Theóthểxóacácbàiviếtantivắmu vs noto Bloomberg, các thông tin khuyến khích mọi người không tiêm vắc-xin cho trẻ em được lan truyền trên Facebook, đặc biệt trong các nhóm, có thể là một nguyên nhân dẫn đến dịch sởi gia tăng. Cuộc khủng hoảng đã khiến đại diện Đảng Dân chủ Mỹ Adam Schiff chú ý và gửi thư đến CEO Facebook Mark Zuckerberg và CEO Google Sundar Pichai, yêu cầu họ giải quyết vấn đề.
Đáp lại, Facebook cho biết đang tìm các biện pháp bổ sung để chống lại vấn nạn này. Nó có thể bao gồm giảm hoặc gỡ bỏ loại nội dung này khỏi những gợi ý, bao gồm gợi ý các nhóm người dùng nên tham gia và giáng cấp nội dung anti vắc-xin trong kết quả tìm kiếm, đồng thời bảo đảm thông tin chính thống, chất lượng được chia sẻ.
Google dù chưa có phản hồi nhưng đã áp dụng các biện pháp tương tự. Tháng trước, YouTube, mạng chia sẻ video của Google, thay đổi hệ thống gợi ý video, bắt đầu loại bỏ các video có nội dung gây nhầm lẫn cho người dùng theo các cách có hại khỏi hệ thống gợi ý. Công ty đưa ra 3 ví dụ, trong đó có video quảng bá “phương pháp cứu chữa thần kỳ không có thật cho căn bệnh nguy hiểm”.
Ông Schiff đã dẫn một số lý do khiến các hãng công nghệ phải hành động. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê việc tiêm thiếu vắc-xin hay không tiêm vắc-xin là nguy cơ hàng đầu với sức khỏe toàn cầu trong năm nay. Ông còn nhắc đến dịch sởi hồi sinh tại hạt Clark thuộc Washington (Mỹ). Năm 2000, dịch sởi đã bị xóa sổ tại Mỹ nhưng gần đây đã bùng phát trở lại. Thống kê cho thấy năm 2018 là năm có số ca bệnh sởi nhiều thứ hai trong hơn 2 thập kỷ qua tại Mỹ.
"Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy ít nhất một phần nguồn cơn của xu hướng này là các thông tin y tế thiếu chính xác về vắc-xin xuất hiện trên website mà nhiêu người Mỹ lấy thông tin. Thuật toán kiểm soát các dịch vụ này không được thiết kế để phân biệt thông tin chất lượng với thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn và hậu quả của chúng đặc biệt trầm trọng với sức khỏe cộng đồng".
Khi tìm kiếm "vaccines" trên YouTube, kết quả hiện ra đầu tiên là cuộc tranh luận giữa những người ủng hộ vắc-xin và những người cho rằng vắc-xin nguy hiểm. Kết quả thứ 4 là tập đầu của loạt phim tài liệu anti vắc-xin nổi tiếng có tên "Sự thật về vắc-xin", có gần 1,2 triệu lượt xem.
Theo GenK