Lăng mộ đá cổ 100 tuổi giữa lòng thành phố
Ngõ 252,ụcgiađìnhsốngtrongngôimộcổchuyệnrợntócgáygiữalòngthủđôlich da banh phố Tây Sơn (Trung Liệt, Đống Đa) thoạt nhìn cũng ồn ào, huyên náo như bao ngõ chợ khác tại Hà Nội. Người ta hay gọi nơi đây bằng cái tên: Phố âm - dương, nơi người sống ở chung cùng người chết suốt hàng chục năm qua.
Một góc quần thể lăng mộ bị biến thành chợ cóc. |
Băng qua con ngõ ngoằn nghèo, chúng tôi vào khu vực lăng mộ đá có tuổi đời hơn 100 năm của cụ Hoàng Cao Khải (1850 - 1933) - một vị đại thần dưới triều vua Thành Thái.
Nhiều tài liệu ghi nhận, Hoàng Cao Khải là vị quan giàu có, năm 1893 khi về hưu, cụ lập ấp Thái Hà với diện tích khoảng 120 ha, làm nơi an hưởng tuổi già.
Cụ đã dành 1 phần diện tích khu thái ấp, mời thầy địa lý chọn thế đất, xây dựng cụm công trình lăng mộ gồm 14 hạng mục hoành tráng như lăng mộ, đình chùa… nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa cho gia tộc mình.
Mộ đá của cụ Hoàng Cao Khải. |
Để xây dựng và thiết kế khu lăng mộ này, Hoàng Cao Khải đã mời rất nhiều kiến trúc sư người Pháp và người Việt Nam cùng tham gia. Trong đó có kiến trúc sư Nguyễn Duy Đạt (1850 - 1933). Vị kiến trúc sư này được khắc tên trên bia đá, ngay gần cổng vào lăng mộ.
Công trình được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa từ năm 1962. Khu lăng mộ này cũng được xem là công trình đá lớn nhất Hà Nội và lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Thành nhà Hồ). Nhà thơ Nguyễn Khuyến ví khu này như một triều đình thu nhỏ với hệ thống thành quách...
Riêng lăng mộ Hoàng Cao Khải thiết kế theo kiểu chữ Đinh, dài 8m, cao 6m, trần cách sàn hơn 4 mét. Ở giữa có một bàn đá màu trắng.
Theo phong tục, mộ cụ ông nằm bên trái và vợ bên phải. Toàn bộ công trình đều bằng đá cẩm thạch trắng, chạm khắc tinh xảo, khắc dòng chữ bằng tiếng Pháp ghi rõ quốc hiệu, tên họ và chức tước người trong mộ.
Lăng mộ cụ Hoàng Cao Khải xưa và nay
Các cột, trụ, xà, bẩy, cửa võng, diềm, tường, nền đều bằng đá và được chạm trổ cầu kỳ. Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu rồng, mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ 19. Đôi rồng đá chầu trước cửa lăng dù đã xuống cấp nhưng vẫn còn lưu giữ được nhiều họa tiết tinh xảo.
Thời điểm xây dựng, ông Hoàng Cao Khải đã cho vận chuyển đá nguyên khối từ Quốc Oai (Hà Nội) về, đội ngũ thợ chế tác thuê từ Đông Sơn (Thanh Hóa) ra.
Trước cửa lăng có hai dãy tượng đá gồm 8 chiến binh cao khoảng 1,3m đứng gác hai bên nhưng nay chỉ còn lại 3 bức tượng, bị mất chân do dân tôn nền xi măng trùm lên.
3 pho tượng canh gác bên ngoài lăng cụ Hoàng Cao Khải bị mất chân do dân tôn nền xi măng lên cao |
Phía trước lăng còn có một hồ bán nguyệt rộng, xây bờ gạch bao quanh hồ. Hồ nước từng rất sạch, người dân đến gánh về ăn nhưng giờ bị ô nhiễm nặng nề bởi rác thải và nước sinh hoạt của cư dân xung quanh.
Hồ bán nguyệt trong quần thể lăng. |
Cách lăng mộ của Hoàng Cao Khải là lăng mộ của con trai cụ - tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu. Ngôi mộ của tổng đốc Hoàng Trọng Phu cũng bằng đá nhưng to hơn mộ cha.
Xót xa một di tích bị quên lãng
Trải qua thời gian dài, công trình này hiện chỉ còn là phế tích, hỏng hóc, xuống cấp. Các hạng mục công trình nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa.
Phía sau lăng mộ cụ Hoàng Cao Khải xuống cấp trầm trọng, tường gạch nham nhở. |
Bà Lê Thị Trầm (86 tuổi), trú tại ngõ 252 Tây Sơn từ năm 1980 cho biết, năm bà mới về, khu vực lăng mộ còn ít người sinh sống, cây cối rậm rạp. Lăng mộ vẫn giữ được những cấu trúc cũ.
‘Người dân e ngại, ít khi bén mảng đến, thi thoảng có một số kẻ tin rằng có vàng bạc trong lăng mộ, rình mò đào bới. Tuy nhiên, khoảng năm 1990, dân tứ xứ đổ về Hà Nội làm, thiếu chỗ ở, họ kéo nhau ra đây dựng nhà, tá túc. Ban đầu chỉ một vài hộ, sau dân số cứ thế tăng dần lên.
Phần đất trong quần thể lăng mộ bị cắt xén nham nhở, đường tôn cao lên, nhiều ngôi mộ chìm sâu xuống lòng đất. Một số người còn đưa vợ con vào trong lăng ở, sinh hoạt.
Bà Lê Thị Trầm. |
Cách đây hơn 3 năm, chính quyền đã tiến hành giải tỏa một số hộ dân sống trong lăng mộ Hoàng Cao Khải, bố trí cho họ nơi ở mới và tận dụng lăng mộ làm nơi khai báo nhân khẩu của địa phương’, bà Trầm nói.
Chị Phạm Thị Mai nhà gần một ngôi mộ thuộc gia tộc Hoàng Cao Khải chia sẻ thêm: ‘Nhiều năm trước, con cháu cụ Khải ở Pháp, Anh, Mỹ về đây, họ từng có ý định mua lại lăng mộ của cha ông nhưng sau vì lý do nào đó không thấy họ đề cập nữa. Thi thoảng con cháu vẫn về Việt Nam thắp hương, thăm phần mộ cha ông vào dịp Tết’.
Một mộ đá trong quần thể lăng Hoàng Cao Khải. |
Ông Minh - người từng sống trong 1 lăng mộ thuộc quần thể mộ Hoàng Cao Khải cho hay: ‘30 năm trước, cuộc sống khó khăn, gia đình tôi ở ngay trong lăng mộ này.
Sau này con cái lớn, tôi xây nhà trên mảnh đất trống bên cạnh mộ và giữ nguyên vẹn ngôi mộ cũng như lớp tường rào. Cửa vào mộ nằm ngay trong phòng khách nhà tôi. Nhiều năm ở đây, gia đình tôi cũng chưa gặp bất ổn gì về vấn đề tâm linh, ma mị như lời đồn đại’, ông nói.
Gia đình ông Minh từng sống trong lăng mộ này suốt nhiều năm. |
Tường bao của lăng mộ vẫn được ông Minh giữ lại nguyên vẹn. |
Kiến trúc sư giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà ở phố cổ Hà Nội
Là một kiến trúc sư giỏi thời Pháp, tham gia xây dựng lăng mộ đá Hoàng Cao Khải, cụ Nguyễn Duy Đạt còn sở hữu hơn 20 căn nhà ở Hà Nội.