您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Những ngày không quên tập 12: Huệ ức phát khóc vì bồ của Quốc công khai thách thức
NEWS2025-01-14 20:47:59【Giải trí】0人已围观
简介Trong tập 12 phim 'Những ngày không quên' lên sóng tối nay, Vy (Thanh Hương) cuối cùng cũng đã ra m west ham – bournemouthwest ham – bournemouth、、
Trong tập 12 phim 'Những ngày không quên' lên sóng tối nay,ữngngàykhôngquêntậpHuệứcphátkhócvìbồcủaQuốccôngkhaitháchthứwest ham – bournemouth Vy (Thanh Hương) cuối cùng cũng đã ra mặt đối đầu với Huệ (Thu Quỳnh). Thấy Huệ gọi điện cho Quốc (Tuấn Tú), Vy chộp lấy cơ hội và nói: "Cô hỏi tôi là ai á? Tôi là mẹ của con anh ấy. Sao? cô không đoán được ra đúng không?". Huệ bình tĩnh đáp dù đã ứa nước mắt uất ức: "Tôi có thể không đoán ra mối quan hệ giữa cô và anh Quốc nhưng việc cô tự tiện cầm máy của chồng tôi thì nhân phẩm và lòng tự trọng của cô tôi không cần phải đoán nữa".
Huệ khóc vì bị Vy công khai thách thức. |
Sau khi thở phào vì ông Sơn (Trung Anh) không bị dính Covid thì nỗi lo vẫn chưa hết. Nghe tin cu Bon ở nhà bị sốt, Thư (Bảo Thanh) tức tốc cùng Huệ thuê xe về nhà. Dù ra sức giải thích trên xe nhưng lý do của Thư vẫn không được ông Sơn chấp nhận. "Bọn con trốn về Hà Nội rồi phải không? Bọn con đang ở vùng dịch, sắp sửa phong toả. Con biết thế mà vẫn bỏ đi, ý thức quá kém đấy các con ạ", ông nói với thái độ không vừa lòng.
Ông Sơn không hài lòng vì Huệ và Thư bỏ về nhà. |
Trong khi đó, dù vẫn đang trong thời gian tự cách ly nhưng Cân (Việt Bắc) vẫn nguỵ trang để đến tận nhà gặp Đào (Việt Hoa). Tuy nhiên đúng lúc đang nói chuyện với ông Bá (Quang Tèo) thì Đào bước ra khiến Cân phải nấp vào bụi cây để trốn. Không một chút nghi ngờ có người ẩn nấp nhưng Đào quyết định lấy dao ra chặt khiến Cân lo lắng.
Đào không chút nghi ngờ việc Cân trốn trong bụi cây trước cửa. |
Liệu Cân có bị lộ? Quốc sẽ phản ứng ra sao khi Vy công khai đối đầu với Huệ? Cu Bon có bị nhiễm Covid? Diễn biến chi tiết tập 12 phim 'Những ngày không quên' lên sóng tối nay, 21/4 trên VTV1.
Mỹ Anh
'Những ngày không quên' tập 11, Huệ khóc trước tâm sự của bố Sơn
Bị ốm, ông Sơn càng lo và thương các con hơn. Sau lớp cửa kính, ông bày tỏ mong muốn Huệ sẽ làm hoà với Quốc và sớm sinh con.
很赞哦!(22)
相关文章
- Nhận định, soi kèo U19 TP Hồ Chí Minh vs U19 Đồng Nai, 13h30 ngày 14/1: Thêm một lần đau
- Văn học thiếu nhi cần thêm rất nhiều đối tượng sáng tác
- Các hãng xe Nhật chốt lộ trình khai tử xe động cơ đốt trong, chuyển sang xe điện
- Nữ y tá 'bắt cá hai tay' khiến 2 bác sĩ trưởng khoa đánh nhau sứt đầu mẻ trán
- Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Necaxa, 07h00 ngày 13/1: Chênh lệch đẳng cấp
- Hai họa sĩ Hà Nội vào phương Nam làm triển lãm
- 3 bí kíp vàng giúp cô gái tiết kiệm 100.000 USD trước 26 tuổi
- Cuộc sống trong những căn nhà đầy rác ở Nhật Bản
- Nhận định, soi kèo AC Milan vs Cagliari, 2h45 ngày 12/1: Phong độ lên cao
- Trung Quốc dọa trả đũa nếu EU áp thuế chống bán phá giá với xe điện
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Reading vs Burnley, 22h00 ngày 11/1: Đi dễ khó về
Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng Ngâu hay tháng cô hồn hàng năm thường là thời gian thấp điểm nhất của thị trường ô tô nói chung và ô tô đã qua sử dụng nói riêng.
Ghi nhận của PV VietNamNet tại Hà Nội trong những ngày qua cho thấy, những "phố xe cũ" như Trần Thái Tông, Thành Thái (quận Cầu Giấy), Nguyễn Xiển, Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân), Lê Quang Đạo, Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm), Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm), Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên),... các salon ô tô lớn nhỏ đều ở trong tình trạng thưa vắng khách chưa từng thấy.
Theo chia sẻ từ một số chủ salon kinh doanh ô tô cũ, thị trường trong 2-3 tháng trước đã rất ảm đạm, nhưng ít nhiều vẫn có giao dịch. Tuy nhiên trong nửa cuối tháng 8 (trùng với đầu tháng 7 âm lịch) thì gần như "đóng băng", đa số cơ sở đang phải làm ăn cầm chừng, bù lỗ.
Anh Đỗ Bình Minh - chủ một showroom bán xe cũ tại quận Cầu Giấy cho hay, gần 1 tháng nay cơ sở này bán được vỏn vẹn đúng 2 chiếc, đều là cho người quen. Đây là doanh số ở mức thảm hại nhất trong vòng hơn 10 năm "sự nghiệp" mua bán ô tô cũ của anh.
"Trong thời gian này, showroom không dám nhập thêm xe vì càng nhập càng lỗ. Nhiều chiếc tôi phải đưa qua các showroom lớn hơn để ký gửi, họ có khách bán được thì mình ăn nhẹ hơn, nhưng đỡ mất tiền bến bãi, bảo quản", anh Minh nói.
Còn anh Nguyễn Quốc Khánh - Quản lý của salon ô tô 668 trên đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) nhận định, trong tháng Ngâu hiện nay, cánh buôn xe cũ chỉ làm ăn "cầm hơi" bởi khách hàng rất ngại mua bán tài sản lớn như ô tô.
"Với định vị là các dòng xe lướt có giá trên dưới 1 tỷ, thực sự tháng Ngâu vừa qua đối với chúng tôi là rất đáng quên khi khách hàng ở phân khúc này rất cẩn thận trong việc xuống tiền. Họ đến xem nhưng nếu có kết thì cũng hẹn hết tháng Ngâu mới lấy xe cho yên tâm", anh Khánh chia sẻ.
Theo anh Khánh, có rất nhiều nguyên nhân khiến tháng Ngâu năm nay thị trường xuống "đáy của đáy", đó là do ảnh hưởng dư âm của Covid-19 nên kinh tế vẫn chưa phục hồi.
Ngoài ra, 1 yếu tố nữa là do việc mua bán xe cũ gặp nhiều hạn chế bởi khách mua ngại quy định mới về sang tên đổi chủ, thu hồi và định danh biển số. Các showroom không chỉ gặp khó khăn trong bán hàng mà còn ở khâu nhập xe.
Vẫn loay hoay với thủ tục định danh biển số
Kể từ ngày 15/8 vừa qua, việc sang tên cho các phương tiện đã qua sử dụng theo Thông tư 24/2023/TT-BCA chặt chẽ hơn nhiều so với trước đây.
Việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số theo mã định danh cá nhân là bước ngoặt trong việc quản lý phương tiện, thể hiện rõ nỗ lực số hóa dữ liệu của cơ quan quản lý là Bộ Công an.
Theo những người có kinh nghiệm, hiện nay, muốn sang tên thuận lợi cho người mua, chủ cũ phải hoàn tất thủ tục thu hồi đăng ký, biển số bằng cách khai báo trên Cổng dịch vụ công, sau đó trực tiếp đi nộp đăng ký xe, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe. Việc này thường mất đến mấy ngày làm việc do tại thời điểm này công tác tiếp nhận ở một số điểm đăng ký xe của Hà Nội còn gặp nhiều hạn chế.
Chưa kể đến, nhiều chiếc ô tô được các salon xe cũ thu mua từ trước gặp khó khăn trong việc sang tên cho khách hàng, do không liên lạc được với chủ cũ, chủ cũ bận việc, đang ở xa hoặc đơn giản là chủ xe...không hợp tác. Chính những lý do này phần nào dẫn đến tình trạng ế ẩm tại các cửa hàng xe ô tô cũ.
Chia sẻ thêm với VietNamNet, anh Đỗ Bình Minh kể, từ 15/8 đến nay, 4-5 anh em tư vấn bán hàng của salon chủ yếu tập trung vào giải quyết những việc "chẳng đâu vào đâu" như xử lý và hỗ trợ cho các khách hàng đang làm thủ tục sang tên chưa xong, các khách hàng cũ cần hỗ trợ trả lại biển số và bấm biển số mới,...
"Nhiều trường hợp xe giao dịch từ lâu nhưng khách hàng vẫn gọi điện nhờ, chúng tôi lại phải hướng dẫn cho cả người bán và người mua chiếc xe đó. Không ít người tiếc nuối vì trước đây mua xe có biển số khá đẹp nhưng vì chủ quan không sang tên nên sau ngày định danh mới "ngã ngửa", biển số đã được định danh cho chủ cũ, giờ muốn dùng biển đó cũng không được", anh Minh nói.
Còn anh Trần Thanh Tùng - phụ trách bán hàng của một chuỗi salon ô tô lớn tại Hà Nội thẳng thắn cho rằng, quy định hiện nay về định danh biển số đang làm khó những cơ sở kinh doanh ô tô cũ, nhất là những cơ sở lớn bởi công việc nhiều hơn mà rủi ro lại cao hơn.
"Trước đây hai bên chủ mới và cũ chỉ cần ra văn phòng công chứng làm giấy tờ mua bán là chúng tôi có thể đi làm cho khách, thủ tục rất nhanh gọn. Nhưng bây giờ cần sự xuất hiện của rất nhiều bên với các bước khai báo, thu hồi biển số, cấp mới,... rất phức tạp, lắm rủi ro. Mà nếu có vấn đề gì thì khách chỉ biết "gõ" vào đầu salon mà thôi", anh Tùng nói với PV VietNamNet.
Theo anh Tùng, bản thân các salon chuyên nghiệp cũng khó có thể tìm và nhờ được chủ cũ để thực hiện sang tên, rút hồ sơ. Còn người dân thì ngại xuống tiền vì cảm thấy chưa chắc chắn, lại mất thêm chi phí để gắn biển số mới. Thế nên thời điểm này, đa số khách hàng có tâm lý... từ từ để chờ đợi điều chỉnh quy định.
Giới kinh doanh ô tô đã qua sử dụng cho rằng, ngay cả khi tháng 7 âm lịch kết thúc và bước vào những tháng cuối năm thì thị trường ô tô nói chung cũng rất khó phục hồi và sôi động trở lại.
Hoàng Hiệp
Bạn có ý kiến hay góc nhìn gì về vấn đề này? Hãy để lại ý kiến trong phần bình luận. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Giá ô tô giảm 'kịch sàn' trong tháng Ngâu, dân buôn xe vẫn ngồi chơi xơi nướcDù giá ô tô cũ đã giảm sâu chưa từng thấy trong tháng Ngâu nhưng khách hàng đến các đại lý vẫn thưa vắng, còn cánh nhân viên sale xe chủ yếu dành thời gian để lướt mạng xã hội.">Ô tô cũ ế ẩm, dân buôn lao đao tháng cô hồn, khách ngại chuyển biển số định danh
Trong đó, sản lượng ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tháng 12 ước đạt 38.600 chiếc, tăng 4,1% so với tháng 11 (với 37.100 chiếc) và tăng tới 18,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp có mức tăng trưởng dương và là tháng có sản lượng cao nhất trong năm 2023.
Tuy nhiên, cộng dồn cả năm 2023, tổng sản lượng xe ô tô được các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ ước đạt 347.400 chiếc, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Ngược lại với xu hướng tăng nhanh của xe sản xuất, lắp ráp trong nước, lượng xe nhập khẩu lại có chiều hướng đi xuống trong 2 tháng cuối năm. Số liệu từ báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam tháng 12 ước đạt 6.500 xe với tổng giá trị kim ngạch 165 triệu USD. Giá trị trung bình của xe nhập khẩu trong tháng 12 là 25.384 USD/xe (hơn 610 triệu đồng/xe).
So với con số 7.508 chiếc và giá trị kim ngạch 192,81 triệu USD của tháng 11 (theo báo cáo của Tổng cục Hải quan), xe nhập khẩu tháng 12 đã giảm mạnh tới 13,5% về lượng và 14,4% về giá trị. So với cùng kỳ năm 2022, số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 12 giảm mạnh tới 70,7% về lượng và giảm 62,4% về giá trị.
Tổng cộng lũy kế 12 tháng qua, ước tính đã có 117.778 chiếc ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với tổng giá trị kim ngạch đạt 2,819 tỷ USD, giảm 32,2% về lượng và giảm 26,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Về nguồn gốc, Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc vẫn là 3 quốc gia được Việt Nam nhập khẩu ô tô nhiều nhất.
Về cơ cấu nguồn cung có thể thấy, ô tô lắp ráp trong nước tháng 12 chiếm tới 85,6%, ô tô nhập ngoại chỉ chiếm 14,4%. Tính chung cả năm 2023, ô tô trong nước chiếm 74,7%, ô tô nhập khẩu chiếm 25,3% sản lượng xe mới cung cấp cho của toàn thị trường.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về nội dung trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cuối năm, thị trường ô tô Việt đón "bão" giá giảm sập sànTháng 12 là tháng cuối cùng chính sách giảm 50% phí trước bạ của Chính phủ được áp dụng. Cùng đó, giá xe đang có chiều hướng tiếp tục giảm sâu sẽ là cơ hội để người tiêu dùng mua xe được hưởng ưu đãi kép.">Tháng 12, ô tô sản xuất trong nước tăng áp đảo, xe nhập khẩu tụt dốc mạnh
- Anh nghĩ lý do gì khiến mình được lựa chọn?
Có lẽ là bởi tôi đang ở độ chín của nghề MC, đã có những dấu mốc lớn trong sự nghiệp để mọi người biết tới mình. Ở SEA Games 31, điều ban tổ chức cần là một MC giàu kinh nghiệm, có khả năng kiểm soát tình huống, đặc biệt phải có khả năng ngoại ngữ tốt vì đây là sự kiện quốc tế. Hơn nữa, để phù hợp với tính chất chương trình, các MC được lựa chọn cũng cần có hình ảnh đẹp, trong sạch, được yêu thích bởi đông đảo khán giả.
- Vào nghề đã gần 10 năm, Đức Bảo của hôm nay khác 10 năm trước như thế nào?
Khác nhiều chứ! Ban đầu, công việc dẫn chương trình chỉ đơn thuần là làm thêm kiếm tiền thời sinh viên. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà tôi tìm thấy công việc mơ ước, giúp tôi thoả đam mê được đứng trên sân khấu. Chặng đường 10 năm làm nghề không phải lúc nào cũng dễ dàng nên tôi trân trọng từng cơ hội đến với mình. Mọi người biết đến tôi vì là Quán quân Én vàng 2013. Nhưng chắc ít người biết tôi đi thi đến lần thứ 3 mới giành được ngôi vị đó. Cầm được chiếc cúp chiến thắng trong tay tôi mới dám mường tượng đến việc sẽ đi theo con đường MC chuyên nghiệp. Sau gần 10 năm, Đức Bảo của hiện tại đã vững vàng, trưởng thành hơn rất nhiều.
- Nhiều MC bị mang tiếng hét giá cao nhờ mác VTV, với anh thì sao? Anh có thể tiết lộ mức cát-xê khi chạy show ngoài?
Tôi biết ơn VTV vì chặng đường sự nghiệp của tôi bắt nguồn từ đó. VTV đã cho tôi quá nhiều. Là một MC “nhà đài”, được rèn luyện và phát triển qua mỗi lần lên sóng, tôi tin rằng điều đó mang tới sự tin tưởng cho khán giả. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ. Điều quan trọng nhất khi người ta lựa chọn 1 MC, phải là khả năng và bản lĩnh của người dẫn chương trình đó.
Tôi có nguyên tắc là không bao giờ chia sẻ về thu nhập của mình. Nhưng tôi có thể tiết lộ rằng, thu nhập của một MC chuyên nghiệp và nghiêm túc là đủ, hoặc thậm chí thừa để bạn sống với nghề mà không phải lo lắng, áp lực chuyện tiền bạc. Nhưng chắc chắn để đạt được điều đó phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.
Con đường tôi đi không dựa vào việc đánh bóng tên tuổi
- Nhiều người làm MC rất giỏi đánh bóng hình ảnh bằng đồ hiệu, xe sang còn Đức Bảo thì sao?
Không phải tự nhiên nhiều người làm như vậy. Nó giống như việc đầu tư thôi. Không có lợi thì chẳng ai làm. Nhưng với tôi, con đường tôi đi không dựa vào việc đánh bóng tên tuổi. Tôi không phản đối việc đó nhưng tôi có những lựa chọn khác. Hiện tại, tôi làm việc với những nhãn hàng lớn không chỉ của Việt Nam mà còn là những doanh nghiệp đa quốc gia. Tôi không nghĩ rằng những khách hàng như vậy lại nhìn vào cách “đánh bóng” bản thân của MC để đưa ra lựa chọn hợp tác. Tuy nhiên trong thời gian tới, có lẽ tôi cũng nên chia sẻ nhiều hơn để có thể đến gần với khán giả.
- Làm MC cũng được như nghề làm dâu trăm họ, một số người nhận xét anh dẫn duyên dáng nhưng cũng có người nói anh nhạt. Đức Bảo nghĩ sao về điều này?
Tôi cũng không nghĩ nhiều. Vì khán giả có quyền nhận xét. Điều quan trọng là mình vẫn duy trì được uy tín trong nghề. Hồi trẻ, có lẽ tôi sẽ buồn những bây giờ tôi thấy bình thường. Tôi không cố gắng thuyết phục tất cả mọi người nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thiện bản thân theo cách mà tôi nghĩ là tốt hơn cả.
Nguyên tắc đầu tiên của chúng tôi là không giữ bí mật về điều gì
- Vợ và anh cùng nghề, hai người hỗ trợ nhau như nào trong công việc?
Việc làm cùng ngành nghề với cả tôi và vợ mang lại nhiều thuận lợi hơn là bất lợi. Chúng tôi hiểu được thời gian làm việc của nhau. Có lúc đi đêm về hôm vợ tôi hiểu công việc ở đài hay chạy show nó bận như thế nào. Cô ấy không những hiểu còn tìm cách hỗ trợ cho tôi để sắp xếp sao cho phù hợp. Nói chung là có vợ đã tốt, có vợ cùng ngành càng tốt hơn... (cười).
- Hình như chưa bao giờ anh chia sẻ việc quen vợ như thế nào?
Tôi và vợ quen nhau tình cờ thôi. Nếu mọi người muốn nghe ngôn tình thì chúng tôi không kể được. Lúc đấy, cả hai chúng tôi cũng chỉ nghĩ vui thôi nhưng tình yêu và quyết định tiến đến hôn nhân của chúng tôi đến rất tự nhiên, như mọi thứ đã an bài vậy. Đó là đúng người đúng thời điểm. Cô ấy thông minh, hài hước, có cá tính mạnh, không vòng vo về những gì cô ấy muốn. Điều đó thúc đẩy tôi rất tốt trong vai trò người đàn ông của gia đình.
Cuộc sống hôn nhân chắc chắn không tránh khỏi lúc này lúc kia, nhất là khi nhà có 2 người làm báo thường có cá tính mạnh và giỏi tranh cãi. Nhưng chính nhờ thẳng thắn tranh luận, chúng tôi càng thấu hiểu và thông cảm với nhau hơn.
Nguyên tắc đầu tiên của chúng tôi là không giữ bí mật về điều gì. Tôi không có quỹ đen, không giấu vợ chuyện chi tiêu và công khai mọi thứ.
- Chồng đẹp trai duyên dáng lại hay tiếp xúc làm việc với nhiều đồng nghiệp nữ xinh đẹp, bà xã anh có khi nào ghen vì điều đó?
Hơn ai hết, vợ tôi là người hiểu rõ nhất công việc của tôi. Khán giả chỉ có thể trông thấy những gì lộng lẫy, đẹp đẽ nhất trên sân khấu. Nhưng thực tế là để có được điều đó, cả tôi, cả đồng nghiệp hay cả những thí sinh hoa hậu xinh đẹp nhất chẳng hạn, phải làm việc rất vất vả với lịch trình dày đặc. Vợ tôi hiểu điều này, cô ấy chỉ lo tôi vất vả, đuối sức, chứ không ghen với các yếu tố công việc.
- Ở tuổi này anh thấy mình đã có được những gì, kể cả vật chất lẫn tinh thần?
Tôi có nhà có xe có vợ, chưa có em bé nhưng đang rất mong. Vợ chồng tôi đều nghĩ thoáng nên không bị áp lực nhiều vì chuyện này. Tôi tự hào nhất là những gì tôi có đều do tôi làm ra dù ở xuất phát điểm không không dư dả. Từ ngày đi học, tôi đã tự kiếm tiền rồi. Nhìn lại, tôi thấy mình cũng liều thật khi quyết định rẽ ngang làm nghề không liên quan tới bằng cấp đại học.
Clip MC Đức Bảo thể hiện khả năng đọc tiếng Anh như người bản xứ:
Hàn Triệt
Nhà 6,5 tỷ, rộng 127 m2 của MC Đức Bảo 'Chúng tôi là chiến sĩ'Xem ngay ">MC Đức Bảo VTV: Tôi không có quỹ đen, công khai mọi thứ với vợ!
Siêu máy tính dự đoán Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
Lái xe ở Nga tuân thủ quy tắc giao thông. Ảnh: NVCC Đặc biệt, đoạn đền Đồng Cổ - đình An Thọ - chợ Bưởi có bị ùn ứ trên làn xe ô tô, nhưng tuyệt đối không thấy lái xe nào vượt lên để chen ngang. Họ kiên nhẫn xếp hàng theo thứ tự, dù ở quãng đường một chiều (với ô tô), làn bên trái vắng.
Điều đó khiến tôi nhớ tới câu chuyện ở nước Nga xa xôi.
Vào 19h11 tối một ngày Chủ nhật cách đây gần 5 năm, tôi đi ô tô từ sân bay quốc tế Sheremetyevo về trung tâm Moscow cũng gặp cảnh ùn ứ, do cư dân từ các nhà nghỉ cuối tuần trở lại thủ đô để sáng thứ 2 làm việc.
Mọi lái xe ô tô đều xếp hàng răm rắp, không lấn trái, không chen ngang, tự giác giữ trật tự. Điều đó thật tuyệt vời.
Tôi hy vọng tương lai gần, ở Việt Nam, khi tắc đường, tất cả người lái ô tô đều tự giác xếp thứ tự như cảnh trên phố Thụy Khuê hôm 14/1. Điều này đồng nghĩa trình độ dân trí, văn hoá giao thông nước ta ngày càng được nâng cao.
Ngoài ra, còn 2 tình huống đi đường mà tôi thường xuyên gặp phải phiền toái, bực dọc, cũng hy vọng tương lai sẽ có sự thay đổi, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.
Tình huống thứ nhất là trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đoạn không có đèn tín hiệu, bên công viên Nghĩa Đô, có các vạch sơn sọc ngựa vằn và biển báo “đường dành cho người đi bộ sang ngang”.
Nhưng chiều tối nào đi bộ trên vạch sơn để sang đường vào công viên, tôi cũng phải “nhường đường cho xe cơ giới”. Thật trớ trêu. Vì theo Điều lệ Báo hiệu đường bộ quy định, lái xe phải ưu tiên, nhường đường cho người đi bộ.
Khi sang Nga, tôi đã có thực tế sang đường trên vạch sơn sọc (2 màu vàng, trắng) cho người đi bộ. Những người lái xe ô tô với trình độ dân trí văn minh, bao giờ cũng tạm dừng xe lại, để ưu tiên nhường đường cho người đi bộ.
Tình huống thứ 2, lái xe ô tô trên đường đôi ở ngoài khu vực đông dân cư, mỗi khi tôi xin vượt, những người lái xe tải trên 3,5 tấn và xe ô tô trên 30 chỗ thường không chịu chuyển sang làn bên cạnh để cho vượt.
Thế nên, tôi mong sao những gì trông thấy trên phố Thụy Khuê sẽ trở thành nét văn hoá giao thông bình thường, không còn là “khoảnh khắc xa xỉ” trong tương lai không xa.
Cuộc sống luôn có những câu chuyện đáng để chúng ta suy nghĩ. Một chuyến xe đêm cuối năm vắng vẻ, một ngày mưa tầm tã chen chân giữa phố xá đầy xe cộ, một bàn tay bất ngờ đưa ra đỡ ta đứng dậy sau cú vấp té… Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng có thể chất chứa nhiều bài học trong đó.
Mời độc giả chia sẻ cùng chúng tôi những câu chuyện mà các bạn bắt gặp trong cuộc sống đời thường và cảm thấy cần phải lên tiếng phản đối hoặc bênh vực. Đó có thể là những câu chuyện về người tốt, việc tốt, hoặc đơn giản là một nỗi bực dọc thoáng qua về một hành động kém nhân văn của người nào đó.
Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]
">Nhớ ‘khoảnh khắc xa xỉ’, dòng xe kiên nhẫn xếp hàng thứ tự dù làn bên trống vắng
Ca sĩ Phương Anh. NÓđược ca sĩ Phương Anh và Tuấn Anh biên tập, nhạc sĩ Sơn Trần làm Giám đốc âm nhạc. Những ca khúc trong album dù không mới nhưng với bản phối tinh tế các hợp âm tăng giảm để tạo thêm màu sắc, kết hợp với giai điệu lơi lả dìu dặt vừa đủ làm cho người nghe cảm nhận được một cuộc sống thăng trầm đang trôi qua trong không gian của thanh âm.
Phương Anh chia sẻ, việc lựa chọn những ca khúc mà nhiều ca sĩ trước đó đã hát thành công làm cô trăn trở. Tuy nhiên, bằng tâm huyết của một nghệ sĩ từng có nhiều trải nghiệm trong âm nhạc, Phương Anh đã biến tấu theo những cách khác nhau, giúp người nghe có cảm giác mới mẻ khi đắm chìm vào các bản hit quen thuộc.
Duy nhất trong albumNÓxuất hiện ca khúc Hồn gió rất mới của thi sĩ Ngọc Lê Ninh. Đây là bài hát được tác giả sáng tác đầu năm 2023, phổ từ bài thơ Hồn anh - Ngọn gió chính anh viết năm 1988.
Phương Anh sinh ra tại Hà Nội, sở hữu chất giọng mang đậm chất tự sự. Nữ ca sĩ từng ra mắt album Vol 1 và Vol 2 Một cõi tình phai. Ít ai biết rằng, trước khi theo học thanh nhạc, Phương Anh từng là sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp. Có lẽ vì vậy mà cô luôn chọn ngôn ngữ hội họa để thiết kế bìa cho album và cả cách hát cũng làm người nghe thấy được những bức tranh âm thanh với các mảng màu lập thể, lắng đọng.
'Hồn gió' - Phương Anh:
Ca sĩ VP Bá Vương gen Z lạc lối vì bị cho là lập dị, quái đảnThời mới lập nghiệp, ca sĩ VP Bá Vương từng lạc lối vì không được người thân, bạn bè ủng hộ, thậm chí xem như người lập dị.">Bức tranh âm thanh trong 'NÓ' của ca sĩ Phương Anh
Nhiều khách hàng trúng đấu giá cũng đã thanh toán đủ tiền, nhận biển và sử dụng.
Tuy nhiên, cũng không ít người tỏ ý tiếc nuối vì không được tiếp tục đấu giá biển số mình yêu thích do trước đó từng rút cọc.
Phản ánh đến VietNamNet, anh Nguyễn Quốc Toản (Thái Bình) cho biết, trong thời gian qua, anh đã đặt cọc và tham gia đấu giá gần 10 biển số. Trong đó, trước khi phiên đấu giá lần 1 diễn ra, anh có xin rút cọc 2 biển số vì đợi lâu và cũng vì Công ty Đấu giá Hợp danh Việt Nam (VPA) thay đổi nhiều lần về lịch đấu giá.
Đến nay, nhận thấy việc đấu giá đang rất trơn tru nên anh đã truy cập trang web đấu giá để nộp tiền cọc và đăng ký đấu giá lại 2 biển số này nhưng không được.
"Khi tôi vào đăng ký cọc đấu giá thì máy thông báo: 'Biển số đã được tạo đơn, và chờ thanh toán'. Thực tế, tôi lại không thấy có phần cho khách hàng chuyển khoản cọc tiếp. Nếu như biển số khác thì xuất hiện ngay phần thanh toán cho khách thao tác.
Tôi cũng đã gửi thư điện tử cho VPA và ngỏ ý muốn xin được đặt cọc lại để tham giá đấu giá lại 2 biển số từng rút cọc, nhưng không hề nhận được phản hồi", anh Toản kể.
Cũng theo anh Toản, ban đầu, anh định lập tài khoản khác lấy tên của vợ để đấu giá. Nhưng vì anh lỡ mua xe ô tô và tất cả các thủ tục đều do anh đứng tên chính chủ nên nghĩ rằng đấu giá biển số bằng tên vợ, về sau sang tên sẽ phức tạp.
"Hai biển số đó tôi muốn được đấu giá lại vì đều là số tôi thích và có ý nghĩa với tôi. Hơn nữa, phía công ty VPA không hề có thông báo trước với khách hàng rằng nếu rút cọc sẽ không được đấu lại chính biển số đó. Nếu biết trước như vậy thì tôi đã không rút", anh cho hay.
"Tôi thực sự rất bức xúc bởi nếu phía VPA có thông báo trước và khách hàng biết, chấp nhận rút cọc sẽ không được đăng ký đấu giá lại biển số đó thì đã đành. Trong khi quy chế đấu giá biển số không hề có quy định cấm người rút cọc được tham gia đấu lại. Với những người thực sự có nhu cầu đấu biển số như chúng tôi thì đang cảm thấy không công bằng", anh Toản nói.
Tương tự, anh Trần Thanh (Hà Nội) cho biết, trước đó, anh có đặt cọc đấu giá biển số 30K-616XX nhưng vì chưa có lịch đấu giá và phiên đầu tiên bị huỷ nên anh đã yêu cầu rút toàn bộ cọc. Giờ có lịch đấu giá, anh Thanh vào lại đăng ký cọc các biển số này thì VPA thông báo khách rút cọc rồi sẽ không được đấu giá biển số này nữa.
"Phía công ty có nhắn tin zalo thông báo điều này cho tôi. Ngoài ra không hề có văn bản chính thức nào cả", anh Thanh nói.
VPA có thông báo nhưng nhiều khách không được nhận
Trên thực tế, theo tìm hiểu của VietNamNet, trước đó khi nhiều khách hàng đồng loạt yêu cầu rút tiền cọc sau phiên đấu giá ngày 22/8 không thành công vì trang web của VPA bị lỗi , công ty đã có phản hồi về việc hoàn cọc.
Đồng thời, trong nội dung thư trả lời có lưu ý khách hàng về việc nếu khách hàng rút hồ sơ biển số xe thì sẽ không được đăng ký lại biển số đó nữa.
Một trong hai bức thư gửi, có khách hàng được công ty VPA ghi chú rút cọc sẽ không được đăng ký lại, nhưng có khách thì không bị cảnh báo. Ảnh NVCC.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng đấu giá, thông tin trên không được gửi đồng loạt. Có nghĩa, người thì được thông báo, người lại không nhận được phần nội dung lưu ý khá quan trọng này. Đó là lý do đến nay, nhiều khách hàng cảm thấy bất ngờ và bức xúc khi không được đấu biển số yêu thích do từng rút cọc.
Liên hệ đến hotline của VPA để hỏi về vấn đề này, tổng đài viên giải thích rằng công ty đã có thông báo chính thức trên website. Khách hàng từng đăng ký đặt cọc đấu giá biển số thì hệ thống đã ghi nhận biển số này đã được tạo đơn nên khi rút cọc sẽ không được đấu lại.
"Tuy nhiên, đối với khách hàng hủy đơn đặt cọc cho những biển số đấu ở phiên ngày 22/8 (thời điểm lỗi hệ thống) thì sẽ được bảo lưu và có thể đăng ký đấu lại biển số đó ở các phiên tiếp theo. Riêng những biển số không nằm trong danh mục biển đấu ngày 22/8, mà khách hàng rút cọc thì không được đấu lại", đại diện VPA cho biết.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chủ xe đồng loạt viết 'tâm thư' đòi tiền cọc đấu giá biển sốBức xúc vì phiên đấu giá biển số ô tô lần 1 thất bại, nhưng mãi không được hoàn cọc, nhiều người chủ động gọi điện, gửi thư điện tử cho Công ty đấu giá hợp danh Việt Nam nhưng không được phản hồi.">Dân chơi bức xúc vì không được đấu giá lại biển số đẹp, công ty đấu giá nói gì?