Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima (Nhật Bản),ếnđấucơđội hình inter milan gặp ac milan cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden đã đồng ý để các đồng minh phương Tây cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu tiên tiến, gồm cả F-16 do Mỹ sản xuất. Giới chuyên gia kỳ vọng những tiêm kích này có thể tạo ra bước ngoặt cán cân sức mạnh trên chiến trường Ukraine.
Trong khi đó, MiG-29 được đánh giá là tương đương với những chiếc F-16. Cuối tháng 3, Kiev được bật đèn xanh mua lại những máy bay chiến đấu Mikoyan MiG-29 đã qua sử dụng từ Slovakia và Ba Lan. Đây là loại máy bay hai động cơ, được đưa vào phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô năm 1983. Cùng với Sukhoi Su-27, MiG-29 được phát triển để đối trọng trực tiếp với các loại chiến đấu cơ của Mỹ như F-16 Fighting Falcon hay F-15 Eagle.
Các biến thể của MiG-29 có trang bị các bộ điều khiển kiểm soát bay (fly-by-wire) tiên tiến, hệ thống điện tử hàng không mới nhất cùng khả năng thực hiện đa nhiệm vụ. Phiên bản tối tân nhất hiện nay là MiG-35. Hiện đang có 30 quốc gia biên chế các loại biến thể của MiG-29 trong quân đội.
Giới quan sát ước tính Ukraine có khoảng 15-20 chiếc MiG-29, 20 chiếc Su-27 cùng khoảng 33 chiếc MiG-29 chuyển giao từ Slovakia và Ba Lan. Trong đó, phiên bản do Slovakia chuyển giao có thiết bị định vị và radio tương thích với NATO, tương tự biến thể MiG-29MU1 của Ukraine. Còn những máy bay từ Warsaw được trang bị nâng cấp đáng kể với các bộ tiếp sóng, GPS và máy thu cảnh báo radar hiện đại, bộ đàm kiểu NATO, hệ thống điện tử hàng không và màn hình buồng lái mới cùng hệ thống truyền dữ liệu kỹ thuật số MIL-STD 1553.
Tại sao Ukraine vẫn muốn F-16?
Cả hai loại máy bay có khả năng hoạt động tương tự nhau trong hầu hết các trường hợp được ghi nhận trước đây. Mặc dù phiên bản MiG-29 tiêu chuẩn không trang bị “fly-by-wire” nhưng nó vẫn đảm bảo tính cơ động và nhanh nhẹn.
Các phi công phương Tây nhận định khả năng ấn tượng nhất của MiG-29 là độ cơ động ở tốc độ thấp, kết hợp hệ thống quan sát gắn trên mũ bảo hiểm và các tên lửa có khả năng “bẻ lái” trên không.
Theo các phi công Đức từng thực hiện huấn luyện vận hành chiến đấu với loại máy bay này, MiG-29 đạt điểm cao về khả năng cơ động năng lượng và có lợi thế trong cận chiến tốc độ chậm. Thậm chí, một số người ví von rằng chiếc máy bay này có thể xoay đầu và chiến đấu “trong bốt điện thoại”.
Trong khi đó, F-16 có lợi thế ở tốc độ trên 200 knots (~230 dặm/giờ), với kích thước nhỏ hơn và không để lại vệt khói thải từ động cơ như MiG-29. Trước đây, vũ khí trên không của Nga được đánh giá tốt hơn, song kể từ khi Liên Xô tan rã, một số nhà máy sản xuất chuyển sang các nước cộng hoà Xô Viết, cùng việc thiếu hụt vốn làm chậm quá trình phát triển MiG-29.
Đối với phía Ukraine, họ vẫn muốn tiếp nhận những chiếc F-16 của phương Tây thay vì sử dụng chiến đấu cơ có nguồn gốc từ Liên Xô. Bên cạnh yếu tố về tương thích vũ khí NATO, phụ tùng thay thế thì vấn đề bí mật công nghệ cũng đóng vai trò đáng kể.
Chẳng hạn, những chiếc MiG-29 được Slovakia gửi tới Kiev bị cho là “có thể bay nhưng không có khả năng chiến đấu”. Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia lý giải, nguyên nhân có thể do các kỹ thuật viên người Nga đã can thiệp vào một số bộ phận trong khi thực hiện công tác bảo trì nâng cấp dòng máy bay này ở căn cứ không quân Sliac cuối năm 2022 vừa qua.
Tướng Lubomir Svoboda, thuộc lực lượng không quân Slovakia cho biết, ngay cả những nhân viên kỹ thuật nước này cũng chưa hiểu rõ về chiếc máy bay MiG-29, do đó họ cần tới sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia Nga trong quá trình bảo dưỡng.
(Theo EurAsian Times)