Theo các tài liệu nội bộ vừa được thẩm phán Tòa án quận Lucy Koh của Mỹ công khai, các thử nghiệm của Apple "đã xác định rằng iPhone 6 có khả năng bị bẻ cong hơn 3,3 lần so với iPhone 5s […] và iPhone 6 Plus có khả năng bị bẻ cong gấp 7,2 lần so với iPhone 5s". Công ty thậm chí còn chỉ ra rằng một trong những mối lo ngại chính của hãng khi ra mắt các mẫu iPhone 2014 là những mẫu iPhone này "dễ dàng bị uốn cong khi so sánh với các thế hệ iPhone trước ".

Điều này rõ ràng khác xa với những gì Apple đã chia sẻ với công chúng về vấn đề này trước. Khi những lời phàn nàn lên đến đỉnh điểm, Apple đã phát hành một tuyên bố, cho biết hãng thực hiện "kiểm tra nghiêm ngặt trong toàn bộ chu kỳ phát triển sản phẩm" và nói rằng "iPhone 6 và iPhone 6 Plus đáp ứng, thậm chí là vượt quá tất cả các tiêu chuẩn chất lượng cao của chúng tôi để có thể sử dụng hàng ngày, sử dụng trong thực tế".

Apple có thể đã cố tình giấu nhẹm mọi thứ, nhưng giống như "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Sau khi thảm họa "bẻ cong" lắng xuống một thời gian, đầu năm 2016, nhiều thiết bị iPhone 6 và 6 Plus lại bắt đầu có những triệu chứng "thảm họa cảm ứng". Màn hình điện thoại xuất hiện thanh xám ở trên cùng, và màn hình cảm ứng ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc làm việc rất chập chờn.

Các chuyên gia sửa chữa điện thoại độc lập xác định đó là lỗi do chip "Touch IC", chip chuyên chuyển các cử chỉ cảm ứng của người dùng thành các tín hiệu kỹ thuật số. Nhiều chuyên gia sửa chữa điện tthoaijtin rằng vấn đề về thảm họa cảm ứng gây ra do tình trạng "uống, bẻ cong" trong quá trình sử dụng. Thảm họa lan rộng, và cuối cùng, người dùng iPhone đã hội tụ đủ số lượng và đòi hỏi một vụ kiện tập thể, dẫn đến việc Apple phải bàn giao các tài liệu liên quan đến quá trình thử nghiệm nội bộ. Mặc dù các tài liệu này vẫn được giữ kín, song thẩm phán Koh gần đây đã đưa một số thông tin ra ánh sáng.

"Sau khi điều tra nội bộ, Apple xác định cần phải giải quyết các vấn đề khiếm khuyết", thẩm phán Koh viết. "Apple đã sử dụng khung máy trên các thế hệ iPhone trước nhưng bắt đầu không sử dụng nó trên chip trong iPhone 6 và iPhone 6 Plus cho đến tháng 5/2016", sau khi hàng triệu iPhone đã được bán ra.

Trong khi đó, Apple lập luận rằng "uốn cong và xoắn không thể gây ra vấn đề gì, trừ khi điện thoại liên tục bị rơi trên bề mặt cứng", song điều này đã bị các nhân chứng chuyên gia của nguyên đơn và cộng đồng sửa chữa điện thoại bác bỏ.

" />

Bóc phốt: Apple đã biết rõ iPhone 6/6 Plus dễ bị 'bẻ cong” nhưng cố tình “lờ” đi

Trong thảm họa này,lờmấy giờ việt nam đá những khách hàng mua iPhone 6 và 6 Plus phát hiện ra rằng điện thoại mới của họ cực kỳ dễ bị bẻ cong. Trong khi Apple duy trì nhiều năm liền danh tiếng không có bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào với dòng sản phẩm iPhone 6, thì mới đây một hồ sơ gửi lên tòa án được trang Motherboard đưa tin, cho thấy có vẻ như Apple đã biết chính xác các điện thoại của họ gặp lỗi như thế nào.

Theo các tài liệu nội bộ vừa được thẩm phán Tòa án quận Lucy Koh của Mỹ công khai, các thử nghiệm của Apple "đã xác định rằng iPhone 6 có khả năng bị bẻ cong hơn 3,3 lần so với iPhone 5s […] và iPhone 6 Plus có khả năng bị bẻ cong gấp 7,2 lần so với iPhone 5s". Công ty thậm chí còn chỉ ra rằng một trong những mối lo ngại chính của hãng khi ra mắt các mẫu iPhone 2014 là những mẫu iPhone này "dễ dàng bị uốn cong khi so sánh với các thế hệ iPhone trước ".

Điều này rõ ràng khác xa với những gì Apple đã chia sẻ với công chúng về vấn đề này trước. Khi những lời phàn nàn lên đến đỉnh điểm, Apple đã phát hành một tuyên bố, cho biết hãng thực hiện "kiểm tra nghiêm ngặt trong toàn bộ chu kỳ phát triển sản phẩm" và nói rằng "iPhone 6 và iPhone 6 Plus đáp ứng, thậm chí là vượt quá tất cả các tiêu chuẩn chất lượng cao của chúng tôi để có thể sử dụng hàng ngày, sử dụng trong thực tế".

Apple có thể đã cố tình giấu nhẹm mọi thứ, nhưng giống như "cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Sau khi thảm họa "bẻ cong" lắng xuống một thời gian, đầu năm 2016, nhiều thiết bị iPhone 6 và 6 Plus lại bắt đầu có những triệu chứng "thảm họa cảm ứng". Màn hình điện thoại xuất hiện thanh xám ở trên cùng, và màn hình cảm ứng ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc làm việc rất chập chờn.

Các chuyên gia sửa chữa điện thoại độc lập xác định đó là lỗi do chip "Touch IC", chip chuyên chuyển các cử chỉ cảm ứng của người dùng thành các tín hiệu kỹ thuật số. Nhiều chuyên gia sửa chữa điện tthoaijtin rằng vấn đề về thảm họa cảm ứng gây ra do tình trạng "uống, bẻ cong" trong quá trình sử dụng. Thảm họa lan rộng, và cuối cùng, người dùng iPhone đã hội tụ đủ số lượng và đòi hỏi một vụ kiện tập thể, dẫn đến việc Apple phải bàn giao các tài liệu liên quan đến quá trình thử nghiệm nội bộ. Mặc dù các tài liệu này vẫn được giữ kín, song thẩm phán Koh gần đây đã đưa một số thông tin ra ánh sáng.

"Sau khi điều tra nội bộ, Apple xác định cần phải giải quyết các vấn đề khiếm khuyết", thẩm phán Koh viết. "Apple đã sử dụng khung máy trên các thế hệ iPhone trước nhưng bắt đầu không sử dụng nó trên chip trong iPhone 6 và iPhone 6 Plus cho đến tháng 5/2016", sau khi hàng triệu iPhone đã được bán ra.

Trong khi đó, Apple lập luận rằng "uốn cong và xoắn không thể gây ra vấn đề gì, trừ khi điện thoại liên tục bị rơi trên bề mặt cứng", song điều này đã bị các nhân chứng chuyên gia của nguyên đơn và cộng đồng sửa chữa điện thoại bác bỏ.