Nhiều rủi ro khi sử dụng camera an ninh không rõ nguồn gốc
Camera an ninh không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Ảnh: ĐMX |
Camera được ví như mắt người. Camera từ những nước có nguy cơ gây mất an ninh hoặc không rõ nguồn gốc sẽ gây nguy cơ mất an ninh quốc gia do lộ lọt thông tin bí mật. Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đã có chính sách mạnh tay để ngăn chặn camera từ những nước như vậy để đảm bảo nghiêm ngặt việc bảo mật thông tin quốc gia.
Đầu năm 2020,ềurủirokhisửdụngcameraanninhkhôngrõnguồngốttbd hôm nay đại diện MobiFone chia sẻ hơn 90% camera tại Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. Do đó đối với các camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao, trừ khi tất cả camera đều được sản xuất bởi các công ty ở Việt Nam.
Mới đây, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) vừa lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ trước việc sử dụng thiết bị phần cứng và dịch vụ số có liên quan hay do công ty Trung Quốc sản xuất. Theo DHS, các sản phẩm Trung Quốc có thể chứa cửa hậu (backdoor), bugdoor hoặc cơ chế thu thập dữ liệu ẩn để thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp phương Tây, chuyển thông tin đó cho đối thủ cạnh tranh trong nước vì mục tiêu kinh tế của Trung Quốc. Cơ quan này cho rằng tất cả thiết bị, dịch vụ có kết nối từ xa với các công ty Trung Quốc nên bị xem là rủi ro kinh doanh và an ninh mạng.
“Mọi tổ chức, cá nhân chọn mua sắm dịch vụ dữ liệu và thiết bị từ doanh nghiệp liên quan tới Trung Quốc, hay lưu trữ dữ liệu trên phần mềm, thiết bị do những công ty này phát triển, nên lưu ý về uy tín, hiệu quả và trong một vài trường hợp nhất định là rủi ro, pháp lý khi làm ăn với họ”, DHS nêu trong cảnh báo.
Hải Lam
Để hacker không đánh cắp hình ảnh nhạy cảm từ thiết bị smarthome
Với những người đang chuẩn bị lắp đặt thiết bị nhà thông minh, lo ngại bị hacker đánh cắp hình ảnh riêng tư, nhạy cảm là hoàn toàn có cơ sở.