Ngày 16/7,ươngNgọcÁnhgópýcảitổLHPViệbang xep hang ngoai hang anh 2024 hội thảo chuyên đề Xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia - Liên hoan phim Việt Nam do Cục trưởng Cục điện ảnh Vi Kiến Thành chủ trì diễn ra tại TP.HCM với sự tham gia của các lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao một số tỉnh/thành, các đạo diễn, nhà sản xuất phim, đơn vị phát hành và diễn viên.
Sau khi ông Vi Kiến Thành phát biểu đề dẫn hội thảo, Cục phó Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà báo cáo thực trạng LHP Việt Nam. Bà Hà nhấn mạnh chủ trương của Chính phủ về nhiệm vụ quảng bá thương hiệu quốc gia, nêu rõ vai trò và những thực trạng còn tồn đọng của LHP Việt Nam qua các kỳ tổ chức.
Cục trưởng Cục điện ảnh Vi Kiến Thành. |
Bà Hà cho biết, các phim được vinh danh đã có tác động tích cực đến đời sống xã hội. Chẳng hạn, phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã thành công kéo dòng người du lịch đến tỉnh Phú Yên, phim Em chưa 18 thu hút nhiều bố mẹ Việt dẫn con tuổi teen ra rạp, phim Song lang phác họa vẻ đẹp Sài Gòn thời quá vãng và ca ngợi nghệ thuật cải lương.... Những phim này cũng cho thấy LHP Việt Nam vinh danh tất cả tác phẩm chất lượng, không phân biệt phim Nhà nước hay tư nhân.
Tổ chức LHP Việt Nam cố định hay mỗi kỳ một địa phương?
Sau báo cáo của bà Hà, các đại biểu tham gia nêu ý kiến sôi nổi. Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Thừa Thiên - Huế, LHP Việt Nam nên thay đổi tiêu chí trao giải sao cho tiệm cận với tiêu chí chung của thế giới. Có như vậy, điện ảnh Việt Nam mới có những tác phẩm tiệm cận điện ảnh thế giới. Bên cạnh đó, cần chọn lọc các tác phẩm tham gia, không phải ai đăng ký cũng có thể tham gia LHP.
Ông Hải cho rằng, những phim đoạt giải phải là phim có doanh thu cao, được khán giả công nhận, tránh tình trạng phim có giải mà chẳng ai biết phim gì. Khâu tổ chức LHP Việt Nam cần thực hiện chuyên nghiệp, đều đặn, tránh ngẫu hứng nhằm tạo thói quen "đến hẹn lại lên". Theo ông, mỗi kỳ LHP Việt Nam nên tổ chức ở một địa phương, cũng là cách để nghệ sĩ đến tham quan bối cảnh làm phim tại địa phương đó. Ông Hải rất vui mừng khi Huế là thành phố đăng cai tổ chức LHP Việt Nam lần thứ 22.
Phó Cục trưởng Cục điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà. |
Trong khi đó, diễn viên Hồng Ánh có quan điểm khác. 25 năm làm nghề, Hồng Ánh gắn bó với nền điện ảnh Việt Nam nói chung và LHP Việt Nam nói riêng với nhiều vai trò, từ diễn viên, giám khảo đến khách mời. Trong 21 kỳ tổ chức LHP, cô chỉ vắng mặt một lần. Hồng Ánh khẳng định, LHP Việt Nam có thương hiệu rất tốt và uy tín.
Theo Hồng Ánh, BTC LHP Việt Nam không nên mãi nhìn vào thành tích cũ và nói giảm, nói tránh hạn chế. Cô viện dẫn, trong 3 LHP lớn, giải Cánh diều vàng hiện nay khá giống với giải Bông sen vàng từ cách tổ chức đến tiêu chí trao giải. Tuy nhiên, giải Cánh diều vàng hiện uy tín không còn cao, nghệ sĩ tham gia thiếu hào hứng. Do đó, giải Bông sen vàng cần sự thay đổi.
Cụ thể, Hồng Ánh cho rằng việc tổ chức "rải đều" ở các địa phương không giúp định vị thương hiệu LHP Việt Nam, không khả thi khi hệ thống nhà phát hành hiện đã ổn định. Chẳng hạn, những kỳ tổ chức tại Vinh và Nam Định, 2 tỉnh/thành này đã xây lên hệ thống phòng chiếu để phục vụ cho việc tổ chức LHP Việt Nam nhưng sau đó thì chúng xuống cấp rất nhanh, gây lãng phí ngân sách. Trong khi đó, 5 kỳ tổ chức ở Hà Nội, 4 kỳ ở TP.HCM và 2 kỳ ở Đà Nẵng đạt hiệu quả rất cao.
Hồng Ánh đề xuất, giải Bông sen vàng cần xác định tiêu chí trao giải đặc trưng là gì, tránh trùng lặp với các giải khác, tránh mỗi kỳ một chủ đề sẽ khiến giám khảo lúng túng trong khâu đánh giá tác phẩm. BTC cần tìm đầu ra cho người thắng giải vì Cục Điện ảnh là cầu nối giữa họ và các tổ chức nghề nghiệp nước bạn.
Hồng Ánh đặt tên tham luận của mình là LHP Việt Nam cần trở thành bệ phóng của tài năng điện ảnh. Cô mong LHP hỗ trợ tài năng trẻ về kinh phí (từ quỹ nếu có) hoặc chí ít là thủ tục, tổ chức chợ phim để người trong nghề giao lưu nếu được.
Về địa điểm tổ chức, Hồng Ánh đề xuất xem xét tổ chức cố định mỗi thành phố 2 - 3 kỳ, không nên "rải đều" các địa phương. Cục Điện ảnh nên tổ chức đấu thầu để các công ty chuyên nghiệp nhận tổ chức sự kiện, nên có sự tư vấn của Cục Hợp tác quốc tế.
Cuối cùng, Hồng Ánh mong LHP Việt Nam nâng cấp, đột phá chất lượng thương hiệu LHP. "LHP làm sao để các cá nhân nhận giải thấy tự hào vì được tham gia, thay vì gây chia rẽ, tranh cãi trong giới làm nghề như những kỳ tổ chức gần đây", cô nói.
Hồng Ánh. |
Cần san sẻ việc tổ chức LHP cho các công ty chuyên nghiệp
Đại diện CGV Việt Nam cho rằng, mỗi kỳ LHP Việt Nam kéo dài một tuần mà thiếu nội dung, hoạt động bên lề khiến không khí bị loãng, kém sôi động. Theo vị này, LHP Việt Nam cần kết hợp quảng bá du lịch, văn hóa, giới thiệu nơi tổ chức LHP.
Vấn đề tương tác giữa các đoàn phim và khán giả đang rất hạn chế. Các đoàn phim tham gia cần có buổi ra mắt riêng thay vì chỉ xuất hiện chóng vánh trên thảm đỏ mỗi đầu và cuối LHP. Bên cạnh đó, cần có giải khuyến khích tài năng trẻ.
Đại diện HK Film góp ý ngắn gọn, Cục Điện ảnh thiếu sót lớn nhất ở việc không có cán bộ chuyên trách tổ chức LHP - người đáng lẽ ra có chức danh giám đốc hoặc chủ tịch LHP Việt Nam. Theo vị này, nếu các cán bộ cứ kiêm nhiệm không thể làm tốt một sự kiện mang tầm quốc gia.
Trương Ngọc Ánh đề xuất lập ngay website hoặc fanpage để mọi người đều nắm được thông tin tổ chức LHP Việt Nam. Cô nói, nhiều kỳ tổ chức LHP Việt Nam công bố thông tin chính thức rất sát ngày trong khi các LHP nước ngoài đều công bố sớm ít nhất 6 tháng. Tương tự việc quảng bá, từ nay đến ngày diễn ra LHP cần có những chương trình cụ thể trải dài giới thiệu về các điểm đến.
Người đẹp cũng cho rằng cần thành lập các ban điều hành với mô hình như công ty phụ trách các mảng khác nhau như mời tài trợ, kinh doanh, chăm sóc nghệ sĩ trong và ngoài nước... "Không chương trình nào vài trăm triệu mà tốt được cả. Các ban phải mời tài trợ cùng quyền lợi cụ thể của nhà tài trợ là gì? Khi Cục Điện ảnh còn thiếu nhân lực và tài chính nên kết hợp với những đơn vị chuyên marketing, chuyên sale...", cô nói.
Theo đạo diễn Em chưa 18 Lê Thanh Sơn, LHP cần mở rộng đề tài sáng tác để người trẻ mạnh dạn tham gia. Trong khi đó, đạo diễn Song lang Leon Quang Lê cho rằng rằng giải thưởng ở Việt Nam đang mất uy tín trong mắt khán giả, đêm trao giải nào cũng gây "bão" dư luận trái chiều ngay hôm sau.
"Tôi có nghe nói việc giải thưởng phải rải đều để các đơn vị phim không mất lòng, năm sau vẫn đến dự trao giải. Chúng ta cần tạo lại niềm tin với khán giả bằng việc trao giải công tâm hơn cho các tác phẩm chất lượng. Tôi nghĩ, mùa LHP chỉ có 4 phim đăng ký tham gia nhưng 4 phim ấy thực sự chất lượng cũng đủ tạo sức nặng và lấy lại niềm tin, sự trông chờ từ khán giả rồi. Mặt khác, việc chăm sóc nghệ sĩ của BTC tại LHP chưa khiến nghệ sĩ thấy mình được tôn trọng", anh nói.
Nhà sản xuất Dung Bình Dương đề xuất thành lập Hiệp hội nhà sản xuất phim ở Việt Nam, được Cục trưởng Vi Kiến Thành ghi nhận, cân nhắc. |
Kết hội thảo, Cục trưởng Cục điện ảnh Vi Kiến Thành trân trọng ghi nhận tất cả góp ý thẳng thắn của đại biểu tham luận. Ban thư ký hội thảo đã tổng hợp thành 14 đề xuất quan trọng. Ông Thành khẳng định, LHP Việt Nam lần thứ 22 sẽ tiến hành trẻ hóa từ người tham gia đến người chấm giải. Cụ thể, người chấm giải Bông sen vàng phải còn đang hoạt động và hiểu sâu sắc lĩnh vực điện ảnh Việt Nam.
Gia Bảo
- Nam diễn viên/MC cho biết mình đã lường trước được giải thưởng sẽ gây tranh cãi do không có kết quả nào đảm bảo tính tuyệt đối.