您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Ổ dịch Covid
NEWS2025-04-06 09:18:27【Kinh doanh】4人已围观
简介TheỔdịbundeso Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24h qua (từ 6h sánbundesbundes、、
TheỔdịbundeso Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24h qua (từ 6h sáng qua đến 6h sáng nay 6/12), tỉnh ghi nhận thêm 27 ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng, trong đó 21 ca liên quan ổ dịch tại công ty Dalu Surimi.
Theo Trạm Y tế xã Thanh Trạch, ngày 3/12, công dân L.B.D (quê ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch), làm việc tại Công ty Dalu Surimi đến khám với biểu hiện sốt, mệt mỏi.
Đơn vị tiến hành test nhanh cho kết quả dương tính. Sau đó, CDC Quảng Bình cũng có kết quả PCR khẳng định trường hợp này dương tính với SARS-CoV-2. Chiều ngày 4/12, TTYT Bố Trạch phối hợp với các lực lượng chức năng phong tỏa toàn bộ khu vực Công ty thủy sản Dalu Surimi, tiến hành test nhanh và lấy mẫu PCR cho cán bộ, công nhân làm việc tại đây.
![]() |
Quảng Bình đưa các FO đi điều trị |
Đến 2h30 cùng ngày, CDC Quảng Bình trả kết quả, ghi nhận thêm 24 trường hợp dương tính (trong đó có 22 người ở xã Thanh Trạch và 2 người ở xã Quảng Đông và Quảng Phú, huyện Quảng Trạch).
Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Nguyễn Hữu Hồng cho biết, sau khi phát hiện chùm ca bệnh phức tạp này, huyện đã khẩn trương chỉ đạo các ban, ngành, địa phương trên địa bàn triển khai các phương án phòng chống dịch, hạn chế thấp nhất sự lây lan ra cộng đồng.
![]() |
Sở Y tế, CDC Quảng Bình làm việc với Công ty thủy sản Dalu Surimi |
Đến sáng nay, ghi nhận thêm 21 ca dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, chỉ trong 2 ngày, đã có gần 50 F0 trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch này. Hiện các F0 đã được chuyển đến điều trị tại Phòng khám đa khoa Sơn Trạch (TT Phong Nha).
Được biết, Công ty thủy sản Dalu Surimi là công ty kinh doanh và chế biển thủy hải sản, có trên 300 cán bộ, công nhân.
Sở Y tế và CDC Quảng Bình cũng đang khẩn trương hỗ trợ huyện Bố Trạch truy vết, khoanh vùng khống chế dịch. Tính đến sáng nay, toàn tỉnh có 2.810 ca nhiễm Covid-19, trong đó 2.490 bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh và 314 bệnh nhân đang được cách ly điều trị.
Hải Sâm

Nhiều người ở TP.HCM mất khứu giác sau khi khỏi Covid-19
Ngày 6/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, mỗi tháng phòng khám Tai mũi họng tiếp nhận khoảng 150 trường hợp hậu Covid-19 có các vấn đề về khứu giác, vị giác.
很赞哦!(78)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Bahia vs Internacional, 5h00 ngày 4/4: Nối mạch bất bại
- Ô tô thông minh tự lái vào chỗ đỗ, tài xế nhàn tênh
- Triển khai phần mềm rà soát quy định về kinh doanh trong tháng 5/2020
- Cen Land vào top 500 DN lớn nhất Việt Nam 2020
- Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Cavalier, 03h30 ngày 4/4: Khó cho cửa dưới
- Hết sạch tiền điện thoại vì tổng đài ma
- Không giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội trong năm 2020
- Hà Nội quyết thu hồi dự án ôm đất cấm cửa chủ đầu tư yếu kém
- Nhận định, soi kèo Atletico Nacional vs Nacional Football, 09h00 ngày 3/4: Chào mừng đến pháo đài
- Khi nào được sao chép, trích dẫn đường link các tin, bài báo?
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Metta/LU Riga vs Rigas FS, 21h00 ngày 4/4: Tuyến phòng thủ vững chắc
Một người dùng đang quét mã QR Code thanh toán dịch vụ. Ảnh: Hải Đăng
Cách đây vài năm, chỉ có các trung tâm thương mại, các cửa hàng mua sắm lớn trang bị máy POS để “cà” thẻ. Hiện nay, hàng loạt cửa hàng nhỏ cũng trang bị máy này do lượng người sở hữu thẻ tăng lên, thói quen thanh toán không tiền mặt phổ biến hơn.
Tuy nhiên, có công lớn nhất trong việc thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số chính là sự ra đời của các ví điện tử. MoMo, Moca, Zalopay, Payoo, VNPay,... nhận được các khoản đầu tư khổng lồ để lập điểm chấp nhận thanh toán tại tất cả chuỗi hàng quán lớn, các siêu thị, các nền tảng đặt xe, trang thương mại điện tử,... Các bên liên tục tung ra chương trình khuyến mãi để thu hút người dùng.
Khảo sát của Visa cho thấy, có 37% người tiêu dùng đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc tại Việt Nam. Có đến 42% người tiêu dùng thực hiện thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người thanh toán một lần một tuần hoặc nhiều hơn.
Báo cáo cũng cho thấy thanh toán không tiếp xúc được thực hiện trên mọi phương thức và lĩnh vực. Lượt thanh toán không tiếp xúc trên điện thoại di động, mã QR, và thương mại điện tử đều tăng so với năm 2018. Trong đó, 82% người dùng sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại di động ít nhất một lần một tuần.
Trong giai đoạn cách ly xã hội, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng cao do nghi ngại lây bệnh do tiếp xúc.
Thống kê của Moca, ví điện tử đang liên kết với Grab, cho thấy số người dùng Việt Nam lần đầu tiên thanh toán không dùng tiền mặt trên nền tảng Grab vào tháng 3/2020 đã tăng đến 22,5% so với tháng trước đó.
Cũng theo Moca, nhìn trên tổng thể hệ sinh thái Grab, trong giai đoạn dịch bệnh, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt trên toàn bộ nền tảng Grab chiếm đến 43%. Đặc biệt, riêng với dịch vụ GrabMart, tỉ lệ giao dịch không dùng tiền mặt chiếm đến 70%.
Thống kê của Shopee, trang thương mại dẫn đầu vể lượt truy cập hiện nay tại Việt Nam, cũng cho biết trong giai đoạn hạn chế ra đường do lo ngại dịch bệnh, số người dùng ví điện tử AirPay tăng lên so với thông thường.
Visa cho biết tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ Visa tăng 39% và tổng số giao dịch tăng 54%
Trong khi đó, nghiên cứu trong quý 4 năm ngoái của Cimigo chỉ ra tần suất sử dụng và giá trị chi tiêu trung bình hàng ngày của người dùng vào các ví điện tử phổ biến trên thị trường đều đang ở mức cao.
Cụ thể, người dùng chi tiêu trung bình 230.000 – 274.000 đồng/giao dịch, với tần suất khoảng 1,6 – 2,2 giao dịch/ngày. Trong những người được hỏi, hầu hết đều sử dụng ví điện tử hàng ngày, thực hiện từ 1,6 giao dịch đến 2,2 giao dịch, chủ yếu vào việc đặt xe, gọi đồ ăn, trả hoá đơn, mua thẻ cào,...
“Tần suất và giá trị giao dịch hàng ngày qua các ví điện tử cho thấy nhu cầu sử dụng chúng tại thị trường Việt Nam là rất lớn và còn nhiều triển vọng trong thời gian tới”, bà Lê Xuân Phương, Phó giám đốc nghiên cứu tại Cimigo nhận định.
Hải Đăng
Chạy đua ví điện tử: Khuyến mãi thôi chưa đủ
Mải mê “đốt tiền” vào các chương trình khuyến mãi rõ ràng không phải nước đi bền vững. Vậy chiến lược nào dành cho các ví điện tử để tăng trưởng đường dài?
">Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17 được UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức trực tuyến, kết nối tới 27 UBND cấp huyện (Ảnh: Sở TT&TT Thanh Hóa cung cấp)
Theo thông tin từ Phòng Quản lý CNTT, Sở TT&TT tỉnh Thanh Hóa, Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh vừa tổ chức hội nghị trực tuyến “Sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Trong năm vừa qua, triển khai các nhiệm vụ của Nghị quyết 17, Thanh Hóa đã đưa Cổng dịch vụ công của tỉnh đi vào hoạt động. Đồng thời, triển khai tích hợp hệ thống thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt (VNPT Pay) để thanh toán phí, lệ phí.
Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn thành xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP), kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ việc gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã. Theo thống kê, đến tháng 4/2020, tỷ lệ văn bản gửi qua mạng của tỉnh đạt 96%, của toàn quốc đạt 86,5%.
Hệ thống phòng họp trực tuyến tại 215 điểm cầu (gồm 83 điểm cầu của khối các cơ quan cấp tỉnh, UBND cấp huyện; 132 điểm cầu của UBND cấp xã) cùng hệ thống đăng nhập tập trung của tỉnh (https://dangnhap.thanhhoa.gov.vn) đã được đưa vào sử dụng, đảm bảo thuận tiện cho người dùng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã chủ động đưa nhiều giải pháp, ứng dụng mới có hiệu quả thiết thực, kịp thời trong thời gian phòng chống dịch bệnh, như: họp không giấy tờ và kết nối trực tuyến; ứng dụng trên smartphone và trang điều hành của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, các ứng dụng dạy học trực tuyến...
Cũng tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17, các đại biểu tại 27 điểm cầu ở UBND huyện đã thông tin về những khó khăn, vướng mắc, đó là: hạ tầng CNTT cho các ứng dụng còn hạn chế; nhân lực dành cho ứng dụng CNTT, năng lực sử dụng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức cấp xã còn chưa đảm bảo…
Trên cơ sở đó, nhiều kiến nghị đã được đưa ra, trong đó có việc cần có nguồn lực hỗ trợ huyện trang bị thiết bị về hạ tầng để sử dụng các phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã; tăng cường hướng dẫn trên hệ thống thông tin đại chúng về việc ứng dụng CNTT đến xã và dịch vụ công trực tuyến...
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, nhấn mạnh: Hiện nay, các điều kiện cần và đủ để đột phá trong xây dựng Chính quyền điện tử đã đảm bảo; thể chế đã được cụ thể hóa và hoàn toàn đảm bảo trong việc gửi, nhận văn bản và trao đổi thông tin trên môi trường mạng.
“Việc lưu trữ điện tử đã có Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định rõ; hạ tầng CNTT của tỉnh hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu cho việc triển khai các ứng dụng trong việc xây dựng Chính quyền điện tử. Tuy nhiên, cần xác định rõ mục tiêu và các nhiệm vụ để hoàn thiện hạ tầng CNTT để triển khai các ứng dụng một cách đồng bộ, toàn diện”, ông Xứng nhận định.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 17.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở TT&TT sớm tổ chức hội nghị báo cáo tiến độ các dự án xây dựng chính quyền điện tử đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 172/NQ-HĐND và chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo về hạ tầng, các phần mềm ứng dụng CNTT trong việc xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Sở TT&TT Thanh Hóa có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh về tăng cường xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và phòng họp không giấy tờ; cơ chế chính sách hỗ trợ cán bộ làm việc tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Đồng thời, lựa chọn cán bộ làm việc tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, nghiên cứu cơ chế để bảo vệ an ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng cũng nêu rõ một số mốc thời gian triển khai các nhiệm vụ: Từ ngày 22/5/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh phải được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng; Từ ngày 30/6/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng;
Từ ngày 30/8/2020, 100% văn bản, hồ sơ điện tử của UBND cấp xã được lưu trữ và thực hiện trên môi trường mạng; Từ ngày 1/8/2020, 100% các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện triển khai hệ thống phòng họp không giấy tờ.
Sở TT&TT Thanh Hóa còn được yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các giải pháp chính quyền điện tử xuống từng cấp cơ sở. Đài Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở TT&TT lên kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật về lợi ích của việc thực hiện giao dịch giấy tờ qua môi trường mạng.
Vân Anh
">Thanh Hóa triển khai phòng họp không giấy tờ trên toàn tỉnh từ 1/8/2020
Điện toán đám mây không chỉ là một giải pháp lưu trữ mà còn là một nền tảng cho phép doanh nghiệp triển khai các ứng dụng, lưu trữ dữ liệu và thực hiện phân tích hoạt động của doanh nghiệp một cách linh hoạt, hiệu quả.
Là một trong các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, VNPT Vinaphone nhanh chóng nắm bắt xu hướng này và mong muốn chia sẻ bí quyết thành công tới cộng đồng người sử dụng.
Trong chương trình livestream, VNPT VinaPhone cũng sẽ tiến hành tìm ra chủ nhân các giải thưởng với tổng trị giá lên tới gần 100 triệu đồng của chương trình “oneSME: Đăng ký nhanh tay- Vận may sẽ tới”. Đây là chương trình ưu đãi đặc biệt được VNPT tổ chức thường xuyên nhằm tri ân những khách hàng thân thiết. Năm nay, chương trình tri ân này diễn ra từ ngày 01/03/2024 đến ngày 31/3/2024, thu hút hàng nghìn khách hàng tham gia nhận mã ưu đãi dự thưởng.
Theo đó, khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi đặt mua các dịch vụ số trực tuyến tại website https://onesme.vn sẽ có cơ hội nhận quà tặng là các sản phẩm vàng SJC 9999: 01 giải nhất là bộ sản phẩm Phúc Lộc Thọ 3 chỉ vàng của SJC; 02 giải nhì là sản phẩm Thần tài 2 chỉ của SJC; 03 giải ba - sản phẩm Thần tài 1 chỉ của SJC; 04 giải khuyến khích - sản phẩm Thần tài 5 phân của SJC.
Chương trình livestream diễn ra trên Fanpage chính thức của VNPT VinaPhone:
https://www.facebook.com/vinaphonefan
https://www.facebook.com/OneSMEShop
Ngọc Minh
">Livestream 'Ứng dụng điện toán đám mây trong thương mại điện tử'
Nhận định, soi kèo Bahia vs Internacional, 5h00 ngày 4/4: Nối mạch bất bại
Ông Nguyễn Hồng Khanh liên tục kêu oan từ khi bị khởi tố - Ảnh: Linh An Trong quyết định phục hồi điều tra vụ án, điều tra bị can lần này, Cơ quan CSĐT cho rằng sau khi tạm đình chỉ điều tra để chờ kết quả giám định của phía ngân hàng, đến nay, Cơ quan CSĐT đã nhận được bản kết luận giám định và văn bản trả lời của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương.
Theo bản kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương, Tổ giám định không thực hiện giám định đối với cả hai yêu cầu của cơ quan điều tra.
Nội dung Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương yêu cầu giám định liên quan đến trình tự, thủ tục xử lý tài sản đảm bảo do ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn thực hiện. Tổ giám định Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Dương cho rằng, đây là quy định nội bộ của ngân hàng BIDV, không thuộc quy chuẩn chuyên môn được áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước.
Nội dung thứ 2 mà cơ quan điều tra yêu cầu giám định là xác định tỷ lệ thiệt hại của Nhà nước theo tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư tại ngân hàng BIDV vào các năm 2012, 2013 và 2015 trên số thiệt hại đối với các lần xử lý tài sản đảm bảo theo giá trị định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương cho rằng nội dung yêu cầu giám định này mức thiệt hại vượt quá phạm vi chuyên môn, khả năng nghiệp vụ của người giám định tư pháp của Ngân hàng Nhà nước, vốn thuộc trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Theo hồ sơ vụ án, giai đoạn từ năm 2012 - 2015, vợ chồng ông Nguyễn Hồng Khanh bán mảnh đất ở huyện Dầu Tiếng, mua gom 4 lần tổng cộng 18ha đất của bà Hồ Thị Hiệp (SN 1947 – đã mất) để trồng cao su.
Những lần mua bán trên, giữa bà Hiệp và vợ chồng ông Khanh làm thủ tục tại văn phòng công chứng, có xác nhận của đại diện ngân hàng, do giấy tờ khu đất được bà Hiệp thế chấp vay ngân hàng.
Giữa tháng 10/2016, sau khi bà Hiệp qua đời, con trai là Nguyễn Hiệp Hoà có đơn tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh cấu kết cùng cán bộ ngân hàng o ép, buộc bà Hiệp bán đất với giá rẻ.
Công an Bình Dương vào cuộc, khởi tố ông Khanh và hai cán bộ ngân hàng cùng một số cán bộ cấp xã, thị xã Bến Cát với nhiều tội danh khác nhau.
Trong đó, ông Khanh bị cáo buộc đã cấu kết với Nguyễn Huy Hùng (54 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn); Nguyễn Quang Lộc (52 tuổi, cựu Phó phòng quan hệ khách hàng) mua toàn bộ tài sản thế chấp của bà Hiệp với giá rẻ, gây thất thoát cho Nhà nước 35,7 tỷ đồng.
Ông Khanh từng bị TAND tỉnh Bình Dương xử sơ thẩm, tuyên phạt 10 năm tù. Hai cán bộ ngân hàng lần lượt lãnh 11 và 12 năm tù giam cùng về tội trên. Tất cả đều kêu oan.
Đáng nói tại phiên xử phúc thẩm, HĐXX đã tuyên huỷ toàn bộ bán án sơ thẩm, chuyển hồ sơ để điều tra lại.
TAND Cấp cao và Viện KSND Cấp cao từng chỉ ra rằng, vụ án có nhiều mâu thuẫn, chứng cứ phiến diện, thiếu căn cứ, không đủ cơ sở, không phù hợp với quy định pháp luật. Trong suốt thời gian từ khi bị khởi tố đến nay ông Khanh liên tục kêu oan, cho rằng mình không vi phạm quy định của pháp luật.
">Công an phục hồi điều tra vụ cựu Bí thư Bến Cát
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi các Sở: Xây dựng, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các quận, huyện thị xã về việc tăng cường công tác kiểm tra, xác minh, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, đất đai theo nội dung phản ánh của báo chí.
Theo đó, UBND TP đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng, giao UBND 7 quận, huyện gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì tập trung xử lý, dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng, đất đai, khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, đất đai.
Đồng thời, xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức có liên quan theo quy định.
Hà Nội vừa có báo cáo Thủ tướng hoàn thành việc xử lý vi phạm tại số 8B Lê Trực sau 5 năm xử lý vi phạm. UBND TP cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, UBND quận Ba Đình thực hiện nghiêm túc, đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác quản lý, không để xảy ra các trường hợp vi phạm tương tự trên địa bàn UBND TP cũng yêu cầu báo cáo UBND TP kết quả thực hiện, gửi các sở chuyên ngành để tổng hợp theo lĩnh vực ngành…
Bên cạnh đó giao UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các vi phạm phát sinh. Chủ động tổ chức kiểm tra, xác minh khi có báo chí phản ánh, kịp thời xử lý theo thẩm quyền đối với các vụ việc trên địa bàn quản lý, trả lời báo chí theo quy định.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 8 tháng đầu năm 2020, lực lượng chuyên ngành của Sở này cùng với UBND các quận, huyện, thị xã và Đội quản lý trật tự xây dựng đã tiến hành kiểm tra 10.531 công trình (đạt tỷ lệ 100% công trình); phát hiện, xử lý 237 trường hợp vi phạm mới. Trong đó, 59 trường hợp xây dựng không phép; 92 trường hợp xây dựng sai phép, sai quy hoạch, sai thiết kế; 15 trường hợp xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường; 71 trường hợp có các vi phạm khác.
Ghi nhận từ thực tế tại Hà Nội cho thấy, vi phạm xây dựng từ công trình xây dựng riêng lẻ đến những dự án với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Thậm chí có những “siêu” dự án liên tiếp vi phạm từ trật tự xây dựng đến PCCC với hàng loạt “trát phạt”.
Dự án Hinode City (quận Hai Bà Trưng) gần 5.000 tỷ liên tiếp vi phạm từ trật tự xây dựng đến PCCC Có thể kể đến như vi phạm tại dự án Hinode City 201 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) của Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex). Tháng 6 vừa qua, Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Bộ Công an đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex do ông Võ Nhật Thăng làm đại diện pháp luật 103 triệu đồng do thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.
Chỉ 2 ngày sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Công an, UBND quận Hai Bà Trưng có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Vietracimex do đã có hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng. Hành vi vi phạm trên bị xử phạt 75 triệu đồng.
Trước đó vào tháng 9/2019, chủ đầu tư công trình số 201 Minh Khai đã bị xử phạt 40 triệu đồng do “Tổ chức thi công xây dựng sai Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”. Tuy nhiên, hết thời hạn dự án vẫn chưa được cấp bổ sung GPXD, các sai phạm của chủ đầu tư vẫn không bị cưỡng chế phá dỡ thậm chí khi dự án đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch hợp thức hoá sai phạm, chưa được nghiệm thu công trình, PCCC đã cho dân vào ở bất chấp an toàn và quy định pháp luật.
Mới đây, nêu tại văn bản trả lời kiến nghị của cử tri sau kỳ hợp thứ 9, Quốc hội khóa XIV về tình trạng xây dựng trái phép, phân lô bán nền tràn lan, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết trong thời gian tới Bộ sẽ tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng theo quy hoạch được duyệt; tiến hành thanh kiểm tra giám sát các công trình ngay từ giai đoạn khởi công đến khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
Đặc biệt lãnh đạo Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định, không có vùng cấm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có thẩm quyền để xảy ra vi phạm mà không xử lý, xử lý không kịp thời, không triệt để hoặc có hành vi dung túng, bao che cho hành vi vi phạm.
Chính tư duy làm ăn “chộp giật”, không tuân thủ pháp luật của chủ đầu tư khiến tình trạng sai phạm trong xây dựng ngày càng nhức nhối. Cùng với đó, để xảy ra sai phạm có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Sở xây dựng, UBND phường, UBND quận, UBND thành phố đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, không giám sát hoặc giám sát mang nặng tính hình thức để cho các chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm - Luật sư Nguyễn Hữu Toại - Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
Huỳnh Anh
Bộ Xây dựng: Không có vùng cấm với cá nhân, tổ chức vi phạm xây dựng
Bộ Xây dựng khẳng định, không có vùng cấm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trật tự xây dựng. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức có thẩm quyền để xảy ra vi phạm có hành vi dung túng, bao che cho hành vi vi phạm.
">Hà Nội xem xét xử lý cán bộ liên quan vi phạm xây dựng đất đai
Các nhà đầu tư đến làm thủ tục tham gia phiên tòa với tư cách người bị hại. Ảnh: Chí Hiếu Khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định 181 hủy trái phiếu Tân Hoàng Minh vào ngày 3/4/2022, trong nội dung quyết định này không nhắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia mua trái phiếu Tân Hoàng Minh.
Theo người bị hại, như vậy là chưa đúng quy phạm ban hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Hơn nữa trách nhiệm của cơ quan này chưa được nhắc tới trong phiên tòa.
Quan điểm của đại diện VKS cho rằng, vì đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 9 gói trái phiếu đã bị hủy nên hợp đồng mua trái phiếu Tân Hoàng Minh là vô hiệu.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV Theo dõi vụ án, Tiến sĩ Đặng Văn Cường, giảng viên luật hình sự, Trường Đại học Thủy Lợi cho rằng, quá trình tố tụng, nếu bị cáo hoặc người thân thích của bị cáo tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả cho người bị hại thì người bị hại được nhận tài sản ngay trong quá trình tố tụng.
Trường hợp bị cáo không bồi thường trực tiếp cho người bị hại mà lại nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng thì phải chờ đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Lúc này, cơ quan thi hành án mới có quyền căn cứ vào nội dung của bản án để thi hành đối với phần dân sự trong bản án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Hơn nữa, theo quy định của pháp luật, chỉ khi nào xác định được bị cáo phạm tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật, xác định bị cáo có gây thiệt hại cho người bị hại, xác định rõ phần trách nhiệm của từng bị cáo và xác định mức thiệt hại của từng người bị hại, khi đó mới có căn cứ để thi hành bản án, buộc người phạm tội phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả cho các nạn nhân.
Theo Tiến sỹ Đặng Văn Cường, chỉ những quan hệ dân sự hợp pháp thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới được thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận trước đó.
Nếu thông qua hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng đầu tư để một bên gian dối chiếm đoạt tài sản của bên kia thì bị cáo (người chiếm đoạt tài sản) phải chịu hình phạt và phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt.
Ngoài số tiền đã chiếm đoạt, nếu người bị hại có căn cứ chứng minh còn có những thiệt hại khác phát sinh thì phải xuất trình chứng cứ để tòa án xem xét.
Nếu người bị hại bị lừa do bị cáo đưa ra lãi suất cao để vay tiền, đưa ra lợi nhuận không tưởng để đầu tư thì đây là thủ đoạn gian dối, không phải là căn cứ để yêu cầu thanh toán số tiền "bánh vẽ" này, bởi những thông tin này là phương thức thủ đoạn phạm tội chứ không phải là thỏa thuận dân sự hợp pháp.
"Bồi thường thiệt hại bao nhiêu, bồi thường cho ai, trách nhiệm của từng bị cáo thế nào thì phải chờ phán quyết của HĐXX", luật sư Đặng Văn Cường cho hay.
">Vụ án Tân Hoàng Minh: Khi nào nhà đầu tư được nhận lại tiền?