- Giờ hơn 60 tuổi, sắp về hưu, Ba vẫn hàng ngày dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình, sau đó pha cà phê uống và ngồi đọc báo. 

Ba sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc ngoại thành Hà Nội. Như bao gia đình đông con khác thời bấy giờ, thuở bé là những ngày tháng vất vả để chăn trâu, mót phân, cấy lúa phụ giúp gia đình.

Lớn lên chút nữa, ông bà nội không có đủ tiền cho tất cả các cô chú đi học, nên có người phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Bác cả học giỏi giành xuất đi học nước ngoài, còn Ba thì phải tự lực cánh sinh vừa đi học, vừa buôn bán thêm để có tiền. Hàng ngày ba dậy sớm từ 3 - 4 giờ sáng, lấy xe đạp chạy lên Hòa Bình thồ lạc, măng, rau… đem về bán.

{keywords}
Ảnh minh họa.

Rồi ba học giỏi, được cử đi học ở Ba Lan, ba chọn nghề thủy thủ tàu viễn dương nay đây mai đó. Ngày ấy, nghe nói nghề “thủy thủ” ai cũng tưởng nhà giàu lắm, nhưng nhà mình lại chẳng khấm khá vì Ba hiền quá, không có may mắn trong kinh doanh, chuyến được, chuyến không, chuyến lại mất trắng. 

Nghề nay đi tàu một năm rồi lại ở nhà một năm, nên vào năm 1981 mẹ sinh con, ba đi làm nên con được “hưởng” nhiều quần áo, sữa từ nước ngoài, trong khi em sinh ra vào lúc ba ở nhà nên gia đình khá khó khăn.

Ba ở nhà, chẳng từ nan điều gì, từ việc mua máy tự may quần áo cho mấy chị em chúng con, đến việc sửa chữa nhà cửa, các vật dụng trong nhà, cơi nới chỗ này, đắp đất trồng cây chỗ kia, nuôi gà… để có cái ăn. 

Ba ở nhà chăm mẹ đẻ, chăm con nhỏ bắt đầu công việc hàng ngày bằng việc dậy sớm đi chợ, trả giá, mua đồ về nấu ăn, chăm con đi học, việc gì cũng đến tay. Ba với mẹ cũng có lúc cãi vã điều này, to tiếng điều kia, nhưng trên tất cả là tình yêu và sự chăm sóc dành cho gia đình, vượt qua khó khăn để gia đình có cuộc sống khá hơn.

Rồi gia đình chuyển  vào TP HCM theo ước nguyện và công việc của mẹ, mở ra một trang mới. Từ công việc thủy thủ, Ba chuyển sang 1 công việc khác vẫn gắn với trời, với biển, với thời gian làm việc đi 2 tuần/nghỉ 2 tuần.

Dù kinh tế gia đình khá hơn, nhưng ba vẫn chưa bao giờ chi tiêu pha hoang phí. Công việc trên biển, đi xa, thời gian rảnh rỗi với cánh đàn ông là những lúc tranh thủ cốc bia, bàn nhậu, nhưng Ba thì rất ít tham gia. 

Thay vào đó, Ba về sớm để gần gũi hơn với gia đình sau 2 tuần làm việc. Ăn gì hay mua sắm gì ba cũng đều nghĩ đến vợ, con còn phần của mình thì chọn đồ rẻ nhất, sao cũng được. 

Sinh nhật của cả nhà thường ba đều có mặt để nấu ăn hoặc đi ăn chung, hoặc tặng quà cho cả nhà, còn sinh nhật Ba không hiểu sao lại thường trùng với ngày Ba đi làm nên mấy mẹ con chỉ có thể chúc mừng qua điện thoại.

Giờ hơn 60 tuổi, sắp về hưu, Ba vẫn hàng ngày dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình, sau đó pha cà phê uống và ngồi đọc báo. Thỉnh thoảng, Ba và Mẹ xếp lịch đi du lịch như lời ngày trẻ hứa với nhau: “Khi nào các con trưởng thành, tôi với bà chỉ lo sức khỏe và đi du lịch cho sướng thân vì hồi trẻ đã khổ và không đủ điều kiện”.

Ba có 2 đứa con gái đều có tính “xấu” giống ba là kiệm lời, “ngại” thể hiện tình cảm. Có thể bên ngoài thì nói ào ào hoạt ngôn nhưng khi trưởng thành, để nói những câu yêu thương, hỏi han dành cho Ba thì hầu như rất ít. 

Ba tâm sự với mẹ rằng: “Nghe con người ta gọi điện hỏi thăm bố đi làm mà phát ham, trong khi mình có 2 đứa con gái mà chẳng đứa nào tình cảm”. Mẹ cũng rầy 2 đứa nhiều nhưng vẫn chứng nào tật nấy, rằng thương yêu thì thật là thương yêu, nhưng để nói ra bằng lời hay tỏ thái độ sao mà khó thế, ngượng ngùng thế.

Con gái hơn 30 tuổi đầu, đi làm ngày nào cũng mang cơm trưa, lại là những bữa cơm do Ba chuẩn bị. Sáng 6h30 mới chịu ra khỏi giường, vệ sinh cá nhân xong thì cũng là lúc bữa sáng ba đã chuẩn bị xong dưới nhà theo thực đơn thay đổi hàng ngày, hôm bún, hôm phở, hôm hủ tiếu….

Nếu tối hôm trước hết đồ ăn thì thể nào cũng là nồi cơm nóng Ba nấu sẵn, kèm tô canh nhỏ, quả trứng luộc hay miếng thịt kho. Vì ông biết con gái thường ăn ít để giảm cân nên ông thường xếp sẵn đồ ăn vào hộp rồi mang ra xe để, có hôm đến công ty mở hộp cơm ra là thấy giật mình, vì nhiều đồ ăn quá. Lại chợt nghẹn ngào vì biết mình Ba vẫn lo lắng cho mình từng chút dù đã ngoài 30.

Ngày con lấy chồng. Ngày đầu tiên ở nhà chồng con đã nhận ra sự khác biệt giữa nhà chồng và nhà mình rồi chợt thấy thật thương ba thương mẹ quá. Khi ở nhà, thấy ba khó tính, con nghĩ lấy chồng sớm là để “thoát” khỏi gia đình, nhưng đến khi lấy chồng rồi mới thấy không đâu bằng nhà mình và không ai bằng ba mẹ mình. 

Ở nhà thích thì nói, giờ ở nhà người ta phải lựa lời mà nói. Ở nhà mình, thích thì ăn, mệt thì ngủ, ở nhà người ta có mệt thì cũng phải lo chu toàn bổn phận dâu con mới đi ngủ. 

Ở nhà mình, thích thì mua sắm bằng tiền của mình và ít khi nghĩ đến ba mẹ. Lấy chồng rồi, có khi việc gì cũng phải nghĩ đến bố mẹ chồng đầu tiên. Ngẫm đi nghĩ lại thấy có lỗi với ba mẹ mình quá khi mình chưa báo hiếu được gì, trong khi phải luôn cố gắng trở thành dâu ngoan trong gia đình chồng...

Ngày ba đi làm về cũng là ngày con lên bàn sinh. Ba đi làm về mệt, cần nghỉ ngơi nhiều, nhưng con gái đẻ, cả nhà nội ngoại lại tất tả vào chăm. Hàng ngày Ba nấu đồ ăn tẩm bổ cho con có sữa cho cháu bú. 

Hết 3 ngày ở bệnh viện, hai mẹ con về nhà ngoại là những thời gian mà ba chỉ xoay quanh việc sáng nấu đồ ăn sáng, trưa nấu cơm, chiều nấu cơm với thực đơn riêng biệt dành cho bà đẻ và chăm sóc cháu. Con lười ăn, stress sau sinh, cháu cũng lười bú sữa, ba lại thay đổi thực đơn để con vừa miệng, ăn nhiều hơn…

Cháu được tháng rưỡi, thấy ba mẹ bận rộn, cực quá khi cả ngày chỉ lo nấu ăn, giặt giũ chăm con cháu không chịu thuê người giúp việc nên con và cháu về lại nhà nội để ông bà nghỉ ngơi. 

Ngày cháu đi, ông nhớ cháu lắm, ông viết nhật ký rằng: “Nhớ nó lắm, nhưng dù gì nó cũng là con cháu người ta nên phải để cho nó đi chứ” và ông lại thể hiện ra bên ngoài bằng những điều hết sức bình thường để khỏa lấp.

Cho đến giờ này, khi con đã 35 tuổi, em gái 28 tuổi nhưng cuộc sống vẫn là những ngày Ba dành thời gian chăm sóc các con qua từng bữa ăn, giấc ngủ khi các con bận bịu công việc. 

Vẫn còn đó những muộn phiền của Ba Mẹ khi các con vẫn đầy vấp váp và gây nhiều lo âu, nhưng có lẽ điều làm tụi con luôn cảm thấy mình vững vàng trong cuộc đời này, đó là Ba dạy và tạo điều kiện để tụi con biết rằng: “Hãy cứ sống, hãy cứ làm những điều các con thích, các con cho là đúng và tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình”.

Còn bao điều nho nhỏ trong cuộc sống nhưng là tất cả tình yêu và sự quan tâm của Ba dành cho con, cho cháu. Sinh nhật Ba năm nay, con không tặng quà, chỉ muốn gửi tới Ba những dòng chia sẻ vụng về nhưng chất chứa yêu thương này, cũng là lần đầu tiên con mạnh dạn bày tỏ, rằng chúng con biết ơn và yêu Ba nhiều lắm, Ba ơi! 

Doãn Hải Anh

" />

Qùa tặng ba nhân ngày sinh nhật

- Giờ hơn 60 tuổi,ùatặngbanhânngàysinhnhậngoại hạng anh tối nay sắp về hưu, Ba vẫn hàng ngày dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình, sau đó pha cà phê uống và ngồi đọc báo. 

Ba sinh ra trong một gia đình nghèo thuộc ngoại thành Hà Nội. Như bao gia đình đông con khác thời bấy giờ, thuở bé là những ngày tháng vất vả để chăn trâu, mót phân, cấy lúa phụ giúp gia đình.

Lớn lên chút nữa, ông bà nội không có đủ tiền cho tất cả các cô chú đi học, nên có người phải nghỉ học phụ giúp gia đình. Bác cả học giỏi giành xuất đi học nước ngoài, còn Ba thì phải tự lực cánh sinh vừa đi học, vừa buôn bán thêm để có tiền. Hàng ngày ba dậy sớm từ 3 - 4 giờ sáng, lấy xe đạp chạy lên Hòa Bình thồ lạc, măng, rau… đem về bán.

{ keywords}
Ảnh minh họa.

Rồi ba học giỏi, được cử đi học ở Ba Lan, ba chọn nghề thủy thủ tàu viễn dương nay đây mai đó. Ngày ấy, nghe nói nghề “thủy thủ” ai cũng tưởng nhà giàu lắm, nhưng nhà mình lại chẳng khấm khá vì Ba hiền quá, không có may mắn trong kinh doanh, chuyến được, chuyến không, chuyến lại mất trắng. 

Nghề nay đi tàu một năm rồi lại ở nhà một năm, nên vào năm 1981 mẹ sinh con, ba đi làm nên con được “hưởng” nhiều quần áo, sữa từ nước ngoài, trong khi em sinh ra vào lúc ba ở nhà nên gia đình khá khó khăn.

Ba ở nhà, chẳng từ nan điều gì, từ việc mua máy tự may quần áo cho mấy chị em chúng con, đến việc sửa chữa nhà cửa, các vật dụng trong nhà, cơi nới chỗ này, đắp đất trồng cây chỗ kia, nuôi gà… để có cái ăn. 

Ba ở nhà chăm mẹ đẻ, chăm con nhỏ bắt đầu công việc hàng ngày bằng việc dậy sớm đi chợ, trả giá, mua đồ về nấu ăn, chăm con đi học, việc gì cũng đến tay. Ba với mẹ cũng có lúc cãi vã điều này, to tiếng điều kia, nhưng trên tất cả là tình yêu và sự chăm sóc dành cho gia đình, vượt qua khó khăn để gia đình có cuộc sống khá hơn.

Rồi gia đình chuyển  vào TP HCM theo ước nguyện và công việc của mẹ, mở ra một trang mới. Từ công việc thủy thủ, Ba chuyển sang 1 công việc khác vẫn gắn với trời, với biển, với thời gian làm việc đi 2 tuần/nghỉ 2 tuần.

Dù kinh tế gia đình khá hơn, nhưng ba vẫn chưa bao giờ chi tiêu pha hoang phí. Công việc trên biển, đi xa, thời gian rảnh rỗi với cánh đàn ông là những lúc tranh thủ cốc bia, bàn nhậu, nhưng Ba thì rất ít tham gia. 

Thay vào đó, Ba về sớm để gần gũi hơn với gia đình sau 2 tuần làm việc. Ăn gì hay mua sắm gì ba cũng đều nghĩ đến vợ, con còn phần của mình thì chọn đồ rẻ nhất, sao cũng được. 

Sinh nhật của cả nhà thường ba đều có mặt để nấu ăn hoặc đi ăn chung, hoặc tặng quà cho cả nhà, còn sinh nhật Ba không hiểu sao lại thường trùng với ngày Ba đi làm nên mấy mẹ con chỉ có thể chúc mừng qua điện thoại.

Giờ hơn 60 tuổi, sắp về hưu, Ba vẫn hàng ngày dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả gia đình, sau đó pha cà phê uống và ngồi đọc báo. Thỉnh thoảng, Ba và Mẹ xếp lịch đi du lịch như lời ngày trẻ hứa với nhau: “Khi nào các con trưởng thành, tôi với bà chỉ lo sức khỏe và đi du lịch cho sướng thân vì hồi trẻ đã khổ và không đủ điều kiện”.

Ba có 2 đứa con gái đều có tính “xấu” giống ba là kiệm lời, “ngại” thể hiện tình cảm. Có thể bên ngoài thì nói ào ào hoạt ngôn nhưng khi trưởng thành, để nói những câu yêu thương, hỏi han dành cho Ba thì hầu như rất ít. 

Ba tâm sự với mẹ rằng: “Nghe con người ta gọi điện hỏi thăm bố đi làm mà phát ham, trong khi mình có 2 đứa con gái mà chẳng đứa nào tình cảm”. Mẹ cũng rầy 2 đứa nhiều nhưng vẫn chứng nào tật nấy, rằng thương yêu thì thật là thương yêu, nhưng để nói ra bằng lời hay tỏ thái độ sao mà khó thế, ngượng ngùng thế.

Con gái hơn 30 tuổi đầu, đi làm ngày nào cũng mang cơm trưa, lại là những bữa cơm do Ba chuẩn bị. Sáng 6h30 mới chịu ra khỏi giường, vệ sinh cá nhân xong thì cũng là lúc bữa sáng ba đã chuẩn bị xong dưới nhà theo thực đơn thay đổi hàng ngày, hôm bún, hôm phở, hôm hủ tiếu….

Nếu tối hôm trước hết đồ ăn thì thể nào cũng là nồi cơm nóng Ba nấu sẵn, kèm tô canh nhỏ, quả trứng luộc hay miếng thịt kho. Vì ông biết con gái thường ăn ít để giảm cân nên ông thường xếp sẵn đồ ăn vào hộp rồi mang ra xe để, có hôm đến công ty mở hộp cơm ra là thấy giật mình, vì nhiều đồ ăn quá. Lại chợt nghẹn ngào vì biết mình Ba vẫn lo lắng cho mình từng chút dù đã ngoài 30.

Ngày con lấy chồng. Ngày đầu tiên ở nhà chồng con đã nhận ra sự khác biệt giữa nhà chồng và nhà mình rồi chợt thấy thật thương ba thương mẹ quá. Khi ở nhà, thấy ba khó tính, con nghĩ lấy chồng sớm là để “thoát” khỏi gia đình, nhưng đến khi lấy chồng rồi mới thấy không đâu bằng nhà mình và không ai bằng ba mẹ mình. 

Ở nhà thích thì nói, giờ ở nhà người ta phải lựa lời mà nói. Ở nhà mình, thích thì ăn, mệt thì ngủ, ở nhà người ta có mệt thì cũng phải lo chu toàn bổn phận dâu con mới đi ngủ. 

Ở nhà mình, thích thì mua sắm bằng tiền của mình và ít khi nghĩ đến ba mẹ. Lấy chồng rồi, có khi việc gì cũng phải nghĩ đến bố mẹ chồng đầu tiên. Ngẫm đi nghĩ lại thấy có lỗi với ba mẹ mình quá khi mình chưa báo hiếu được gì, trong khi phải luôn cố gắng trở thành dâu ngoan trong gia đình chồng...

Ngày ba đi làm về cũng là ngày con lên bàn sinh. Ba đi làm về mệt, cần nghỉ ngơi nhiều, nhưng con gái đẻ, cả nhà nội ngoại lại tất tả vào chăm. Hàng ngày Ba nấu đồ ăn tẩm bổ cho con có sữa cho cháu bú. 

Hết 3 ngày ở bệnh viện, hai mẹ con về nhà ngoại là những thời gian mà ba chỉ xoay quanh việc sáng nấu đồ ăn sáng, trưa nấu cơm, chiều nấu cơm với thực đơn riêng biệt dành cho bà đẻ và chăm sóc cháu. Con lười ăn, stress sau sinh, cháu cũng lười bú sữa, ba lại thay đổi thực đơn để con vừa miệng, ăn nhiều hơn…

Cháu được tháng rưỡi, thấy ba mẹ bận rộn, cực quá khi cả ngày chỉ lo nấu ăn, giặt giũ chăm con cháu không chịu thuê người giúp việc nên con và cháu về lại nhà nội để ông bà nghỉ ngơi. 

Ngày cháu đi, ông nhớ cháu lắm, ông viết nhật ký rằng: “Nhớ nó lắm, nhưng dù gì nó cũng là con cháu người ta nên phải để cho nó đi chứ” và ông lại thể hiện ra bên ngoài bằng những điều hết sức bình thường để khỏa lấp.

Cho đến giờ này, khi con đã 35 tuổi, em gái 28 tuổi nhưng cuộc sống vẫn là những ngày Ba dành thời gian chăm sóc các con qua từng bữa ăn, giấc ngủ khi các con bận bịu công việc. 

Vẫn còn đó những muộn phiền của Ba Mẹ khi các con vẫn đầy vấp váp và gây nhiều lo âu, nhưng có lẽ điều làm tụi con luôn cảm thấy mình vững vàng trong cuộc đời này, đó là Ba dạy và tạo điều kiện để tụi con biết rằng: “Hãy cứ sống, hãy cứ làm những điều các con thích, các con cho là đúng và tự chịu trách nhiệm với chính bản thân mình”.

Còn bao điều nho nhỏ trong cuộc sống nhưng là tất cả tình yêu và sự quan tâm của Ba dành cho con, cho cháu. Sinh nhật Ba năm nay, con không tặng quà, chỉ muốn gửi tới Ba những dòng chia sẻ vụng về nhưng chất chứa yêu thương này, cũng là lần đầu tiên con mạnh dạn bày tỏ, rằng chúng con biết ơn và yêu Ba nhiều lắm, Ba ơi! 

Doãn Hải Anh