Một năm cấp cứu vài lần vì thói quen nhiều người mắc phải
Ngồi bên giường bệnh tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM),ộtnămcấpcứuvàilầnvìthóiquennhiềungườimắcphảthời tiết ngày hôm nay chị Trương Ngọc Bích (41 tuổi) cho biết bố chị bị đái tháo đường và suy tim đã khoảng 8 năm. Ông được gia đình đưa đi cấp cứu vì khó thở, mệt nhiều, đau ngực dữ dội. Bệnh nhân là ông N.H.N (75 tuổi, TP Thủ Đức).
Theo chị Bích, mỗi lần khám suy tim, ông N. thường uống thuốc do bác sĩ kê trong vòng 2 tuần. Khi thấy sức khỏe ổn định, ông tự đi mua thuốc bên ngoài để uống theo thói quen. Mọi người trong nhà đều biết, khuyên ngăn nhưng ông không chịu. Nửa năm nay, ông cũng bỏ tái khám.
Hậu quả là ông thường rơi vào những đợt suy tim cấp, nhập viện điều trị hơn 10 ngày mới ổn định. Riêng năm nay, bệnh nhân đã cấp cứu đến 4 lần.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Vui, Khoa Nội tim mạch Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, suy tim là hội chứng lâm sàng phức tạp, hậu quả sau cùng của nhiều bệnh lý tim mạch. Tình trạng người bệnh tự ý bỏ thuốc khiến triệu chứng nặng nề không phải là hiếm gặp.
“Nhiều người rất sợ bệnh ung thư nhưng không biết tỷ lệ tử vong vì suy tim còn cao hơn một số bệnh ung thư như vú, tuyến giáp...", bác sĩ Vui chia sẻ.
Theo bác sĩ Vui, một nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy sau 2 năm, có 30% bệnh nhân suy tim tử vong, sau 5 năm có 50% bệnh nhân suy tim tử vong.
Cũng theo nghiên cứu này, khoảng 25% bệnh nhân suy tim không được điều trị, 50% được dùng 1 loại thuốc trong khi đó thế giới có ít nhất 4 loại thuốc suy tim. Các loại thuốc này giúp điều trị triệu chứng, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong, cải thiện gắng sức. Tuy nhiên, không nhiều bệnh nhân được thụ hưởng.
Mới đây, thống kê của Hội Tim mạch châu Á - Thái Bình Dương ước tính tổng chi phí nhập viện do suy tim ở châu Á - Thái Bình Dương lên đến 48 tỷ USD. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân suy tim là 5 đến 12 ngày, khoảng 15% bệnh nhân tái nhập viện trong vòng 30 ngày.
Các chuyên gia cũng cho rằng, thiếu nhận thức về bệnh tật và thiếu các xét nghiệm dấu ấn phát hiện bệnh sớm khiến việc điều trị khó khăn.
Do đó, theo bác sĩ Võ Thị Tám, Khoa Nội tim mạch Lão học, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, các bệnh viện khi thực hiện chương trình quản lý bệnh nhân suy tim sẽ tối ưu điều trị, tư vấn toàn diện về dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động, giảm gánh nặng chi phí điều trị cũng như tâm lý cho người bệnh.
Đối với người bị suy tim, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tránh gắng sức cũng như những xúc cảm quá mức là cần thiết. Bệnh nhân nên bỏ rượu, bỏ thuốc lá, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng ở mức cho phép để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, góp phần làm giảm hoặc chậm lại quá trình suy tim
"Với mỗi trường hợp được chẩn đoán suy tim, bác sĩ và điều dưỡng sẽ gặp để tư vấn cho người bệnh cùng thân nhân về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt phù hợp. Từ đó, người bệnh sẽ không cảm thấy đơn độc khi sống cùng căn bệnh phải dùng thuốc suốt đời", bác sĩ Tám nói.
Đau ngực, suy tim vì nguyên nhân khó nhận biếtTắc động mạch phổi ở mỗi người thường có triệu chứng khác nhau hoặc gây nhầm lẫn sang loại bệnh khác. Khoảng 1/3 số người mắc bệnh lý này tử vong do chẩn đoán và điều trị chậm trễ.