Dựa trên công nghệ mRNA, vắc xin sử dụng các đoạn mã di truyền từ khối u của bệnh nhân để dạy cơ thể chống lại ung thư.
Vắc xin được tiêm cho những người bệnh đã phẫu thuật để ngăn khối u quay trở lại và được điều chỉnh cho phù hợp với từng bệnh nhân, không có các mũi tiêm giống nhau.
Điều này đồng nghĩa vắc xin có thể rất đắt. Các loại vắc xin ung thư tương tự đang được thử nghiệm có giá khoảng 100.000 USD với mỗi mũi tiêm riêng lẻ.
Hai hãng dược sẽ chia sẻ chi phí sản xuất, thương mại và lợi nhuận nếu vắc xin được đưa ra thị trường.
Công nghệ mRNA đang dẫn đầu các phương pháp chữa trị ung thư tiềm năng sau khi giải pháp này phát triển nhanh chóng trong đại dịch, cho ra đời 2 loại vắc xin Covid-19 thành công nhất - do Pfizer và Moderna sản xuất.
Trong nghiên cứu giai đoạn hai, 157 bệnh nhân được tiêm vắc xin cá nhân hóa cùng với thuốc điều trị miễn dịch.
Họ được so sánh với một nhóm đối chứng, những người cũng có khối u ác tính nguy cơ cao nhưng chỉ tiêm thuốc điều trị miễn dịch. Thử nghiệm đã diễn ra trong một năm qua.
Nếu chứng tỏ được hiệu quả, vắc xin sẽ được thử nghiệm trong một nhóm lớn hơn nhiều với hàng nghìn bệnh nhân.
Vắc xin sử dụng DNA lấy từ khối u của mỗi bệnh nhân. Đoạn mã di truyền này sau đó được chèn vào RNA thông tin - phân tử mang các chỉ dẫn của tế bào để tạo ra protein.
Khi vào bên trong cơ thể, mRNA chuyển đoạn mã này đến các tế bào của con người, dạy chúng nhận ra và tấn công các tế bào ung thư (nếu quay trở lại). Mục tiêu là cơ thể có thể tiêu diệt tế bào ung thư trước khi sinh sôi và hình thành các khối u.
Vắc xin này đang được tiêm 3 tuần một đợt, mỗi đợt 9 liều, cùng với một đợt thuốc điều trị miễn dịch, 3 tuần một lần.
Tiến sĩ Stephen Hoge, Chủ tịch của Moderna, cho biết ông vui mừng về tương lai và tác động tiềm năng của mRNA như một mô hình điều trị mới trong việc kiểm soát ung thư.
Với việc thị trường vắc xin Covid-19 dự kiến sẽ giảm trong tương lai gần, Moderna đã chuyển sự đầu tư sang các loại vắc xin khác.
![]() |
Sau hai năm nghiên cứu từ tháng 07/2018 đến 06/2020, đề tài ‘Nghiên cứu, xây dựng hệ thống hỗ trợ bảo vệ, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu trong hoạt động Chính phủ điện tử’ do Viện Công nghệ mô phỏng chủ trì thực hiện đã hoàn tất. Đề tài đã được Hội đồng Bộ KH&CN nghiệm thu vào tháng 9 vừa qua.
Với mục tiêu bảo vệ dữ liệu theo danh mục bí mật nhà nước thông qua kiểm soát truy cập dữ liệu qua các thiết bị ngoại vi (USB, HDD, CD/DVD), qua in ấn hay thông qua các ứng dụng mạng (email, website), nhóm nghiên cứu do TS. Hoàng Tuấn Hảo làm chủ nhiệm đề tài đã phát triển thành công phần mềm chống rò rỉ dữ liệu ở máy tính đầu cuối, phần mềm trung tâm để bảo vệ, ngăn chặn rò rỉ dữ liệu có nội dung mật.
Đi kèm đó là các báo cáo tổng quan về phương pháp, quy trình và những kịch bản có thể xảy ra cùng tài liệu phân tích, hướng dẫn có liên quan.
Để thực hiện đề tài này, nhóm tác giả đã sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong lĩnh vực IT hiện nay như học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại tài liệu mật, từ đó mã hóa dữ liệu và kiểm soát truy cập thông qua cả ba trạng thái là dữ liệu lưu trữ nội bộ, dữ liệu đang sử dụng và dữ liệu truyền qua mạng. Việc kiểm soát, quản lý truy cập sử dụng hệ thống NCR hỗ trợ báo cáo, thống kê theo người dùng, thời gian, thiết bị một cách trực quan, dễ sử dụng.
Kết quả cụ thể là bước đầu nhóm tác giả dự kiến chuyển giao sản phẩm Hệ thống hỗ trợ bảo vệ ngăn chặn rò rỉ dữ liệu cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Từ đây, nhóm tác giả kỳ vọng việc triển khai thành công sẽ góp phần nâng cao bảo đảm an toàn thông tin của các đơn vị trong hoạt động Chính phủ điện tử.
Phương Nguyễn
Bảo đảm ATTT là một nhiệm vụ trong Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025 của Bộ KH&CN.
" alt=""/>Hoàn thiện giải pháp bảo vệ dữ liệu cho Chính phủ điện tử