng khuôn mặt của một kẻ tội phạm chỉ từ vết tích gene DNA mà cảnh sát thu thập được tại hiện trường.
![]() |
Một số đường nét trên khuôn mặt có mối liên hệ mật thiết với gene |
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học nhận ra một số biến thể gene nhất định sẽ ảnh hưởng, thậm chí quyết định các đường nét trên khuôn mặt người. Hiện tại, số lượng gene được xác định mới ở phạm vi hạn chế, chủ yếu liên quan đến kích thước và hình dạng khuôn mặt, tuy nhiên nếu đi đúng hướng và có thêm thời gian, họ sẽ có thể hiểu thêm nhiều điều về cơ chế phát triển mặt người một cách bình thường lẫn bất thường.
Để đi tới kết luận, ê kip nghiên cứu đã ròng rã phân tích 20 đặc điểm khuôn mặt được đo từ hình ảnh 3D của hơn 3000 tình nguyện viên khỏe mạnh, tất cả đều là người châu Âu. Ngoài kích thước mũi, khoảng cách giữa hai mắt, chiều ngang khuôn mặt thì gene cũng có liên hệ mật thiết với khoảng cách giữa mắt và môi.
Trong bài báo được đăng tải trên tạp chí khoa học Plos Genetics, các tác giả đã mô tả "công trình nghiên cứu di truyền học" của mình khá kỹ càng. Ngoài ảnh chụp, họ cũng kiểm tra gần 1 triệu biến thể gene SNP khác nhau trong hệ gene người. Thông qua phương pháp phân tích mới (có xét đến kết quả của 2 nghiên cứu trước đó), họ đã có những phát hiện thú vị. "Ngoài việc phát hiện ra mối liên hệ giữa những đường nét khuôn mặt với DNA, chúng tôi cũng nhận thấy kể cả một số khuyết tật trên mặt cũng là do biến thể gene gây ra", Tiến sĩ Seth Weinberg, đồng tác giả nghiên cứu cho hay.
"Những nghiên cứu như thế này sẽ giúp chúng ta hiểu được vai trò của gene trong việc hình thành nên khuôn mặt người. Tất nhiên nếu mở rộng phạm vi gene khảo sát, họ sẽ phải cần nhiều mẫu và có cách tiếp cận tổng hợp hơn", Plos Genetics nhận định. Một lĩnh vực ứng dụng rất tiềm năng của nghiên cứu này chính là điều tra pháp y, khi các nhà khoa học có thể tái dựng khuôn mặt của thủ phạm dựa trên những bằng chứng thu thập được tại hiện trường.
T.Y
" alt=""/>Sắp nhận dạng được tội phạm chỉ nhờ gene DNA