Nhóm sinh viên ngành phần mềm của FPT Edu, tác giả ứng dụng Let’s Talk.
Trong thời đại 4.0, nếu Internet được mệnh danh là công cụ kết nối vạn vật thì tiếng Anh lại là thứ ngôn ngữ khiến vạn vật trên thế giới trở nên gần nhau hơn. Thế nhưng, theo xếp hạng của English Proficiency Index, Education First, chỉ số năng lực Anh ngữ của Việt Nam lại có xu hướng giảm trong vòng 2 năm gần đây,. Lý do chủ yếu đến từ sự phát triển nhanh chóng của các nước nói Tiếng Anh trong khi Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, và sự thiếu hụt kỹ năng nghe – nói của người Việt.
Học tập bằng giáo trình 100% tiếng Anh, từng mày mò tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ việc học và sử dụng ngôn ngữ này, nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm của Tổ chức giáo dục FPT (FPT Edu) gồm Phạm Thị Minh Anh, Nguyễn Duy Quang, Vũ Quang Minh, Trần Như Quỳnh và Đặng Anh Tuấn đã có nhiều trải nghiệm học tiếng Anh trực tuyến nhưng dường như không một sản phẩm nào đáp ứng đủ nhu cầu của nhóm.
Có ý tưởng tự làm một phần mềm luyện nói tiếng Anh, tùy chỉnh tính năng phù hợp và tạo hứng thú cho giới trẻ học ngôn ngữ này, nhóm sinh viên FPT Edu dưới sự dẫn dắt của thầy Bùi Ngọc Anh đã hiện thực hóa mong muốn ấy trong khoảng 3 tháng và lần đầu giới thiệu sản phẩm của mình tại đợt bảo vệ đồ án tốt nghiệp mới đây.
Sản phẩm của nhóm là phần mềm mang tên Let’s Talk với chức năng chính là tạo kênh kết nối những người có chung nhu cầu giao tiếp, luyện tập Tiếng Anh với nhau, tạo ra một “môi trường số” giúp người dùng có thể luyện tập bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Theo chia sẻ của nhóm sinh viên, Let’s Talk được xây dựng giống như một mạng xã hội dành cho những người có chung nhu cầu luyện tập Tiếng Anh Tại đây, người dùng có thể luyện tập với người dùng khác bất cứ lúc nào, có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân và theo dõi, lưu trữ những kiến thức mà người khác chia sẻ. Hình thức mạng xã hội cũng dễ dàng gây thiện cảm và tạo hứng thú sử dụng trong thời gian dài đối với đối tượng người dùng trẻ.
Để “cuộc nói chuyện” trên Let’s Talk đạt được hiệu quả, dựa trên kết quả của bài kiểm tra đầu vào, hệ thống còn tự động nghiên cứu và đề xuất những người dùng khác có chung mục đích học tập (lấy chứng chỉ IELTS, TOFEL, TOEIC…), có trình độ tiếng Anh gần nhất với trình độ của người dùng.
![]() |
Hệ thống học tập được xây dựng dưới dạng mạng xã hội tạo hứng thú với người dùng. |
Bên cạnh đó, khi người dùng thực hiện những cuộc gọi video call cho nhau về những chủ đề (Hashtag) được hệ thống lựa chọn sẵn, hệ thống còn tự động hiển thị các từ vựng được gợi ý (Hint) để cuộc trò chuyện trở nên hiệu quả hơn với thời lượng dài hơn và nội dung phong phú hơn.
" alt=""/>Lấy cảm hứng từ startup Việt được Forbes khen, sinh viên FPT làm phần mềm luyện nghe nói tiếng AnhMột bộ dàn karaoke cơ bản gồm có 4 thiết bị là đầu karaoke, loa, amply và micro. Nếu không sử dụng màn hình tivi chọn bài, có thể mua thêm màn hình chuyên dụng
Khi Tết Nguyên đán 2019 đang đến gần, thị trường thiết bị điện tử, âm thanh cũng trở nên nhộn nhịp hơn với nhu cầu mua sắm dàn karaoke phân khúc bình dân để giải trí trong những ngày Tết của các gia đình.
Về cơ bản, dàn karaoke gia đình cần phải có đủ 4 thiết bị là đầu karaoke, loa, amply và micro.
Có hai cách để lựa chọn đầu tư cho một bộ dàn karaoke đó là có thể mua trọn bộ tại các địa chỉ cung cấp thiết bị âm thanh, siêu thị điện máy để được tư vấn trọn gói, phù hợp với nhu cầu thực tế hoặc tự mua lẻ để phối ghép.
Đối với nhu cầu mua một bộ karaoke trọn gói, thông thường với nhu cầu hát karaoke bình dân, chỉ cần đầu tư từ 8 - 20 triệu đồng, thậm chí rẻ hơn, các gia đình đã có thể sở hữu một bộ dàn tương đối để thỏa sức hát trong dịp gặp mặt đầu xuân.
Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà cung cấp chuyên nghiệp, chỉ cần đưa ra ngân sách theo yêu cầu là người mua sẽ được tư vấn cụ thể cách chọn lựa thiết bị, cách phối ghép, lắp đặt tận nhà.
Hoặc trên các trang web của các doanh nghiệp điện tử, điện máy lớn, người tiêu dùng cũng được tư vấn cụ thể trọn bộ với số tiền chi tiết chi cho loa, amply, dây dẫn.
Còn nếu là người có đôi chút kinh nghiệm, các khách hàng có thể tự tìm tòi lựa chọn cho mình các thiết bị đầu karaoke, loa, amply và micro, dây nối để lắp đặt.
Do tự đầu tư nên người tiêu dùng cần cân nhắc kỹ việc lựa chọn thiết bị phù hợp với diện tích phòng hát tại gia. Nếu là phòng hát rộng, nhiều đồ đạc, nên chọn amply, loa có công suất lớn. Còn đối với những diện tích hẹp, chỉ cần lựa chọn loại có công suất vừa phải để đảm bảo chất lượng cũng như tối ưu chi phí bỏ ra.
Cụ thể hơn với việc lựa chọn đầu karaoke, do đây là thiết bị giúp chọn bài hát và chơi nhạc hiệu quả. Vì vậy khi chọn dàn karaoke phải chọn một đầu hát thật sự chất lượng, đảm bảo được các điều kiện như có dung lượng lưu trữ lớn để lưu trữ được nhiều bài hát, cấu hình mạnh để xử lý nhanh chóng việc chọn bài, phát bài.
" alt=""/>Kinh nghiệm chọn mua dàn karaoke chơi TếtTheo đó, lần đầu tiên lượng người chơi cùng thời điểm của Artifactít hơn 1,000, trong khi cao điểm chỉ nằm ở con số 2,000.
Cụ thể hơn, theo thống kê của SteamCharts, Artifactchỉ có 948 người chơi cùng lúc vào 08g00 hôm nay (28/01). Như vậy, sau gần hai tháng ra mắt, trading card game mới toanh của Valve đã đánh mất 98% lượng người chơi.
Điều này tiếp tục khiến Artifactrơi tự do vào hư không với tốc độ nhanh hơn trước. Mặc dù các giải đấu esports đã thu hút được ít nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng game thủ, đặc biệt là WePlay Agility mới được tổ chức, nhưng ngày càng có ít người chơi gắn bó với game.
Tỉ lệ thuận với lượng người chơi sụt giảm, giá trị của một loạt các lá bài trong Artifactvẫn đang giảm giá từng ngày. Một bộ bài đầy đủ các yếu tố hiện đang có giá 75 USD (gần 175,000 đồng) tại thời điểm bài viết được đăng tải – giảm 20 USD so với trước kia.
Trang blog của Artifact trên Steam vẫn đang bị các đánh giá tiêu cực bủa vây. Theo thống kê của Steam, 66% trong số 1,145 các bình luận của khách hàng đã mua và trải nghiệm game đều thể hiện thái độ tiêu cực
Đứng trước tình hình nguy cấp, Valve hiện vẫn “im hơi lặng tiếng”. Thông báo mới nhất của Artifactlà đoạn tweet được đăng tải vào ngày 21/12 năm ngoái, nhưng nó không hề đề cập đến định hướng phát triển game.
Tồi tệ hơn thế, lượng người chơi Artifactđã sắp tiệm cận với Eternal– một tựa game trading card game ra mắt vào tháng 11/2016 và được phát triển bởi một studio độc lập, đạt đỉnh 2,855 người chơi cùng lúc. Điều đó có nghĩa là Eternalđang giữ chân người chơi tốt hơn hẳn những gì mà Artifactlàm được.
Với chừng đó những dữ liệu thống kê đáng thất vọng, việc Artifactbị văng ra khỏi top 150 tựa game được chơi nhiều nhất trên Steam cũng là điều không khiến nhiều người bất ngờ. Hiện Artifactđang đứng thứ 172 trên BXH – xếp sau một loạt các tựa game “cổ” khác bao gồm H1Z1, Far Cry 4và Mortal Kombat X.
Từ lâu, cộng đồng đã xôn xao bàn tán về ngày tàn của Artifactvà cũng đưa ra nhiều giải pháp để cứu vớt tựa game chưa tròn hai tháng tuổi. Nhưng có một điều chắc chắn là Valve phải hành động nhanh, quyết liệt và chính xác hơn nếu như không muốn viễn cảnh chẳng ai còn quan tâm tới Artifactnữa thành hiện thực.
Nhất là trong bối cảnh Auto Chessđang “làm mưa làm gió”.
2016 (Theo VPEsports)
" alt=""/>Artifact còn chưa đến 1,000 người chơi cùng lúc – giảm 98% so với thời điểm ra mắt