Kinh doanh

Nguy cơ trẻ bị bắt nạt trên mạng vì cách hành xử của cha mẹ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận định   来源:Thế giới  查看:  评论:0
内容摘要:Hệ lụy đầu tiên có thể kể đến là nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. Những gì người dùng đăng tải,ơtrẻbịbắgia vang hom naygia vang hom nay、、

Hệ lụy đầu tiên có thể kể đến là nguy cơ bị bắt nạt trên mạng. Những gì người dùng đăng tải,ơtrẻbịbắtnạttrênmạngvìcáchhànhxửcủachamẹgia vang hom nay chia sẻ trên mạng sẽ tồn tại vĩnh viễn trên Internet dù có xoá ngay tức thì, vì vậy cậu bé trong câu chuyện bị mẹ đập điện thoại rất dễ bị bạn bè, cộng đồng mạng phê phán, phán xét kéo dài đến nhiều năm sau đó.

Bên cạnh đó, phản ứng của phụ huynh cũng có thể khiến cho con cái cảm thấy không được tôn trọng quyền riêng tư. Việc truy cập điện thoại cho thấy người mẹ chưa tôn trọng quyền riêng tư của con, hơn thế còn đưa thông tin riêng tư đó chia sẻ lên mạng xã hội.

Ngoài ra, cách hành xử có phần tiêu cực của cha mẹ cũng đưa đến rủi ro rạn nứt mối quan hệ với trẻ. Gia đình cần là nơi mà con có thể tìm về đến sự an toàn, thân thuộc, thấu hiểu. Theo nghiên cứu, các trẻ em trở nên bí mật, ít chia sẻ với cha mẹ lại có rủi ro cao hơn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nội dung độc hại trên mạng.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Trẻ em có quyền được bảo vệ thông tin cá nhân, được quyền tôn trọng đưa ra ý kiến của mình. Với việc thông tin của mình bị công khai trên mạng, trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy bị tổn thương và xấu hổ với mọi người xung quanh. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đối với trẻ vì các thông tin đươc lan truyền trên mạng sẽ không bao giờ mất đi. Chúng ta thường hay nói câu “Think before you share” có nghĩa là hãy suy nghĩ trước khi bạn chia sẻ thông tin vì một thông tin trên mạng sẽ lưu truyền với một tốc độ chóng mặt”.

Chia sẻ thêm về mức độ phổ biến của việc trẻ em Việt Nam phải đối mặt với thông tin độc hại, hội nhóm xấu trên không gian mạng, bà Nguyễn Phương Thanh Trúc cho hay, hiện nay chưa có số liệu chính thức ở Việt Nam về việc trẻ đối mặt với thông tin độc hại. Tuy nhiên, đội ngũ CyberPurify nhận thấy rằng lượt tải về tiện ích CyberPurify Kids ở khu vực Việt Nam tăng cao, đặc biệt trong thời gian dịch vừa qua, các tìm kiếm của cha mẹ về việc chặn lọc nội dung độc hại cũng tăng đến 30%.

Qua nghiên cứu tài liệu từ các quốc gia khác nhau, độ tuổi trung bình trẻ tiếp cận không chủ ý với nội dung khiêu dâm là 11, và đang dần rút ngắn thành 7,8. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nội dung độc hại đang tràn lan khắp mọi nơi, web game online, web xem phim online đến các hội nhóm trên mạng xã hội. 

{ keywords}
Đại diện CyberPurify khuyến nghị các phụ huynh cần liên tục giáo dục con về những nội dung phù hợp và không phù hợp trên mạng (Ảnh minh họa)

Đại diện CyberPurify cũng khuyến nghị các bậc phụ huynh cần liên tục giáo dục con về những nội dung phù hợp và không phù hợp trên mạng. Hãy làm điều này ngay khi cha mẹ quyết định cho con lên mạng, cho con sử dụng smartphone. Thay vì ra lệnh và cấm cản con - điều diễn ra vô cùng thường xuyên ở các cha mẹ châu Á, hãy giải thích tại sao những nội dung đó không tốt cho con và lắng nghe ý kiến của con, cùng nhau trao đổi. Để có thể giáo dục con, chính phụ huynh cần liên tục cập nhật thông tin, một số nguồn uy tín như UNICEF, Internet Matters.

Cùng với đó, phụ huynh còn cần hiểu hơn về diễn biến, sự phát triển tâm sinh lý của con. Chủ động giáo dục giới tính cho con vì rất có thể, trẻ em trong độ tuổi dậy thì lên mạng tìm kiếm thông tin về giới tính vì tò mò, vì cha mẹ "ngại" đề cập các vấn đề này với con, vì cha mẹ chưa giải đáp thỏa đáng khi con đặt câu hỏi. “Với tốc độ phát triển và lan rộng của nội dung khiêu dâm, không hề lạ khi rủi ro rất cao trẻ sẽ tiếp cận nội dung này”, đại diện CyberPurify nhận xét.

Các bậc phụ huynh cũng cần cố gắng cân bằng giữa bảo vệ con và giám sát con. Theo kinh nghiệm làm việc với các phụ huynh trên các quốc gia khác nhau, các trường hợp cha mẹ cố gắng xem tin nhắn, xem hoạt động trên mạng xã hội của con đều khiến đứa trẻ càng trở nên bí mật, tự cách xa gia đình và không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ nữa. Cả người lớn đều không thích mình bị giám sát, trẻ em cũng như thế. Việc đập nát hay tịch thu điện thoại có thể chỉ giải quyết được mỗi lúc đó vì trẻ em không thiếu cách để lên mạng.

Ngoài ra, các phụ huynh nên cân nhắc sử dụng các công cụ bảo vệ hợp lý, chẳng hạn như công cụ miễn phí giúp phụ huynh bảo vệ con khỏi các loại nội dung độc hại trên mạng nhưng không hề xâm phạm đời sống riêng tư của con trên mạng, không có tính năng đọc tin nhắn, theo dõi cuộc trò chuyện hay hoạt động mạng xã hội của con. 

Linh Đan

copyright © 2025 powered by NEWS   sitemap