Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồngThế KhaThế Kha

(Dân trí) - "Chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng", Thanh tra Chính phủ chỉ rõ bất cập và đề nghị bỏ chỉ định xét nghiệm này.

Kết luận thanh tra số 362 KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thanh tra Chính phủ công khai chiều 17/10.

Đáng chú ý nhất, Thanh tra Chính phủ đã làm rõ bất cập trong quy định về hồ sơ cấp, cấp đổi giấy phép lái xe.

Theo quy trình giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GTVT, thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư liên tịch số 24/2015 của Bộ GTVT và Bộ Y tế. Trong đó có chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở".

"Tuy nhiên kết quả kiểm tra nồng độ cồn chỉ phản ánh tại thời điểm khám sức khỏe, không phải tại thời điểm điều khiển phương tiện của người lái xe. Việc quy định xét nghiệm nồng độ cồn tại thời điểm khám sức khỏe của người đề nghị cấp giấy phép lái xe là không cần thiết, làm tăng chi phí cho người dân khi thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe", Thanh tra Chính phủ phân tích bất cập.

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng - 1

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT và Bộ Y tế nghiên cứu bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân (Ảnh minh họa: Thư viện pháp luật).

Báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, từ ngày 1/1/2021 đến 1/1/2023 toàn ngành giao thông vận tải cấp gần 10 triệu giấy phép lái xe các loại.

"Chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng (đơn giá 35.050 đồng/xét nghiệm)", cơ quan thanh tra phân tích.

Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại Thông tư liên tịch số 24/2015, trong đó bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân.

Gây phiền hà cho doanh nghiệp, tăng thủ tục hành chính

Thanh tra Chính phủ nhận định, Bộ GTVT chưa thực thi một phần phương án phân cấp đối với thủ tục hành chính cấp lại giấy phép lái tàu cho Hà Nội và tỉnh Lào Cai (do 2 địa phương có ý kiến chưa đủ điều kiện để thực hiện và đề nghị Bộ GTVT tiếp tục thực hiện). Việc này chưa thực hiện đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua kiểm tra tại một số Cục thuộc Bộ GTVT, thanh tra nhận thấy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa xây dựng, ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Cục Đường bộ Việt Nam có Quyết định số 905/2022 ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, trong đó thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp phép liên vận Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới (đăng kiểm) không đúng yêu cầu của Nghị định 119/2021 của Chính phủ.

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng - 2

Trụ sở Bộ GTVT ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN).

"Cục Đường bộ Việt Nam cấp/cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động trên cơ sở báo cáo và kiểm tra của Sở GTVT là không đúng quy định về trình tự và thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, không đúng quy định của Nghị định 65/2016 của Chính phủ", thanh tra vạch rõ.

Kết luận thanh tra đánh giá, Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm phát sinh thêm bộ phận trung gian, dẫn đến gây phiền hà cho doanh nghiệp và là nguyên nhân chính làm tăng thêm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Để khắc phục bất cập này, Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 41/2024 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Nghị định số 65/2016.

Ngoài ra, kiểm tra một số hồ sơ thủ tục hành chính tại Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thanh tra Chính phủ nhận thấy đơn đề nghị thiếu một số thông tin, hoặc thông tin không chính xác, hoặc đơn đề nghị không ghi thời hạn cấp phép, đơn không đúng mẫu nhưng công chức làm việc tại Bộ phận một cửa không thực hiện hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.

" />

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng

Thế KhaThế Kha

(Dân trí) - "Chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng", Thanh tra Chính phủ chỉ rõ bất cập và đề nghị bỏ chỉ định xét nghiệm này.

Kết luận thanh tra số 362 KL-TTCP về trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thanh tra Chính phủ công khai chiều 17/10.

Đáng chú ý nhất, Thanh tra Chính phủ đã làm rõ bất cập trong quy định về hồ sơ cấp, cấp đổi giấy phép lái xe.

Theo quy trình giải quyết thủ tục hành chính của Bộ GTVT, thành phần hồ sơ có yêu cầu giấy khám sức khỏe của người lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục số 02 Thông tư liên tịch số 24/2015 của Bộ GTVT và Bộ Y tế. Trong đó có chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở".

"Tuy nhiên kết quả kiểm tra nồng độ cồn chỉ phản ánh tại thời điểm khám sức khỏe, không phải tại thời điểm điều khiển phương tiện của người lái xe. Việc quy định xét nghiệm nồng độ cồn tại thời điểm khám sức khỏe của người đề nghị cấp giấy phép lái xe là không cần thiết, làm tăng chi phí cho người dân khi thực hiện thủ tục cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe", Thanh tra Chính phủ phân tích bất cập.

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng - 1

Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT và Bộ Y tế nghiên cứu bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân (Ảnh minh họa: Thư viện pháp luật).

Báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, từ ngày 1/1/2021 đến 1/1/2023 toàn ngành giao thông vận tải cấp gần 10 triệu giấy phép lái xe các loại.

"Chi phí người dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khi khám sức khỏe để cấp bằng lái xe khoảng 350 tỷ đồng (đơn giá 35.050 đồng/xét nghiệm)", cơ quan thanh tra phân tích.

Từ đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe tại Thông tư liên tịch số 24/2015, trong đó bỏ chỉ định "xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở" để tạo thuận lợi và giảm chi phí cho người dân.

Gây phiền hà cho doanh nghiệp, tăng thủ tục hành chính

Thanh tra Chính phủ nhận định, Bộ GTVT chưa thực thi một phần phương án phân cấp đối với thủ tục hành chính cấp lại giấy phép lái tàu cho Hà Nội và tỉnh Lào Cai (do 2 địa phương có ý kiến chưa đủ điều kiện để thực hiện và đề nghị Bộ GTVT tiếp tục thực hiện). Việc này chưa thực hiện đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Qua kiểm tra tại một số Cục thuộc Bộ GTVT, thanh tra nhận thấy Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chưa xây dựng, ban hành quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục gia hạn hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

Cục Đường bộ Việt Nam có Quyết định số 905/2022 ban hành Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, trong đó thành phần hồ sơ đối với thủ tục cấp phép liên vận Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, ASEAN có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới (đăng kiểm) không đúng yêu cầu của Nghị định 119/2021 của Chính phủ.

Chi phí dân bỏ ra để xét nghiệm nồng độ cồn bất hợp lý khoảng 350 tỷ đồng - 2

Trụ sở Bộ GTVT ở Hà Nội (Ảnh: TTXVN).

"Cục Đường bộ Việt Nam cấp/cấp lại giấy chứng nhận trung tâm sát hạch lái xe đủ điều kiện hoạt động trên cơ sở báo cáo và kiểm tra của Sở GTVT là không đúng quy định về trình tự và thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, không đúng quy định của Nghị định 65/2016 của Chính phủ", thanh tra vạch rõ.

Kết luận thanh tra đánh giá, Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ làm phát sinh thêm bộ phận trung gian, dẫn đến gây phiền hà cho doanh nghiệp và là nguyên nhân chính làm tăng thêm thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Để khắc phục bất cập này, Bộ GTVT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 41/2024 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Nghị định số 65/2016.

Ngoài ra, kiểm tra một số hồ sơ thủ tục hành chính tại Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Thanh tra Chính phủ nhận thấy đơn đề nghị thiếu một số thông tin, hoặc thông tin không chính xác, hoặc đơn đề nghị không ghi thời hạn cấp phép, đơn không đúng mẫu nhưng công chức làm việc tại Bộ phận một cửa không thực hiện hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.