Thông tin nêu trên vừa được ông Nguyễn Thành Phúc,ẽxâydựngtiêuchuẩnvềantoànbảomậtthànhphốthôngoại hạng anh. Cục trưởng Cục Tin học hóa thuộc Bộ TT&TT chia sẻ tại hội thảo “Xây dựng đô thị thông minh và ứng dụng IoT” do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Công ty Nokia Solutions & Networks tổ chức tại Hà Nội ngày 12/4/2017.
Trong tham luận về “Phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam”, đề cập đến khái niệm thành phố thông minh, ông Nguyễn Thành Phúc cho hay, về bản chất thành phố thông minh là thành phố ứng dụng CNTT&TT để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, quản lý đô thị tốt hơn, hiệu quả hơn, đồng thời cũng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…
Ông Phúc cho biết: “Về đặc trưng của thành phố thông minh, cũng đã có nhiều tổ chức quốc tế, các cơ quan tư vấn đưa ra những đặc trưng khác nhau. Chúng tôi lựa chọn phương án, thành phố thông minh là thành phố có 6 đặc trưng cơ bản, đó là nền kinh tế thông minh, giao thông thông minh, môi trường thông minh, quản lý đô thị thông minh, cuộc sống thông minh và có cư dân thông minh”.
Những lợi ích từ việc triển khai xây dựng đô thị thông minh đã được đại diện Cục Tin học hóa dẫn chứng bằng những trường hợp ứng dụng thành phố thông minh đã và đang được các thành phố trên thế giới triển khai.
Cụ thể như: hệ thống quản lý nước thông minh đã được triển khai tại Trung Quốc, Brazil và Quatar giúp giảm tỉ lệ mất nước do rò rỉ khoảng 40 - 50%; hệ thống quản lý rác thải đang được triển khai tại Cincinnati (thành phố miền tây nam Ohio, Mỹ) giúp giảm tỷ lệ phát xạ từ rác thải khoảng 17%, làm môi trường trong sạch hơn; hệ thống giao thông thông minh được triển khai trên đường cao tốc ở Anh giúp giảm thời gian đi lại khoảng 30% và đặc biệt là giảm 50% các vụ tai nạn giao thông; và hệ thống quản lý đèn đường thông minh đã được triển khai tại Barcelona (Tây Ban Nha), với việc lắp đặt các cảm biến vào các hệ thống đèn đường, đặc biệt là hệ thống tự động điều chỉnh mức độ sáng theo ánh sáng mặt trời, đã giúp tiết kiệm khoảng 30% năng lượng.
“Đó là những ích lợi rất cụ thể mà thành phố thông minh đã đem lại cho người dân ở một số thành phố trên thế giới. Những lợi ích này chúng ta hoàn toàn có thể học tập và triển khai được tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Phúc chia sẻ.
Về hiện trạng xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam, theo đại diện Cục Tin học hóa, do nhu cầu bức thiết về giải quyết các vấn đề lớn trong quản lý đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…, một số địa phương đã chủ động nghiên cứu, xây dựng các đề án quy hoạch phát triển đô thị thông minh. Điển hình như TP.HCM từ tháng 9/2016 đã có quyết định thành lập Ban điều hành thực hiện Đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh”; TP.Đà Nẵng từ tháng 3/2014, với sự hỗ trợ, tư vấn của IBM, đã có quyết định phê duyệt Đề án Xây dựng thành phố thông minh hơn tại Đà Nẵng.
Thời gian vừa qua, ước tính có khoảng 15 - 20 tỉnh, thành phố đã tổ chức các hội thảo về thành phố thông minh có sự tham dự của các chuyên gia quốc tế trình bày về các mô hình, giải pháp, các vấn đề đặt ra trong việc xây dựng mô hình thành phố thông minh. Một số địa phương cũng đã ký kết biên bản hợp tác với các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT… về tư vấn và triển khai các giải pháp về xây dựng thành phố thông minh.