Thoả thuận này là một phần trong nỗ lực đa dạng hoá nhà cung cấp công nghệ cơ sở hạ tầng điều khiển từ xa,ĐạigiacôngnghệbắttayLầuNămGócbỏtúitỷmu vs not chiến lược được đưa ra từ thời Tổng thống Trump. Đại diện Bộ Quốc phòng cho hay, gói mua sắm ký kết với 4 đại gia công nghệ nêu trên có “mức trần 9 tỷ USD”.
Xu hướng sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang trở nên rõ rệt thời gian gần đây. Trong nhiều trường hợp, các tổ chức tập đoàn phân chia chuyên biệt các khối lượng công việc khác nhau trên các dịch vụ khác nhau. Việc sử dụng nhiều hơn 1 nhà cung cấp đám mây giúp các tổ chức tự tin hơn trong đối phó với các sự cố gián đoạn dịch vụ.
Câu chuyện trao gói thầu quốc phòng luôn gắn liền với những tranh cãi tại Mỹ. Năm 2019, việc Lầu Năm Góc trao “ưu ái này” cho Microsoft gặp phải sự phản đối quyết liệt của Amazon - công ty dẫn đầu thị phần cơ sở hạ tầng đám mây, dẫn đến những cuộc chiến pháp lý. Cuối cùng, cơ quan giám sát độc lập cho biết, không có chứng cứ về việc chính quyền Tổng thống Trump can thiệp vào quy trình trao thầu nêu trên và Microsoft tiếp tục được thực hiện theo thoả thuận.
Sang đến năm 2021, Bộ Quốc phòng Mỹ thay đổi cách tiếp cận khi yêu cầu Amazon, Google, Microsoft và Oracle tham gia đấu thầu giải quyết các vấn đề về đám mây. Tuy nhiên, cơ quan chức năng Mỹ nhận định tại thời điểm đó chỉ có Amazon và Microsoft có khả năng đáp ứng các yêu cầu của Lầu Năm Góc.
Theo thoả thuận đạt được, 4 công ty công nghệnêu trên sẽ thực hiện các hợp đồng giao hàng số lượng vô hạn trong một khoảng thời gian cụ thể.
“Mục đích của hợp đồng nhằm cung cấp cho Bộ Quốc phòng dịch vụ đám mây toàn cầu trên mọi mức độ bảo mật và phân loại, từ chiến lược cho tới chiến thuật”, Bộ Quốc phòng cho biết.
Thế Vinh(Theo CNBC)