Thị trường khả quan hơn trong phiên sáng nay (12/9). Các chỉ số trên toàn thị trường đều ghi nhận trạng thái tăng điểm. VN-Index tăng 4,83 điểm tương ứng 0,39% lên 1.258,1 điểm; HNX-Index tăng 0,75 điểm tương ứng 0,32% lên 232,2 điểm và UPCoM-Index tăng 0,23 điểm tương ứng 0,25% lên 92,55 điểm.
Thanh khoản thị trường rất thấp. Theo đó, trong khi những người cầm tiền vẫn thận trọng và tiếp tục đứng ngoài quan sát thì áp lực bán đã giảm rất nhiều, nguồn cung cổ phiếu đã cạn dần.
Bức tranh thị trường phiên sáng 12/9 (Nguồn: VNDS).
AGM của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), doanh nghiệp được mệnh danh "vua gạo" một thời, vẫn gây chú ý khi tăng trần ngay thời điểm mở cửa.
Mã này tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 3.470 đồng, khớp lệnh khiêm tốn với 71.000 đơn vị, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần tới 361.800 cổ phiếu, vượt xa khối lượng khớp lệnh. Phiên này là phiên thứ 3 liên tục mã này tăng trần.
AGM vừa bị đưa vào diện kiểm soát theo quyết định của HoSE do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp. Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Thị trường phiên sáng nay, cổ phiếu ngành thực phẩm và đồ uống nhìn chung khởi sắc. Ngoài diễn biến tăng trần tại AGM thì các mã khác cũng tăng giá khá tích cực: LSS tăng 2,6%; SBT tăng 2%; BAF tăng 1,6%; CMX tăng 1,5%; SAB tăng 1,1%; MCM, VHC, DBC, IDI, MSN, FMC, VNM, ASM, NAF, ANV đều bật sắc xanh.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG hôm nay "hồi sinh" ngoạn mục, tăng trần lên 409.600 đồng, trắng lệnh bán và có dư mua giá trần. Mức tăng của mỗi đơn vị cổ phiếu VNZ hôm nay là 53.400 đồng.
Diễn biến giá VNZ sáng nay (Nguồn: VDSC).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết tăng và đã góp phần nâng đỡ VN-Index, giúp chỉ số hồi phục. Đáng chú ý là các mã lớn như VCB, BID, TCB, SHB, VPB, ACB, MBB, TPB, SSB đều tăng giá. Nhiều cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng pha. Một loạt mã chứng khoán tăng nhẹ: AGR, CTS, FTS, VND, VCI, BSI, EVF, VIX.
Loạt cổ phiếu đầu ngành trong rổ VN30 cũng có diễn biến khá tích cực. FPT tăng 0,8%; GVR tăng 2,1%; POW tăng 1,2%; SAB tăng 1,1%; MSN, VNM, GAS, VJC cũng tăng.
Ngành bất động sản phân hóa. Trong đó, phái tăng có sự góp mặt của QCG với mức tăng 4,3%; CCL tăng 4,8%; DTA tăng 3,8%; TLD tăng 3,8%. VHM, VRE, HDG tăng. Ngược lại, NVL tiếp tục giảm sâu, mất 3,4% còn 11.450 đồng, khớp lệnh 11,8 triệu đơn vị. NVT, VRC, NBB, NTL, DXS, VIC giảm.
" alt=""/>Cổ phiếu VNG hồi sinh ngoạn mục, một mã lương thực tăng trần liên tụcBà Trương Nguyễn Thiên Kim vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap. Bà Kim là vợ ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap.
Bà Kim cũng được biết đến là chủ chuỗi cafe Katinat, Phê La. Chuỗi đồ uống Katinat thuộc sở hữu của Công ty cổ phần Café Katinat và bà Kim góp hơn 84,2% vốn để thành lập công ty này.
Bà Thiên Kim - chủ chuỗi cafe Katinat - vừa bán ra 13,2 triệu cổ phiếu VCI.
Ngoài ra, nữ doanh nhân còn được biết đến khi đảm nhận chức vụ ở nhiều doanh nghiệp khác như Thành viên HĐQT tại Công ty cổ phần Sữa quốc tế (mã chứng khoán: IDP), Thành viên HĐQT độc lập tại Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Bến Thành (mã chứng khoán: BTT), Thành viên ban kiểm soát tại Công ty cổ phần Bến xe miền tây (mã chứng khoán: WCS).
Giao dịch tại Chứng khoán Vietcap của bà Kim được thực hiện từ ngày 4/9 đến ngày 11/9. Trong thời gian này, cổ phiếu VCI dao động trong khoảng 33.690-35.310 đồng/đơn vị. Ước tính theo giá trị khớp lệnh trên sàn, bà Kim thu về hàng trăm tỷ đồng.
Sau giao dịch, bà Kim giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,17% xuống còn 2,18%, không còn là cổ đông lớn tại Chứng khoán Vietcap. Còn ông Tô Hải hiện sở hữu hơn 99,1 triệu cổ phiếu VCI, tỷ lệ 22,44% vốn.
Tổng số cổ phần 2 vợ chồng ông Hải, bà Kim sở hữu tại Chứng khoán Vietcap là hơn 108,7 triệu cổ phiếu VCI, tương đương khoảng 3.600 tỷ đồng.
" alt=""/>Bà chủ chuỗi Katinat bán 13,2 triệu cổ phiếu VCI, thu về hàng trăm tỷ đồngSáng 22/11, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long báo cáo tóm tắt dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi.
Đề xuất tăng 5.000 đồng/bao với thuốc lá điếu từ năm 2026
Về thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá, theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chính phủ đề xuất giữ nguyên mức thuế suất 75% và bổ sung mức thuế tuyệt đối theo lộ trình tăng từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030.
Việc này nhằm góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026-2030 và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO (75%) với 2 phương án.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình (Ảnh: Phạm Thắng).
Phương án 1 là đối với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao (từ năm 2026), 4.000 đồng/bao (từ năm 2027), 6.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 20.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 40.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 20.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 40.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phương án 2 là đối với thuốc lá điếu là 5.000 đồng/bao (từ năm 2026), 6.000 đồng/bao (từ năm 2027), 7.000 đồng/bao (từ năm 2028), 8.000 đồng/bao (từ năm 2029), 10.000 đồng/bao (từ năm 2030).
Đối với xì gà là 50.000 đồng/điếu (từ năm 2026), 60.000 đồng/điếu (từ năm 2027), 70.000 đồng/điếu (từ năm 2028), 80.000 đồng/điếu (từ năm 2029), 100.000 đồng/điếu (từ năm 2030).
Đối với thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm là 50.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2026), 60.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2027), 70.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2028), 80.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2029), 100.000 đồng/100g hoặc 100ml (từ năm 2030).
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi cả 2 phương án về lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối tại dự thảo luật gửi xin ý kiến đã được cân nhắc tính toán trên cơ sở các yếu tố như giá thuốc lá tại Việt Nam đang ngày càng rẻ so với thu nhập, dẫn đến sức mua thuốc lá tăng; gánh nặng chi phí y tế liên quan đến bệnh tật do thuốc lá gây ra...
Bên cạnh đó, theo phương án 2 thì tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 42,1% (2025) xuống còn 39,7% vào năm 2026 và đến năm 2030 giảm xuống còn 38,5%. Tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ tăng từ 36% (2025) lên 52,4% vào năm 2026 và đến năm 2030 tăng lên 59,4%.
Chính phủ cho rằng, phương án 2 có khả năng giảm tiêu thụ nhanh hơn, sớm hơn và ở mức độ lớn hơn để gần tiếp cận đến mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên đề ra tại Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá (xuống dưới 36% trong giai đoạn 2026-2030) và hướng tới đạt tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ thuốc lá theo khuyến nghị của WHO (75%).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh báo cáo thẩm tra (Ảnh: Phạm Thắng).
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, lộ trình tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá theo phương án 2 góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách trong định hướng tiêu dùng và phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước.
Giá bán rượu, bia năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025
Đối với mặt hàng rượu, bia, Chính phủ đề xuất quy định thuế suất theo tỷ lệ phần trăm tăng theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt mục tiêu tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO.
Đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 40%, 45%, 50%, 55%, 60% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đối với mặt hàng bia, phương án là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 70%, 75%, 80%, 85%, 90% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phương án 2 là tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ nghiêng về phương án 2, bởi theo phương án này thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo mỗi năm giá bán sẽ tăng 2-3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo.
Chính phủ cho rằng, với phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.
Thẩm tra nội dung này, ông Lê Quang Mạnh nêu, đa số ý kiến đồng tình với việc tăng thuế như phương án 2. Một số ý kiến đề nghị cân nhắc tính toán, đề xuất mức tăng hợp lý để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, việc quy định thuế suất đối với bia bằng thuế suất đối với rượu trên 20 độ là chưa thực sự phù hợp vì tác hại của rượu hay bia phụ thuộc chính vào nồng độ cồn.
Bổ sung nước giải khát hàm lượng đường trên 5g/100ml chịu thuế TTĐB
Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát theo tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%.
Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí với việc bổ sung sản phẩm này vào diện chịu thuế TTĐB, tuy nhiên một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc thêm.
" alt=""/>Đề xuất tăng thuế với rượu bia; nước giải khát có đường chịu thuế TTĐB